• Về đầu trang
Minh Ngọc
Minh Ngọc

30.000 phụ nữ Hàn Quốc biểu tình chống lại camera quay lén và sự thiên vị của cảnh sát

Tin tức

Trong một cuộc tuần hành diễn ra vào tháng ba, khoảng 30.000 phụ nữ Hàn đã ra đường để phản đối việc quay phim và chụp ảnh bằng các camera quay lén, cũng như là thái độ phân biệt đối xử của cảnh sát trong các vụ tấn công tình dục. Nhiều người trong số họ phải đeo mặt nạ vì không muốn bị phát hiện danh tính.

"Ngày nay, phụ nữ Hàn Quốc đeo mặt nạ để che mặt mình và nhìn xung quanh ngay cả khi vào nhà vệ sinh công cộng. Camera quay lén được giấu ở trên tường, thậm chí là trong toa lét. Những tên phạm tội này rất quá khích, chúng còn làm chuyện này ngay ở trong các nhà tắm công cộng, phòng gym, hồ bơi và phòng thay đồ."

aen20180531000600320 06 i

Những người biểu tình đang mang các tấm biển với dòng chữ: "Cuộc sống của tôi không phải là bộ phim khiêu dâm của các người""Đừng đùa khi tôi không cảnh giác", kêu gọi trừng phạt các nhà sản xuất và người xem những bộ phim khiêu dâm thể loại “molka” (thể loại phim quay lén).

Cuộc biểu tình hôm thứ Bảy (9/6) là lần xuống đường thứ hai trong hai tháng qua. Phụ nữ Hàn dùng cách này để phản đối những tội phạm quay lén, chủ yếu là nam giới. Vào ngày 19 tháng 5, một cuộc biểu tình tương tự đã thu hút ít nhất 12.000 phụ nữ tham gia. Giống vụ biểu tình trước, những người biểu tình đã che mặt của họ bằng mặt nạ.

"Cuộc biểu tình ngày hôm nay là buổi tuần hành của phụ nữ lớn nhất trong lịch sử Hàn Quốc."

Làn sóng biểu tình được châm ngòi từ một sự cố vào đầu tháng 5, khi một người phụ nữ bị bắt vì quay phim và chia sẻ hình ảnh của một người mẫu nam khỏa thân cho một lớp nghệ thuật tại Đại học Hongik.

Cảnh sát không chỉ bắt giữ cô mà còn đưa cô đến trước giới truyền thông, mặc dù khuôn mặt cô đã bị che. Vụ việc đã bùng lên cơn giận dữ trong những người phụ nữ vì họ tin rằng các cảnh sát đã thể hiện thái độ phân biệt giới tính.

"Lịch sử đang được tạo ra. Hơn 20.000 phụ nữ Hàn Quốc đang tức giận kêu gọi chính phủ có chính sách nghiêm trị tội phạm "molka" bí mật quay phim phụ nữ ở toa lét công cộng, công sở, trường học".

Một người tổ chức cuộc biểu tình ngày 19 tháng 5 giấu tên cho biết: "Chưa có vụ án nào lại nhận được nhiều sự chú ý của giới truyền thông như vụ của Đại học Hongik". Cô nói thêm: "Mặc dù phụ nữ mới là nạn nhân của các máy quay ẩn ở những nơi công cộng, nhưng nhìn thấy những người đàn ông quay phim và tung những đoạn phim đó bị trừng phạt cũng không phải điều dễ dàng gì".

Cảnh sát đã lên tiếng chối bỏ các cáo buộc về sự thiên vị, nhấn mạnh rằng họ đối xử với tất cả các nạn nhân như nhau. Nhưng các nhà hoạt động lại cho biết người phụ nữ trong vụ việc nói trên bị giam giữ ngay lập tức khi chưa có bằng chứng rõ ràng.

Theo thống kê của cảnh sát, đa phần nghi phạm trong các vụ "molka" là nam giới. Trong năm 2017, khoảng 96% nghi phạm bị cảnh sát bắt giữ trong 5.437 vụ là nam giới. Trong số họ, chỉ có 119 người bị buộc tội và đem ra xét xử.

Ở quy mô lớn hơn, chỉ có 2,6% nghi phạm nam bị bắt giữ trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2017, chỉ khoảng 540 người trong tổng số hơn 20.900 nghi phạm.

Theo: RT
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.