• Về đầu trang
Quang Niên 光年
Quang Niên 光年

Những động vật phàm ăn nhất: Hổ xơi khoảng 40kg thịt/bữa, rắn có thể nuốt chửng một con cừu đang mang thai

Khám phá

Mỗi dịp lễ hội đến, mọi người thường ăn uống quá mức để hòa cùng không khí của ngày hội, kéo theo sau đó là đầy hơi khó tiêu và sự khó chịu trong cơ thể do vấn đề tiêu hóa. Chưa hết, vòng eo sẽ dần nới rộng và khiến chúng ta rơi vào trạng thái tiêu cực do thân hình quá khổ.

Tuy nhiên, trong thế giới sinh vật tự nhiên có những loài ăn nhiều như một thói quen. Chúng nạp vào cơ thể lượng thức ăn thậm chí lớn hơn gấp đôi so với khối lượng cơ thể của mình. Chúng sẽ đối mặt với vấn đề đó như thế nào? Liệu có hậu quả nào đi kèm sau những cuộc no say đó không?

001

Những chuyến bay đường dài không ngưng nghỉ

Dan Roby, nhà sinh thái học và động vật hoang dã học đang công tác tại Cục Khảo sát Địa chất Mỹ và Đại học Oregon, cho biết nhiều loài chim phải nạp năng lượng nhiều cho cơ thể để sẵn sàng một chuyến bay đường dài băng qua đại dương hay sa mạc rộng lớn. Giới khoa học gọi quá trình này là hyperphagy – nạp thức ăn vào cơ thể ở mức siêu nhiều.

Một con chim ruồi ruby đực đang hút lấy mật hoa từ hoa mimosa. Chim ruồi có thể hút lượng mật hoa nặng hơn gấp đôi so với khối lượng cơ thể của chúng. Ảnh: George Grall, Nat Geo Image Collection.

Một con chim ruồi ruby đực đang hút lấy mật hoa từ hoa mimosa. Chim ruồi có thể hút lượng mật hoa nặng hơn gấp đôi so với khối lượng cơ thể của chúng. Ảnh: George Grall, Nat Geo Image Collection.

Là một trong những loài chim di cư với khoảng cách lớn nhất, chim chích đầu đen (blackpoll warbler) phải thật sự nghiêm túc trước những chuyến bay dài của mình. Những con chim nhỏ xíu được sinh ra ở miền bắc Alaska và bay đến New England mỗi năm một lần.

Trước khi bắt đầu cuộc hành trình, khối lượng cơ thể của những chú chim được tăng lên gấp đôi hoặc nhiều hơn nữa bởi chất béo dự trữ. Chim Limosa mỏ dài là loài chim ưa mạo hiểm, chúng vượt qua Thái Bình Dương rộng lớn trong suốt 10 ngày bay để đến được New Zealand từ Hoa Kỳ, là con đường xa nhất mà bất cứ loài vật nào có thể thực hiện được.

Chim Limosa mỏ dài vượt trùng dương xuyên lục địa trong suốt 10 ngày liên tục, chúng không thể ngừng lại để nghỉ ngơi nên phải nạp vào cơ thể một lượng chất béo rất lớn. Ảnh: Saverio Gatto, Alamy.

Chim Limosa mỏ dài vượt trùng dương xuyên lục địa trong suốt 10 ngày liên tục, chúng không thể ngừng lại để nghỉ ngơi nên phải nạp vào cơ thể một lượng chất béo rất lớn. Ảnh: Saverio Gatto, Alamy.

Nếu từ Alaska đến New England là một đường bay trên lục địa, thì một số gia đình nhà chim chích đầu đen lại chọn đường bay mạo hiểm hơn, đi suốt 80 tiếng vượt qua Đại Tây Dương để đến được Venezuela – nơi có khí hậu ấm áp ở phương nam vào mùa đông.

Chim Chickadee sống cả cuộc đời của mình ở khu vực Vòng Bắc Cực, vì vậy chúng phải nạp đủ chất béo dự trữ để giữ cơ thể luôn ấm áp qua mùa đông. Vì không thể ngủ đông cố định như loài gấu tuyết, chim phải trữ năng lượng nhiều hơn vì chúng phải vừa tránh bị đông lạnh, vừa phải bay lượn khắp nơi giữa trời đông giá rét.

Sống quanh năm ở vùng đất lạnh lẽo, Chickadee phải dự trữ chất béo để giữ ấm qua mùa đông. Ảnh: Patrick Bourgeois.

Sống quanh năm ở vùng đất lạnh lẽo, Chickadee phải dự trữ chất béo để giữ ấm qua mùa đông. Ảnh: Patrick Bourgeois.

“Ở thế giới loài chim, ăn nhiều là sự thích nghi với môi trường và đã có được qua nhiều lần tiến hóa trong lịch sử, không như con người ăn nhiều chỉ đơn giản là những thú vui” - nhà khoa học Roby chia sẻ.

Từ gã khổng lồ đến kẻ tí hon

Nếu chim chích đầu đen ăn nhiều chỉ một vài lần trong năm, thì có những loài vật háu ăn như một thói quen thường nhật. Động vật lớn nhất hành tinh – cá voi xanh – nuốt chửng 4 tấn nhuyễn thể mỗi ngày. Nghe có vẻ là quá nhiều, nhưng thật ra khối lượng trung bình của một con cá voi xanh là 200 tấn, vì vậy đó chỉ là một con số nhỏ so với cơ thể của nó.

Ngược lại, loài chuột Eurasian bé xíu ở Anh Quốc nặng không quá 30 gram nhưng có thể ăn một lượng thức ăn nặng bằng một phần tư khối lượng cơ thể của nó. Nhìn chung, nếu so sánh giữa khối lượng cơ thể và khối lượng thức ăn tiêu thụ, những con vật càng nhỏ sẽ ăn càng nhiều.

Để nuôi sống cơ thể nặng hàng trăm tấn, cá voi xanh phải ăn ít nhất 4 tấn nhuyễn thể mỗi ngày. Ảnh: Hiroya Minakuchi, Minden Pictures/nat Geo Image Collection.

Để nuôi sống cơ thể nặng hàng trăm tấn, cá voi xanh phải ăn ít nhất 4 tấn nhuyễn thể mỗi ngày. Ảnh: Hiroya Minakuchi, Minden Pictures/nat Geo Image Collection.

Những con chim ruồi nhỏ với cấu tạo cơ thể có thể trao đổi chất một cách nhanh chóng, khiến chúng phải ăn nhiều gấp hai lần trọng lượng cơ thể gồm mật hoa mỗi ngày. Vì liên tục đập cánh trong không trung, chúng cần rất nhiều năng lượng để duy trì hoạt động. Chỉ riêng tim của loài chim này đã đập 1.200 lần mỗi phút khi bay.

Những con hổ cũng ăn rất nhiều, nhưng chúng không ăn theo bữa hay thậm chí là ăn cách ngày. Chúng ăn uống một cách rất nhàn hạ, khi cảm thấy cần nạp năng lượng, chúng sẽ đi săn và giết chết một con vật nào đó rồi từ từ đánh chén trọn vẹn con mồi đáng thương.

Những con chim ruồi nhỏ bé không chỉ đập tim đến 1.200 nhịp mỗi phút, mà chúng còn có thể đập cánh đến 52 lần mỗi phút, điều này khiến chúng cần nhiều năng lượng để duy trì hoạt động cơ thể. Ảnh: Sarah C. – National Geographic Your Shot.

Những con chim ruồi nhỏ bé không chỉ đập tim đến 1.200 nhịp mỗi phút, mà còn có thể đập cánh đến 52 lần mỗi phút, điều này khiến chúng cần nhiều năng lượng để duy trì hoạt động cơ thể. Ảnh: Sarah C. – National Geographic Your Shot.

Cọp có thể sống và hoạt động cơ thể bình thường trong hai tuần mà không cần ăn uống gì, nhưng khi phát hiện con mồi và săn được thì nó có thể ăn đến 40 kg thức ăn chỉ trong một bữa. Ảnh: Theo Allofs, Minden Pictures/nat Geo Image Collection.

Cọp có thể sống và hoạt động cơ thể bình thường trong hai tuần mà không cần ăn uống gì, nhưng khi phát hiện con mồi và săn được thì nó có thể ăn đến 40 kg thức ăn chỉ trong một bữa. Ảnh: Theo Allofs, Minden Pictures/nat Geo Image Collection.

Báo hoa có thể gặm lấy một con hươu nặng gấp hai lần khối lượng cơ thể của nó rồi leo vọt lên một ngọn cây cao để tránh sự quấy rối của những con khác, sau đó sẽ từ từ ăn thịt con vật hiền lành đến khi no nê. Hổ và báo có thể ăn từ 15 kg đến 40 kg thức ăn chỉ trong một bữa, vượt xa mức tiêu thụ tối đa của một con sư tử trưởng thành.

Bữa ăn của họ nhà rắn

Một con trăn Miến Điện trưởng thành đôi khi chỉ ăn một lần trong một tháng hoặc thậm chí là lâu hơn, nhưng lần dùng bữa nào cũng đáng giá của lần đó.

Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2013 về bộ gen của loài trăn này, cho thấy hoạt động của gen trong quá trình tiêu hóa cho phép sự trao đổi chất được diễn ra nhanh chóng và một số cơ quan nội tạng giãn nở to hơn theo chiều rộng, có thể lớn hơn đến 150% chỉ trong từ 24 đến 48 giờ rồi trở lại bình thường sau đó. Điều này cho phép trăn hay rắn có thể nuốt chửng những con mồi to lớn.

Python bivittatus progschai hay Trăn khổng lồ Miến Điện, có thể nuốt chửng một con thú to xác và tiêu hóa dần trong suốt một tháng sau đó. Ảnh: Joel Sartore, National Geographic Photo Ark.

Python bivittatus progschai hay Trăn khổng lồ Miến Điện, có thể nuốt chửng một con thú to xác và tiêu hóa dần trong suốt một tháng sau đó. Ảnh: Joel Sartore, National Geographic Photo Ark.

Trong nhiều bức ảnh và đoạn phim được ghi lại, những con trăn từ nhiều loài trăn khác nhau có thể nuốt chửng một con cừu đang mang thai, một con kỳ đà cỡ lớn hay thậm chí là một con cá sấu. Phần lớn thức ăn của các loài trăn rắn đều to lớn và nặng hơn rất nhiều so với cơ thể của chúng.

Theo: National Geographic

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.