• Về đầu trang
Raven Le
Raven Le

Phát hiện hổ phách 99 triệu năm tuổi tiết lộ nhiều điều kỳ thú về Trái Đất thời cổ đại

Thiên nhiên

Hóa thạch hiếm khi giữ lại bằng chứng về một sinh vật với màu sắc chuẩn như ban đầu, thế nhưng những hóa thạch của các loài côn trùng được bọc trong hổ phách 99 triệu năm tuổi được tìm thấy ở Myanmar đang tiết lộ những màu sắc rực rỡ của một thế giới khác mà chúng ta chưa bao giờ biết.

Nghiên cứu mới được công bố hôm nay trên báo khoa học Proceedings of the Royal Society B nhấn mạnh: hàng chục hóa thạch hổ phách từ thời kỳ Kỷ Creta (Kỷ Phấn Trắng) vẫn còn giữ nguyên bằng chứng về màu sắc ban đầu của các sinh vật. Chúng lấp lánh trong ánh xanh kim loại, màu tím và màu xanh lá cây, những loài côn trùng cổ đại này vừa xa lạ vừa quen thuộc đến kỳ dị.

Bạn có tin được không khi những con côn trùng trong ảnh này tuy đã tuyệt chủng nhưng vẫn được bảo quản một cách hoàn hảo trong 99 triệu năm?

Xác định màu sắc của các loài đã tuyệt chủng là rất quan trọng bởi nó có thể cho các nhà cổ sinh vật biết một vài điều về hành vi của động vật, chẳng hạn như liệu nó có sử dụng màu sắc rực rỡ để thu hút bạn tình hay cảnh báo những kẻ săn mồi.

Đôi khi màu sắc là để ngụy trang, che giấu bản thân hoặc giúp chống lại nhiệt độ cực đoan vào thời kỳ đó. Màu sắc của côn trùng cũng có thể làm sáng tỏ nhiều điều về môi trường và hệ sinh thái cổ đại.

Đối với phát hiện mới này, một nhóm nghiên cứu sinh của Viện Địa chất và Khảo cổ học Nam Kinh thuộc Viện Khoa học Trung Quốc (NIGPAS) đã nghiên cứu 35 mẫu hổ phách riêng lẻ với côn trùng được bảo quản tuyệt vời, chúng đã vô tình bị mắc kẹt bên trong nhựa thông hàng trăm triệu năm trước. Hóa thạch trong ảnh trên được tìm thấy trong một mỏ hổ phách ở miền Bắc Myanmar.

Giáo sư Cai Chenyan của Đại học Nam Kinh nói:

Hổ phách này có niên đại vào giữa Kỷ Phấn Trắng, khoảng 99 triệu năm tuổi, có từ thời hoàng kim của khủng long. Nó chủ yếu là nhựa được sản xuất bởi cây lá kim cổ đại phát triển trong môi trường rừng mưa nhiệt đới. Động vật và thực vật bị mắc kẹt trong nhựa dày được bảo tồn, một số mẫu được bảo quản nguyên vẹn đến hoàn hảo như vẫn đang sống vậy.

Màu sắc trong tự nhiên có xu hướng thuộc ba loại chính: phát quang sinh học, sắc tố và màu do cấu trúc tán xạ. Các hóa thạch hổ phách này hầu hết giữ lại màu sắc do cấu trúc, trông chúng khá bắt mắt (bao gồm cả màu ánh kim) và được tạo ra bởi các kết cấu tán xạ ánh sáng cực nhỏ nằm trên đầu, cơ thể và các chân của côn trùng.

Một thành viên khác của nhón nghiên cứu, giáo sư Pan Yanhong giải thích tiếp:

Loại màu được bảo tồn trong hóa thạch hổ phách được gọi là màu cấu trúc tán xạ, cấu trúc nano trên bề mặt cơ thể côn trùng làm tán xạ ánh sáng của các bước sóng cụ thể mà thành phẩm là những màu sắc rất rực rỡ. Cơ chế này chịu trách nhiệm cho nhiều màu sắc chúng ta biết trong cuộc sống hiện đại ngày nay.

Để kiểm tra xem những màu quan sát được tạo ra bởi các cấu trúc nano, các nhà khoa học đã thực hiện một số mô hình lý thuyết. Họ đã nghiên cứu một mẫu vật ong cổ đại được chọn bằng kính hiển vi điện tử, cho phép chúng khớp với màu sắc cụ thể. Cụ thể, bước sóng phản xạ ở 514 nanomet tương ứng với màu xanh lục như nhìn thấy dưới ánh sáng trắng, rất phù hợp với những gì họ nhìn thấy bằng chính mắt thường của mình.

Kết luận, màu sắc được trong các mẫu hổ phách này đã cho thấy cách thức côn trùng thực sự xuất hiện trong Kỷ Phấn Trắng. Theo nghiên cứu, 99 triệu năm trước, trông chúng cũng có màu sắc chính xác như vậy.

Điều này có nghĩa là những loài ong và côn trùng khác vào thời cổ đại (dù đã tuyệt chủng) cũng đã di truyền lại màu sắc cho con cháu sau này, bất kể là qua một quãng thời gian dài, nhất là những màu ánh kim như màu xanh lá ánh kim và màu xanh dương ánh kim.

Đọc thêm: Phát hiện nhiều bức tranh tàn sát động vật đáng sợ được khắc trên mộ của quý tộc Ai Cập cách đây 4.300 năm

Theo: Proceedings of the Royal Society B
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.