• Về đầu trang
Minh Ngọc
Minh Ngọc

Những điều kỳ lạ về chất thải của động vật

Thiên nhiên

Chất thải của cò Marabou và kền kền giúp kiểm soát nhiệt độ cơ thể và diệt khuẩn

Loài chim không thể toát mồ hôi, nhưng kền kền đen, kền kền gà tây hay cò marabou vẫn có cách để giữ thân nhiệt mát mẻ, đó là đại tiện lên chính người của mình. Với cò marabou, cách xả nhiệt đặc biệt này được gọi là urohydrosis, tức lợi dụng sự bốc hơi để hạ thấp nhiệt độ cơ thể của chim. Nhưng với kền kền, nó không chỉ để làm mát bản thân mà còn để diệt khuẩn sau một ngày dài đứng trên chỗ thịt thối.

Kền kền đen còn là những kẻ săn mồi với chiến thuật có một không hai, đó là nôn mửa lên cơ thể đối phương. Theo nhà nghiên cứu John James Audubon, điều này thể hiện "sự nhanh nhẹn và sức mạnh tuyệt vời trong phòng ngự của chúng".

Cá voi tấm sừng hàm dùng chất thải làm phân bón

Cá voi tấm sừng hàm ăn nhuyễn thể. Nhuyễn thể thì ăn tảo. Và tảo thì không ăn gì cả, bởi chúng là thực vật. Mặc dù vậy, chúng vẫn cần gì đó để sống, trong trường hợp này là ánh nắng mặt trời và chất sắt. Mặt trời thì có thể dễ tìm, còn sắt thì biết lấy ở đâu? Chất này đa phần đến từ các lục địa, nhưng vì Nam Cực được bao phủ trong băng, do vậy rất khó để tìm thấy chất này ở phía Nam Đại Dương. Điều này vẫn luôn là một bí ẩn cho đến khi các nhà khoa học phân tích các mẫu mô và phân của bốn loài cá voi và bảy loài nhuyễn thể. Từ đây, họ đã phát hiện ra rằng có một lượng sắt khổng lồ trong phân cá voi.

Điều này thực ra khá dễ hiểu. Khi nhuyễn thể ăn tảo, chúng sẽ cô đặc chất sắt trong đó. Khi cá voi ăn nhuyễn thể, sắt sẽ được cô đặc một lần nữa. Sau đó, khi những con cá voi "đi vũ trụ", nó sẽ giải phóng tất cả số sắt đó trở lại vào nước và giúp nuôi dưỡng tảo.

Chất thải của wombat làm đánh dấu lãnh thổ

Những con wombat (gấu túi) là những con vật khá kỳ lạ và thường sống gần nhau. Thị lực của họ chúng không tốt cho lắm, nhưng khứu giác lại rất nhạy. Đó là lý do tại sao chúng thường đánh dấu lãnh thổ của mình bằng 80 đến 100 viên phân.

Một điểm đặc biệt nữa là phân của wombat có hình khối. Điều này khá tiện lợi bởi chúng thường "đi vũ trụ" trên một khúc gỗ, một tảng đá hoặc thậm chí là một cây nấm lớn. Nếu như phân có hình trụ như thông thường, chúng sẽ trôi đi ngay lập tức, nhưng nếu có hình khối thì không.

Phân cá pacu giúp trồng cây

Trong tự nhiên, một số loài cây cần sự giúp đỡ của động vật để có thể mang hạt giống đi gieo ở những vùng khác nhau. Đa phần những con vật này đều là những động vật trên cạn như chim hay là sóc. Tuy nhiên, có một loài vật mà mọi người thường bỏ qua, đó là loài cá hay cụ thể hơn là cá pacu.

Dù có vẻ ngoài giống loài cá hung dữ piranha, nhưng thực tế cá pacu lại hiền hơn nhiều. Thực phẩm chính của nó là thường là quả cọ tucum và các loại hoa quả khác. Khi ăn xong, cá pacu sẽ bơi qua các dòng sông, rừng ngập mặn và trên đường đi, nó sẽ thải ra hạt giống của những loại quả trên. Các hạt giống này sẽ được trôi vào đất liền, nảy mầm và trở thành nguồn thức mới của loài cá.

Phân thỏ và chuột lang nước có thể tái chế

Nếu bạn đã từng nuôi thỏ hay chuột lang, hẳn bạn biết điều gì đã xảy ra. Hai con vật này thường tạo ra hai loại phân khác nhau, một loại không ăn được và một loại ăn được có tên là cecotropes.

Ở những loài vật này, ruột non của chúng thường không hấp thụ hết chất dinh dưỡng của thức ăn trong lần tiêu hóa đầu tiên, kết quả là thải ra kèm theo phân. Để tránh bị lãng phí chất, chúng sẽ ăn lại phân của mình. Một số loài vật cũng có tập tính kinh dị này là tinh tinh, chó, mèo và bọ hung.

Phân cá vẹt tạo ra bãi biển

Nếu đã từng thích đi dạo dọc theo những bãi biển cát trắng tuyệt đẹp ở Hawaii, bạn có thể gửi lời cảm ơn một con cá vẹt. Theo nhà sinh vật học Ling Ong, gần như từng hạt cát trên những bãi biển đó đều được tạo ra từ phân.

Cá vẹt, hay còn được gọi là uhu ở Hawaii, thường đi ăn tảo ở gần rạng san hô. Trong lúc ăn tảo, nó cũng "lỡ" nuốt khá nhiều san hô. Những miếng san hô này đi qua cơ thể con cá, trở nên nhỏ giống những hạt cạt và được thải trực tiếp ra ngoài biển bởi cá vẹt không có dạ dày.

Nhím biển, sò và các sinh vật biển khác cũng đóng góp cho các bãi biển, nhưng không loài nào làm năng suất như cá vẹt. Theo ước tính, một con cá này có thể tạo ra 368 cân cát cho một năm.

Chất thải của dơi và chuột chù cây giúp làm vườn

Trong số tất cả các loài cây ăn thịt ngoài kia, cây nắp ấm thuộc chi Nepenthes là thuộc loại khôn khéo nhất. Hầu hết những cái cây này đều có hình giống một cái bình, bên trong có chứa dịch ngọt để thu hút côn trùng. Dọc theo phần bên trong là một lớp sáp trơn để chúng không thể thoát ra được. Một khi đã rơi vào bẫy, những con bọ xấu số này chỉ có nước chờ chết và trở thành món canh hầm cho cây.

Nhưng không phải loại cây nắp ấm nào cũng như vậy. Có ít nhất bốn loại cây thuộc chi này đã tiến hóa để trở thành bồn cầu cho loài dơi và chuột chù. Hai loài vật này có thể hạ cánh an toàn trên bình chứa của chúng và thưởng thức mật hoa. Sau khi ăn xong, chúng sẽ đại tiện ngay vào những cái bình đó và bay đi mất. Phần phân mà chúng để lại cung cấp rất nhiều dưỡng chất cho cây và là loại phân bón hiểu quả. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu ước tính có khoảng 34 đến 100 phần trăm nitơ của cây nắp ấm đến từ dơi và phân của chúng.

Theo: Mentalfloss
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.