• Về đầu trang
Spock
Spock

Phát hiện khoa học cực 'dị': Thường xuyên cho hoa 'nghe' tiếng ong, mật hoa sẽ ngọt ngào hơn?

Thiên nhiên

Âm thanh là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của tất cả sinh vật trên thế giới. Con người, động vật hay thậm chí cả các loài thực vật đều cần âm thanh để giao tiếp. Khoan đã... cả "thực vật" cũng cần âm thanh ư?

Đúng đó, bạn đã không đọc nhầm đâu. Các loài cây, hoa trên thế giới, dù bản thân nó không có một đôi tai sinh học như động vật, chúng vẫn có thể tương tác với âm thanh.

Để tìm hiểu cụ thể hơn về khả năng "nghe" của các loài hoa, một nhóm các nhà nghiên cứu tại đại học Tel Aviv, Israel, dẫn đầu bởi Lilach Hadany đã tiến hành theo dõi trên những bông hoa dạ anh thảo (Oenothera drummondii) và nhận thấy rằng, lượng mật hoa của cây sản sinh ra nhiều hơn hẳn khi tiếp xúc với các sinh vật thụ phấn (ong, bướm…).

evening primrose

Mật hoa của hoa dạ anh thảo đã "ngọt ngào" hơn sau khi nghe tiếng ong kêu

Điều này cũng có nghĩa, bông hoa, vốn được coi như đôi tai của cả cây, chỉ phản ứng với các tần số âm thanh thích hợp. Trong trường hợp này, loài thực vật kì diệu trên đã hoàn toàn bỏ qua tần số âm thanh được sản sinh bởi gió, mà chỉ chọn “nghe” tiếng đập cánh của bầy ong.

Tiếp đó, nhóm nhà khoa học này đã cho hoa nghe tiếp năm loại âm thanh khác nhau, bao gồm tiếng của loài ong mật, âm thanh phát ra từ máy tính ở các mức tần số thấp, trung bình, cao và cả tắt tiếng. Khi không có âm thanh gì phát ra, người ta cũng không nhận thấy có sự gia tăng về nồng độ đường trong mật hoa. Kết quả cũng tương tự khi hoa tiếp xúc với nhóm với âm thanh tần số cao (158 đến 160 kilohertz) và tần số trung bình (34 đến 35 kilohertz).

flower bee sketch 0108 jpg 824x0 q71

Hoa không hề có chút phản ứng nào với các âm thanh tần số cao hay im lặng. Tuy nhiên, kết quả lại hoàn toàn ngược lại khi âm thanh là tiếng ong bay hay tiếng động có tần số tương tự

Nhưng ngay khi cho mở tiếng từ bầy ong (0,2 đến 0,5 kilohertz) và âm thanh tần số thấp tương đương (0,05 đến 1 kilohertz), trong thời gian ba phút, kết quả thu được là đáng ngạc nhiên khi nồng độ đường trong mật hoa tăng từ 12 đến 17% đến 20%.

Nói về kết quả thử nghiệm, nhà nghiên cứu Hadany nói: “Chúng tôi đã rất ngạc nhiên khi thấy điều này và nghĩ nó chỉ là ăn may. Nhưng sau khi quan sát thấy kết quả tương tự trên các loại cây trồng khác nhau, kể cả là cây trồng trong nhà hay ngoài trời, cả nhóm mới thực sự tin vào kết quả.”

800px colourbox5411279

Nhưng bên cạnh đó, Hadany thừa nhận rằng vẫn còn rất nhiều bí ẩn về khả năng này của hoa mà chưa được giải đáp. Loài hoa nào “nghe” tốt hơn loài hoa nào? Tại sao hoa dạ anh thảo nói riêng lại cho ra mật ngọt hơn khi được tiếp xúc với âm thanh của bày ong nhiều như vậy? Ngoài ra, phát hiện này sẽ đem đến những tác động gì đến cuộc sống, bên cạnh thúc đẩy ngành sản xuất mật ong và phấn hoa sản xuất và thụ phấn mật hoa?

bite

Hadany cho rằng, đây có thể cách các loài thực vật báo động cho nhau về sự xuất hiện của động vật ăn cỏ ngay khi nghe thấy âm thanh của chúng. Hay cũng có thể, cơ chế này sinh ra nhằm thu hút thêm các loài động vật đến để tiến hành thụ phấn trên cây.

Với chuyên gia trong nghiên cứu tương tác giữa thực vật và loài gây hại Richard Karban tại Đại học California Davis, điều ông thắc mắc nhất lúc này là sự tiến hóa trong cơ chế phản xạ với âm thanh của các loài thực vật.

Hoàn toàn có khả năng, thực vật có thể tự cảm nhận những tác nhân xung quanh chúng, và ‘đánh giá’ xem các cây khác xung quanh có thể tham gia thụ phấn chéo được hay không. Dù bằng chứng đến giờ vẫn rất mơ hồ nhưng phát hiện này chính là khởi đầu cho nhiều nghiên cứu có ích sau này.

Theo: National Geogaphic
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.