• Về đầu trang
Quang Niên 光年
Quang Niên 光年

Thế giới phi thường dưới đáy đại dương

Thiên nhiên

Trong suốt hơn 40 năm, nhiếp ảnh gia David Doubilet đã cộng tác với National Geographic với vai trò là một nhiếp ảnh gia chụp dưới nước. Trong suốt hàng chục năm trong nghề, ông đã lặn sâu trong lòng biển từ Botswana đến Tasmania hay Canada.

Năm nay, Năm Quốc tế về Rạn san hô, Doubilet đã mang trên mình sứ mệnh ghi lại hình ảnh của các rạn san hô trên khắp thế giới. Ở những rạn san hô lớn và có nguy cơ bị đe dọa xóa sổ, ông chụp ảnh để cho mọi người thấy được những thách thức và các mối đe dọa lớn chưa từng có mà các rạn san hô phải đối mặt.

Những con sư tử biển Úc đang đùa giỡn với nhau trên một thảm cỏ biển ở gần Quần đảo Hopkins trong Vịnh Spencer, phía nam của Úc. Loài sư tử biển này chỉ sống ở Australia và là một trong những loài có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trong thế giới động vật. Ảnh: David Doubilet/National Geographic.

Những con sư tử biển Úc đang đùa giỡn với nhau trên một thảm cỏ biển ở gần Quần đảo Hopkins trong Vịnh Spencer, phía nam của Úc. Loài sư tử biển này chỉ sống ở Australia và là một trong những loài có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trong thế giới động vật. Ảnh: David Doubilet/National Geographic.

Bầy cá nhồng đang tạo thành một vòng tròn gần như hoàn hảo và vây quanh một người thợ lặn ở vùng biển gần New Ireland, Papua New Guinea. Cá nhồng thường bơi theo bầy nhằm bảo vệ lẫn nhau khỏi các mối nguy hiểm, chúng sẽ rã bầy vào ban đêm để đi săn riêng. Ảnh: David Doubilet/National Geographic.

Bầy cá nhồng đang tạo thành một vòng tròn gần như hoàn hảo và vây quanh một người thợ lặn ở vùng biển gần New Ireland, Papua New Guinea. Cá nhồng thường bơi theo bầy nhằm bảo vệ lẫn nhau khỏi các mối nguy hiểm, chúng sẽ rã bầy vào ban đêm để đi săn riêng. Ảnh: David Doubilet/National Geographic.

Một người bơi lướt qua Dòng biển Devils Eye, đây là nơi giao thoa giữa vùng nước giàu khoáng chất của sông Santa Fe ở miền trung Florida và vùng biển ngoài khơi Đại Tây Dương. Người dân Florida phụ thuộc rất nhiều vào dòng nước này và dòng nước ngầm của nó chảy trong đô thị. Tuy nhiên, Devils Eye đang bị đe dọa do sự khai thác quá mức khiến nó bị ô nhiễm mà nhiễm mặn từ biển. Ảnh: David Doubilet/National Geographic.

Một người bơi lướt qua Dòng biển Devils Eye, đây là nơi giao thoa giữa vùng nước giàu khoáng chất của sông Santa Fe ở miền trung Florida và vùng biển ngoài khơi Đại Tây Dương. Người dân Florida phụ thuộc rất nhiều vào dòng nước này và dòng nước ngầm của nó chảy trong đô thị. Tuy nhiên, Devils Eye đang bị đe dọa do sự khai thác quá mức khiến nó bị ô nhiễm mà nhiễm mặn từ biển. Ảnh: David Doubilet/National Geographic.

Tàu ngầm U-352 của Đức bị đắm và nằm lại đáy Đại Tây Dương ở ngoài khơi thành phố Morehead, North Carolina. Chiếc tàu này đã đắm sau khi bị Tàu tuần tra biển Icarus của Hoa Kỳ tấn công vào ngày 9 tháng 5 năm 1942. Nó đã nằm yên ở đó mãi cho đến năm 1975 người ta mới tìm thấy xác của nó. Hình ảnh này được ghép lại từ 33 hình ảnh đơn. Ảnh: David Doubilet/National Geographic.

Tàu ngầm U-352 của Đức bị đắm và nằm lại đáy Đại Tây Dương ở ngoài khơi thành phố Morehead, North Carolina. Chiếc tàu này đã đắm sau khi bị Tàu tuần tra biển Icarus của Hoa Kỳ tấn công vào ngày 9 tháng 5 năm 1942. Nó đã nằm yên ở đó mãi cho đến năm 1975 người ta mới tìm thấy xác của nó. Hình ảnh này được ghép lại từ 33 hình ảnh đơn. Ảnh: David Doubilet/National Geographic.

Một con rùa biển đang bơi xung quanh bầy cá dơi và cá nhồng ở Vịnh Kimbe, Papua New Guinea. Nước Papua New Guinea, Indonesia và Philippines tạo thành một khu vực được gọi là Tam giác San Hô, vùng này được biết đến bởi sự đa dạng sinh học môi trường biển. Ảnh: David Doubilet/National Geographic.

Một con rùa biển đang bơi xung quanh bầy cá dơi và cá nhồng ở Vịnh Kimbe, Papua New Guinea. Nước Papua New Guinea, Indonesia và Philippines tạo thành một khu vực được gọi là Tam giác San Hô, vùng này được biết đến bởi sự đa dạng sinh học môi trường biển. Ảnh: David Doubilet/National Geographic.

Trước chuyến lặn ở Polynesia thuộc Pháp – một vùng lãnh thổ nằm giữa Thái Bình Dương – để săn ảnh cá mập và tiếp cận Đảo san hô Fakarava, ông đã có một cuộc nói chuyện ngắn với National Geographic.

Ông đã nổi tiếng khi từ nhỏ đã có niềm say mê với việc chụp ảnh dưới nước. Vậy chính xác là từ khi nào mà ông đã nhận thức được điều này và đam mê đó lớn dần trong ông như thế nào?

Khi tôi lên 12 tuổi hay 13 tuổi, tôi đã khá chắc chắn khi khẳng định rằng, cuộc đời của mình sẽ gắn liền với môi trường biển nước. Tôi đã bắt đầu lặn xuống vùng biển Caribe với những cánh đồng san hô chạy dài bên dưới mặt biển, những thảm cỏ mọc dày kín và những bầy cá bơi lội tự do.

Đó là một thế giới khác hẳn, một thiên đường dường như rộng vô tận chứa đầy những sinh vật mà rất ít người được tận mắt chứng kiến. Chuyến lặn biển đầu tiên vẫn còn vang đọng những ký ức trong tôi mãi cho đến tận bây giờ.

Giờ đây, dù đã có nhiều kinh nghiệm trong việc lặn biển, nhưng mỗi chuyến lặn vẫn là một hành trình khám phá mới mẻ đối với tôi. Chỉ có một sự khác biệt lớn giữa ngày xưa và bây giờ: tôi phải khám phá các vùng biển một cách khẩn trương, bởi lẽ quần thể sinh vật và hệ sinh thái biển ở nơi nào đó trên thế giới này có thể biến mất vào bất cứ lúc nào.

Đại dương tuy rộng lớn nhưng cũng rất dễ bị tổn thương. Con người chỉ khám phá chưa được 5% đại dương nhưng chúng ta đã đánh bắt quá mức và phá hoại có hệ thống đến gần 90% các loài sinh vật sống trong đại dương. Giờ đây, mỗi chuyến lặn biển của tôi là để ghi lại vẻ đẹp của biển cả, ghi nhận sự tàn phá của con người, cũng như nâng cao ý thức bảo vệ đại dương cho mọi người.

Một con sư tử biển Úc cái đang bơi qua vùng biển gần Đảo Hopkins ở Vịnh Spencer, phía nam Australia. Những con vật này tuy có bản tính tò mò và thường xuất hiện gần những con cá lớn như cá mập trắng, nhưng cũng rất nhanh nhẹn trong việc trốn thoát khỏi những mối nguy. Ảnh: David Doubilet/National Geographic.

Một con sư tử biển Úc cái đang bơi qua vùng biển gần Đảo Hopkins ở Vịnh Spencer, phía nam Australia. Những con vật này tuy có bản tính tò mò và thường xuất hiện gần những con cá lớn như cá mập trắng, nhưng cũng rất nhanh nhẹn trong việc trốn thoát khỏi những mối nguy. Ảnh: David Doubilet/National Geographic.

Uranoscopidae, loài cá có thói quen nằm chìm bên dưới lớp cát dưới đáy biển và chỉ đưa mỗi cặp mắt ra ngoài, đang ẩn nấp tại vùng biển thuộc Eo biển Lembeh, Indonesia. Chúng nằm yên nhưng luôn tỉnh táo, quan sát con mồi bơi lượn bên trên rồi bất ngờ tóm lấy. Ảnh: David Doubilet/National Geographic.

Uranoscopidae, loài cá có thói quen nằm chìm bên dưới lớp cát dưới đáy biển và chỉ đưa mỗi cặp mắt ra ngoài, đang ẩn nấp tại vùng biển thuộc Eo biển Lembeh, Indonesia. Chúng nằm yên nhưng luôn tỉnh táo, quan sát con mồi bơi lượn bên trên rồi bất ngờ tóm lấy. Ảnh: David Doubilet/National Geographic.

Một con rồng biển bơi lướt qua cánh rừng tảo bẹ ở vùng biển ôn đới của Tasmania. Loài vật có vẻ ngoài huyền bí và đáng sợ này chỉ ăn những đàn tôm nhỏ để sinh sống. Tình trạng bảo tồn của nó là ở mức gần như bị đe dọa, lý do là bởi sự suy thoái môi trường sống, ô nhiễm môi trường nước và việc bị đánh bắt để buôn bán. Ảnh: David Doubilet/National Geographic.

Một con rồng biển bơi lướt qua cánh rừng tảo bẹ ở vùng biển ôn đới của Tasmania. Loài vật có vẻ ngoài huyền bí và đáng sợ này chỉ ăn những đàn tôm nhỏ để sinh sống. Tình trạng bảo tồn của nó là ở mức gần như bị đe dọa, lý do là bởi sự suy thoái môi trường sống, ô nhiễm môi trường nước và việc bị đánh bắt để buôn bán. Ảnh: David Doubilet/National Geographic.

Một con sư tử biển Galapagos trưởng thành bị đói, đang bơi qua một bầy cá salema ở Đá Cousins, Quần đảo Galapagos. Nguồn thức ăn thường ngày của loài sư tử biển Galapagos đã cạn kiệt, khiến chúng phải lặn sâu hơn nữa xuống vùng biển lạnh hơn để tìm kiếm nguồn thức ăn từ sau sự kiện El Nino năm 1998. Ảnh: David Doubilet/National Geographic.

Một con sư tử biển Galapagos trưởng thành bị đói, đang bơi qua một bầy cá salema ở Đá Cousins, Quần đảo Galapagos. Nguồn thức ăn thường ngày của loài sư tử biển Galapagos đã cạn kiệt, khiến chúng phải lặn sâu hơn nữa xuống vùng biển lạnh hơn để tìm kiếm nguồn thức ăn từ sau sự kiện El Nino năm 1998. Ảnh: David Doubilet/National Geographic.

Một con cá hề đực đang bảo vệ trứng của con mình ở vùng biển Anilao, Philippines. Những con cá hề đực sẽ ấp và bảo vệ trứng, cũng như bảo vệ chúng khỏi kẻ thù trong từ 7 ngày đến 10 ngày trước khi trứng nở. Những con cá đầy màu sắc này là một trong những mục tiêu hàng đầu của việc buôn bán thú cưng cho con người, sự sụt giảm của loài cá này tác động nghiêm trọng đến các rạn san hô. Ảnh: David Doubilet/National Geographic.

Một con cá hề đực đang bảo vệ trứng của con mình ở vùng biển Anilao, Philippines. Những con cá hề đực sẽ ấp và bảo vệ trứng, cũng như bảo vệ chúng khỏi kẻ thù trong từ 7 ngày đến 10 ngày trước khi trứng nở. Những con cá đầy màu sắc này là một trong những mục tiêu hàng đầu của việc buôn bán thú cưng cho con người, sự sụt giảm của loài cá này tác động nghiêm trọng đến các rạn san hô. Ảnh: David Doubilet/National Geographic.

Làm sao mà việc chụp ảnh dưới nước lại tác động quan trọng đến công cuộc bảo tồn môi trường tự nhiên?

Hình ảnh có một sức mạnh rất đáng sợ. Mỗi hình ảnh với cách chụp khác nhau sẽ đem lại hiệu ứng khác nhau, có thể mang chủ đề vui vẻ, mang tính giáo dục, là sự tôn vinh, hay cũng nhằm mục đích chà đạp hay xúc phạm người khác. Vì vậy, hình ảnh chính là công cụ mạnh mẽ để đánh mạnh vào ý thức bảo vệ môi trường của mỗi người.

Tháng 1 năm 1989, National Geographic đã phát hành một ấn phẩm với câu chuyện các thợ lặn vui đùa cùng bầy cá đuối ở Đảo Grand Cayman. Sau khi câu chuyện này được lan rộng trong cộng đồng, người ta đã đổ xô đến hòn đảo này để tham quan cũng như chụp ảnh với bầy cá đuối thân thiện.

Cuối cùng, nơi này trở thành một trong những điểm lặn biển nổi tiếng nhất thế giới. Bầy cá đuối được bảo vệ và nhanh chóng phát triển lớn mạnh. Giờ đây có đến hàng trăm con cá đuối chào đón hàng ngàn lượt du khách đến tham quan mỗi ngày. Sứ mệnh của National Geographic đã hoàn thành khi bảo vệ được quần thể sinh học ở đây và phát triển nguồn tài nguyên vô giá của đại dương.

Hình ảnh nào mà ông yêu thích nhất, ở cả khía cạnh nghệ thuật và giá trị bảo tồn tự nhiên của nó?

Một hình ảnh được xem là thành công đối với tôi, là khi nó vượt xa khỏi tiêu chuẩn của ảnh báo chí. Để bảo vệ môi trường, bạn phải thấu hiểu được nó là gì và trải nghiệm được nó. Về tính nghệ thuật, tôi bị cuốn hút bởi những tảng băng trôi, chúng là sự kết hợp giữa nước, ánh sáng và băng giá.

Chúng là một hình ảnh ẩn dụ tuyệt vời của đại dương, chúng ta chỉ nhìn được phần nổi của nó trong khi phần to lớn bị nhấn chìm bên dưới. Những tảng băng trôi cũng là minh chứng rõ ràng cho sự nóng lên toàn cầu, sự giảm sút những con sông băng, sự tan chảy của những khối băng và sự tăng cao của mực nước biển toàn cầu.

Về giá trị bảo tồn, hình ảnh thường có tính gây sốc hoặc ấn tượng mạnh, chẳng hạn như cảnh giết cá heo ở Nhật Bản. Sức mạnh của những hình ảnh này là cảm xúc và phản ứng của người xem với những con cá heo bị vướng trong vòng xoáy tử thần, không bao giờ thoát ra được do những phong tục cổ truyền của con người.

Một con cá hề đang bơi lội ở nơi sinh sống của nó tại Vịnh Kimbe, Papua New Guinea. Rạn san hô xung quanh nó có một màu trắng thay vì màu hồng như thường khi, lý do là bởi vùng nước này đang ấm lên khiến những loài tảo gây hại phát triển mạnh. Những sự kiện tẩy trắng san hô như vậy đang dần phổ biến và đe dọa nhiều rạn san hô khắp nơi trên thế giới. Ảnh: David Doubilet/National Geographic.

Một con cá hề đang bơi lội ở nơi sinh sống của nó tại Vịnh Kimbe, Papua New Guinea. Rạn san hô xung quanh nó có một màu trắng thay vì màu hồng như thường khi, lý do là bởi vùng nước này đang ấm lên khiến những loài tảo gây hại phát triển mạnh. Những sự kiện tẩy trắng san hô như vậy đang dần phổ biến và đe dọa nhiều rạn san hô khắp nơi trên thế giới. Ảnh: David Doubilet/National Geographic.

Một con cá bống trắng đang bơi lội bên trên những con sò tai tượng đầy màu sắc ở Papua New Guinea. Sò tai tượng có thể sống lâu đến hơn một thế kỷ, nhưng chúng đang bị đe dọa bởi việc đánh bắt quá mức và sự ô nhiễm môi trường sống. Ảnh: David Doubilet/National Geographic.

Một con cá bống trắng đang bơi lội bên trên những con sò tai tượng đầy màu sắc ở Papua New Guinea. Sò tai tượng có thể sống lâu đến hơn một thế kỷ, nhưng chúng đang bị đe dọa bởi việc đánh bắt quá mức và sự ô nhiễm môi trường sống. Ảnh: David Doubilet/National Geographic.

Nhà sinh học đại dương William Hamner đang bơi vượt lên một đám sứa Mastigias dày đặc ở Palau, Micronesia. Loài sinh vật độc đáo này chỉ sống ở một vùng nước nhỏ ở Đảo Eil Malk nhưng đang bị đe dọa nghiêm trọng do sự ấm lên của dòng nước. Ảnh: David Doubilet/National Geographic.

Nhà sinh học đại dương William Hamner đang bơi vượt lên một đám sứa Mastigias dày đặc ở Palau, Micronesia. Loài sinh vật độc đáo này chỉ sống ở một vùng nước nhỏ ở Đảo Eil Malk nhưng đang bị đe dọa nghiêm trọng do sự ấm lên của dòng nước. Ảnh: David Doubilet/National Geographic.

Những con cá garibaldi và senorita rực rỡ sắc màu đang bơi qua một cánh đồng tảo biển cao chót vót ở Đảo Anacapa thuộc Khu bảo tồn tự nhiên Đảo Channel ở ngoài khơi California. Sự tăng mạnh của quần thể cá này trong suốt thập niên qua giúp chế ngự sự tăng trưởng của các loài tảo gây hại. Ảnh: David Doubilet/National Geographic.

Những con cá garibaldi và senorita rực rỡ sắc màu đang bơi qua một cánh đồng tảo biển cao chót vót ở Đảo Anacapa thuộc Khu bảo tồn tự nhiên Đảo Channel ở ngoài khơi California. Sự tăng mạnh của quần thể cá này trong suốt thập niên qua giúp chế ngự sự tăng trưởng của các loài tảo gây hại. Ảnh: David Doubilet/National Geographic.

Ông cảm nhận công việc này thay đổi như thế nào khi đã là một người có tuổi?

Cuộc cách mạng kỹ thuật số là một món quà to lớn đối với các nhiếp ảnh gia chụp dưới nước. Chúng tôi không còn bị giới hạn 36 hình ảnh trong mỗi cuộn phim chụp nữa, mà giờ đây chúng tôi sẽ hết khí trong bình dưỡng khí trước khi chụp hết bộ nhớ chứa ảnh trong thẻ nhớ.

Chúng tôi đã từng làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng và đầy thử thách với áp lực bức ảnh bị lỗi sai. Nhưng giờ đây, chúng tôi có thể nhanh chóng xem lại hình ảnh qua màn hình ở mặt sau máy ảnh rồi đưa ra quyết định ngay lập tức để chụp lại hoặc chuyển sang cảnh khác.

Ngoài ra, các loại ống kính máy ảnh cũng hỗ trợ chúng tôi chụp được nhiều góc chụp ấn tượng hay soi đến từng khu vực nhỏ, như chụp các xác tàu đắm hay các rạn san hô rộng lớn với đầy màu sắc sống động. Không những vậy, khả năng quay video của máy ảnh còn cho chúng tôi thêm phương tiện để kể chuyện dưới nước.

Nói tóm lại, tuy tuổi đời đã lớn nhưng với sự hỗ trợ tuyệt vời của công nghệ, tôi cảm thấy mình vẫn có thể làm được công việc này. Tôi đã từng mơ ước những thứ công nghệ này vào những năm mới vào nghề.

Người khác thưởng thức ảnh của ông với phản ứng như thế nào?

Thật là một cảm giác tuyệt vời khi có ai đó tìm đến tôi và nói, “Hình ảnh của ông đã làm thay đổi cuộc sống của tôi,” hay “Tôi ao ước được trở thành thợ lặn, nhiếp ảnh gia, người làm phim, nhà khoa học, họa sĩ tranh minh họa, hay đơn giản là muốn được tắm lặn biển.”

Tôi cũng chỉ là hậu bối đứng trên vai những tiền bối. Tôi lấy làm vui mừng khi hình ảnh của tôi ảnh hưởng đến những thế hệ nhiếp ảnh gia dưới nước hay những người có ý định đi vào ngành này, và chính họ cũng gây cảm hứng cho tôi để tiến xa hơn về mặt mỹ thuật, kỹ thuật lẫn khoa học.

Ngư dân đang giết mổ số lượng lớn cá heo tự nhiên ở đại dương sau khi các tàu thủy đánh bắt và đưa chúng vào Cảng Futon ở Bán đảo Izu của Nhật Bản trong vụ thu hoạch cá heo thường niên. Những ngư dân cắt động mạch chủ khiến loài vật này chảy máu cho đến chết. Tiếng kêu thảm thiết của chúng phát ra ở tần số thấp, làm rung động các tấm bê tông lót nền ở đây. Ảnh: David Doubilet/National Geographic.

Ngư dân đang giết mổ số lượng lớn cá heo tự nhiên ở đại dương sau khi các tàu thủy đánh bắt và đưa chúng vào Cảng Futon ở Bán đảo Izu của Nhật Bản trong vụ thu hoạch cá heo thường niên. Những ngư dân cắt động mạch chủ khiến loài vật này chảy máu cho đến chết. Tiếng kêu thảm thiết của chúng phát ra ở tần số thấp, làm rung động các tấm bê tông lót nền ở đây. Ảnh: David Doubilet/National Geographic.

Một con cá đuối ó và một chiếc thuyền buồm cùng xuất hiện trong một khung ảnh tại vùng biển North Sound, Grand Cayman. Vùng biển cạn với cát trắng đã trở thành biểu tượng cho nơi này và nó trở thành địa điểm thu hút du khách lặn với ống thở nhiều nhất thế giới. Hình ảnh này là một góc nhìn mới, không phải ai trong chúng ta cũng thấy được như vậy. Doubilet mong muốn hình ảnh này sẽ giúp mọi người thấy được sự liên kết mật thiết giữa thiên nhiên và nâng cao ý thức bảo vệ tự nhiên của mỗi người. Ảnh: David Doubilet/National Geographic.

Một con cá đuối ó và một chiếc thuyền buồm cùng xuất hiện trong một khung ảnh tại vùng biển North Sound, Grand Cayman. Vùng biển cạn với cát trắng đã trở thành biểu tượng cho nơi này và nó trở thành địa điểm thu hút du khách lặn với ống thở nhiều nhất thế giới. Hình ảnh này là một góc nhìn mới, không phải ai trong chúng ta cũng thấy được như vậy. Doubilet mong muốn hình ảnh này sẽ giúp mọi người thấy được sự liên kết mật thiết giữa thiên nhiên và nâng cao ý thức bảo vệ tự nhiên của mỗi người. Ảnh: David Doubilet/National Geographic.

Một đàn razorfish đang ẩn náu trong các nhánh san hô mọc dài ở Rạn san hô Đỏ roi trong Vịnh Kimbe, Papua New Guinea. Ảnh: David Doubilet/National Geographic.

Một đàn razorfish đang ẩn náu trong các nhánh san hô mọc dài ở Rạn san hô Đỏ roi trong Vịnh Kimbe, Papua New Guinea. Ảnh: David Doubilet/National Geographic.

Một con voi Châu Phi đang tự nhấn chìm mình trong vùng nước mát ở Đồng bằng sông Okavango ở Botswana. Một con voi như vậy sẽ lặn xuống đáy vũng nước trong vài phút, lúc này chúng sẽ khuỵu chân xuống và cạ ngà của mình xuống đáy cát để làm bóng. Những chiếc ngà voi là đối tượng hàng đầu của những cuộc săn trộm voi hàng đầu. Ảnh: David Doubilet/National Geographic.

Một con voi Châu Phi đang tự nhấn chìm mình trong vùng nước mát ở Đồng bằng sông Okavango ở Botswana. Một con voi như vậy sẽ lặn xuống đáy vũng nước trong vài phút, lúc này chúng sẽ khuỵu chân và cạ ngà của mình xuống đáy cát để làm bóng. Những chiếc ngà voi là đối tượng hàng đầu của những cuộc săn trộm voi. Ảnh: David Doubilet/National Geographic.

Nơi nào để lại cho ông những cảm xúc đặc biệt nhất?

Mỗi điểm đến đều để lại cho tôi những cảm xúc riêng biệt và khó diễn tả vì nhiều lý do khác nhau. Biển Đỏ là nơi tôi bắt đầu sự nghiệp của mình, Tam giác San Hô khi tôi lần đầu tiên được khám phá đa dạng sinh học biển. Nhưng ấn tượng nhất phải kể đến Vườn quốc gia Nữ Hoàng ở Cuba, nơi đây có môi trường giống hệt vùng biển Caribe mà tôi đã từng lặn xuống vào thuở thiếu thời.

Tôi đã từng đến vùng biển băng Canada nơi có loài Hải cẩu Greenland (hay Hải cẩu hạc cầm). Loài vật này là một trong những loài phải chật vật để sống sót qua những biến đổi tiêu cực của khí hậu. Thế giới băng giá của chúng không còn ổn định mà tan chảy nhanh chóng qua từng ngày.

Có chủ đề nào hay nơi nào đó tuy khó khăn để tiếp cận và thực hiện đề tài, nhưng ông vẫn ao ước được theo đuổi không?

Thành thật mà nói, đại dương là một nơi bao la rộng lớn mà tôi hay cả nhân loại vẫn chưa khám phá hết được. Các loài sinh vật và nhiều hệ sinh thái riêng lẻ đang biến mất nhanh chóng trước khi chúng ta có cơ hội tiếp cận được chúng. Nên tôi rất muốn đến những nơi bị đe dọa nặng nề nhất và có nguy cơ xóa sổ nhiều nhất.

Như một thách thức tự đặt ra cho chính mình, tôi rất muốn chụp hết thảy các rạn san hô trong thời đại công nghiệp hóa của con người. Tôi muốn lưu lại hình ảnh của chúng trước khi chúng bị tẩy trắng và không thể phục hồi được nguyên trạng. Tôi muốn góp sức mình như là một giọng nói nhỏ nhoi trong công cuộc bảo vệ môi trường biển.

Một người thợ lặn đang lặn sâu vào Hang Chandelier ở Palau, Micronesia. Lặn hang động dưới biển là một công việc rất nguy hiểm, nhưng nó cho phép các nhà thám hiểm và thợ lặn được tiếp cận đến các môi trường độc đáo, các hiện vật lịch sử và bằng chứng khảo cổ khó tìm thấy. Ảnh: David Doubilet/National Geographic.

Một người thợ lặn đang lặn sâu vào Hang Chandelier ở Palau, Micronesia. Lặn hang động dưới biển là một công việc rất nguy hiểm, nhưng nó cho phép các nhà thám hiểm và thợ lặn được tiếp cận đến các môi trường độc đáo, các hiện vật lịch sử và bằng chứng khảo cổ khó tìm thấy. Ảnh: David Doubilet/National Geographic.

Một con cá manta đang hút tóm lấy một đàn sinh vật phù du ở ngoài khơi bờ biển Kona, Hawaii. Đây là một trong những loài cá được nuôi lẫn đánh bắt trái phép nhiều nhất thế giới, bởi người ta cho rằng thịt của chúng có vai trò bổ máu cho người dẫu chưa có bằng chứng khoa học nào khẳng định điều này. Ảnh: David Doubilet/National Geographic.

Một con cá manta đang hút tóm lấy một đàn sinh vật phù du ở ngoài khơi bờ biển Kona, Hawaii. Đây là một trong những loài cá được nuôi lẫn đánh bắt trái phép nhiều nhất thế giới, bởi người ta cho rằng thịt của chúng có vai trò bổ máu cho người dẫu chưa có bằng chứng khoa học nào khẳng định điều này. Ảnh: David Doubilet/National Geographic.

SS Nord, tàu chở dầu có chiều dài 82 mét đã bị đắm vào năm 1915. Xác của tàu nằm gần như thẳng đứng ở Đảo Tasman, Tasmania. Ảnh: David Doubilet/National Geographic.

SS Nord, tàu chở dầu có chiều dài 82 mét đã bị đắm vào năm 1915. Xác của tàu nằm gần như thẳng đứng ở Đảo Tasman, Tasmania. Ảnh: David Doubilet/National Geographic.

Một con cá khế nhỏ đang cố gắng tránh khỏi những con cá lớn bằng cách trốn trong ‘chiếc chuông’ của một con Aurelia, loài sứa mặt trăng sống ở vùng nước lạnh của Tasmania. Ảnh: David Doubilet/National Geographic.

Một con cá khế nhỏ đang cố gắng tránh khỏi những con cá lớn bằng cách trốn trong "chiếc chuông" của một con Aurelia, loài sứa mặt trăng sống ở vùng nước lạnh của Tasmania. Ảnh: David Doubilet/National Geographic.

Một thợ bắt cá người Bayei đang đứng trên chiếc xuồng mokoro, ngay phía sau ông là Mặt Trời đang tỏa sáng giữa trưa, tạo ra những tia sáng dài có thể thấy được ở bên dưới mặt nước ở Đồng bằng Okavango, Botswana. Ảnh: David Doubilet/National Geographic.

Một thợ bắt cá người Bayei đang đứng trên chiếc xuồng mokoro, ngay phía sau ông là Mặt Trời đang tỏa sáng giữa trưa, tạo ra những tia sáng dài có thể thấy được ở bên dưới mặt nước ở Đồng bằng Okavango, Botswana. Ảnh: David Doubilet/National Geographic.

Bốn thợ lặn đang bơi qua vùng biển Ewens Pond, phía nam Núi Gambier, Australia. Ảnh: David Doubilet/National Geographic.

Bốn thợ lặn đang bơi qua vùng biển Ewens Pond, phía nam Núi Gambier, Australia. Ảnh: David Doubilet/National Geographic.

Thứ gì là mối đe dọa lớn nhất đối với đại dương, thưa ông?

Chính là chúng ta. Hành động của chúng ta bây giờ sẽ quyết định tương lai của đại dương và xa hơn là của cả hành tinh này. Chúng ta sống gắn liền với các đại dương, nên hãy làm những hành động thân thiện với nó.

Một con cá mó Scarus frenatus (bridled parrotfish) nhe hàm răng trắng muốt khi đang ngủ ở một mép đá san hô gần Đảo Heron, thuộc Rạn san bô Great Barrier. Parrotfish là loài cá ăn cỏ ở các rạn san hô, tiêu thụ tảo gây hại cho san hô và tạo ra cát cho đại dương. Ảnh: David Doubilet/National Geographic.

Một con cá mó Scarus frenatus (bridled parrotfish) nhe hàm răng trắng muốt khi đang ngủ ở một mép đá san hô gần Đảo Heron, thuộc Rạn san bô Great Barrier. Parrotfish là loài cá ăn cỏ ở các rạn san hô, tiêu thụ tảo gây hại cho san hô và tạo ra cát cho đại dương. Ảnh: David Doubilet/National Geographic.

Một con cá sấu Mỹ đang dạo xung quanh giữa màn đêm để săn mồi ở một con kênh ngập mặn thuộc Công viên Quốc gia Khu vườn của Nữ hoàng tại Cuba. Những con bò sát này được mệnh danh là người thợ mẫn cán cho các kênh đào ở rừng ngập mặn, bởi trong quá trình săn mồi, chúng vô tình khai thông dòng chảy khiến nước và chất dinh dưỡng được lưu thông khắp hệ thống kênh rạch nơi đây. Ảnh: David Doubilet/National Geographic.

Một con cá sấu Mỹ đang dạo xung quanh giữa màn đêm để săn mồi ở một con kênh ngập mặn thuộc Công viên Quốc gia Khu vườn của Nữ hoàng tại Cuba. Những con bò sát này được mệnh danh là người thợ mẫn cán cho các kênh đào ở rừng ngập mặn, bởi trong quá trình săn mồi, chúng vô tình khai thông dòng chảy khiến nước và chất dinh dưỡng được lưu thông khắp hệ thống kênh rạch nơi đây. Ảnh: David Doubilet/National Geographic.

Ba con rùa biển đang nằm lên nhau ở đáy biển Key Largo thuộc Khu bảo tồn Biển Quốc gia Florida Keys. Mặc cho những nỗ lực bảo tồn, loài rùa biển này là loài đang bị đe dọa và tình hình vẫn không khả quan hơn sau bao nhiêu năm qua. Ảnh: David Doubilet/National Geographic.

Ba con rùa biển đang nằm lên nhau ở đáy biển Key Largo thuộc Khu bảo tồn Biển Quốc gia Florida Keys. Mặc cho những nỗ lực bảo tồn, loài rùa biển này là loài đang bị đe dọa và tình hình vẫn không khả quan hơn sau bao nhiêu năm qua. Ảnh: David Doubilet/National Geographic.

Một đám cá nheo bạc đang bơi vây quanh những thân cây trong rừng ngập mặn tại Công viên quốc gia Queen, Cuba. Rừng ngập mặn là trung tâm cung cấp dinh dưỡng và là môi trường sống chủ yếu cho các sinh viên biển dễ bị tổn thương. Ảnh: David Doubilet/National Geographic.

Một đám cá nheo bạc đang bơi vây quanh những thân cây trong rừng ngập mặn tại Công viên quốc gia Queen, Cuba. Rừng ngập mặn là trung tâm cung cấp dinh dưỡng và là môi trường sống chủ yếu cho các sinh viên biển dễ bị tổn thương. Ảnh: David Doubilet/National Geographic.

David Doubilet, tác giả của bộ ảnh trên, đang chụp hình bản thân trong một chuyến lặn biển ở gần Đảo Red, Vịnh Scoresbysund, phía đông Greenland. Ảnh: David Doubilet/National Geographic.

David Doubilet, tác giả của bộ ảnh trên, đang chụp hình bản thân trong một chuyến lặn biển ở gần Đảo Red, Vịnh Scoresbysund, phía đông Greenland. Ảnh: David Doubilet/National Geographic.

Theo: National Geographic
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.