• Về đầu trang
Chim Mỏ Rộng
Chim Mỏ Rộng

Tại sao động vật màu xanh dương rất hiếm trong tự nhiên?

Thiên nhiên

Màu xanh dương là màu sắc yêu thích của rất nhiều người trên thế giới, thậm chí có đến 75 quốc gia mang màu xanh dương lên quốc kỳ của họ. Nhưng vì một số lý do mà trong tự nhiên lại rất hiếm gặp màu xanh dương, đặc biệt là trên động vật. Số lượng động vật màu xanh được phát hiện trong tự nhiên chỉ có thể đếm bằng đầu ngón tay.

Dưới đây là một số lý do vì sao động vật màu xanh lại hiếm gặp trong tự nhiên.

Màu sắc có thể phụ thuộc vào những gì động vật ăn

Hầu như tất cả màu trên động vật bao gồm lông, da đều có sắc tố liên quan đến thực phẩm mà chúng ăn. Ví dụ, cá vàng thích ăn hoa màu vàng, cá hồi và hồng hạc thì thường ăn động vật có vỏ hoặc tôm màu hồng.

Nguyên tắc này đúng với màu xanh lá, nâu đỏ, cam nhưng màu xanh dương lại ngoại lệ. Vì vậy, không thực sự có sắc tố xanh dương trong thực vật, động vật.

Hầu hết động vật màu xanh dương không thực sự "xanh"

Màu sắc là cách chúng ta cảm nhận các bước sóng ánh sáng khác nhau. Một số loài động vật có màu xanh dương còn có thể là vì chúng phát triển theo cách muốn đánh lừa mắt người, bằng cách sử dụng các cấu trúc vật lý và phản xạ ánh sáng.

Con bướm màu xanh ở hình trên là do cách đôi cánh của nó phản chiếu ánh sáng. Đôi cánh của bướm có cấu trúc như kính hiển vi, hấp thụ tất cả các màu khác ngoại trừ màu xanh và vì màu sắc phtụ thuộc rất lớn vào cấu trúc môi trường xung quanh, nên nếu cho chú bướm này vào môi trường khác với không khí như rượu, màu xanh dương của đôi cánh có thể sẽ thay đổi.

Không có loài chim nào màu xanh

Cũng như ở trên, những con chim bạn cho rằng chúng có màu xanh đều là do cấu trúc lông của chúng phản xạ ánh sáng.

Bộ lông của chúng chứa các hạt siêu nhỏ cách đều nhau khiến chúng có thể hấp thụ các màu khác, ngoại trừ màu xanh, vì vậy mà nhìn tổng thể chúng mới toát ra màu xanh dương. Nhìn kĩ lông của chú vẹt này, bạn sẽ nhận ra lông nó có màu xanh lục chứ không phải xanh lam.

Chỉ duy nhất một loài thực sự sở hữu sắc tố xanh dương.

Màu xanh như một sắc tố cực kỳ hiếm trong tự nhiên mà bạn chỉ có thể tìm thấy trên một loài bướm có tên Ô-liu. Loài bướm ô-liu này đã tiến hoá sắc tố trên đôi cánh của chúng và giành được sự thay đổi đáng kinh ngạc này, Bất kể bạn nhìn chúng ở góc độ nào hay trong môi trường nào thì đây vẫn là một con bướm màu lam hiếm gặp.

Theo: Bright Side
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.