• Về đầu trang
Treng
Treng

73 năm sau thảm hoạ hạt nhân, thiên đường nhiệt đới Marshall vẫn chìm trong ác mộng

Tin tức

Không có gì đáng sợ và nguy hiểm hơn vũ khí hạt nhân. Kể từ Thế chiến II, khi các quốc gia sử dụng bom hạt nhân, chúng ta đã thấy được tác động rõ rệt của loại vũ khí huỷ diệt này.

Hàng triệu người đã bị giết chết, những người sống sót thì phải đối mặt với các căn bệnh mãn tính. Loại vũ khí này có sức mạnh huỷ diệt cả một nền văn minh nhân loại. Đáng buồn hơn, ngày nay một số nơi trên thế giới vẫn phải chịu đựng rất nhiều hệ luỵ của nó.

shutterstock 249574255 675x476

Thời đại nguyên tử bắt đầu vào những năm 1945. Những quả bom nguyên tử đầu tiên được sử dụng là sản phẩm của Dự án Manhattan. Dự án này liên quan đến việc Hoa Kỳ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki ở Nhật Bản trong Thế chiến II.

shutterstock 238058845 675x498

Gần 200.000 người đã chết trong những vụ đánh bom này. Quả bom Little Boy khi được thả xuống thành phố Hiroshima đã quét sạch hàng ngàn dân thường và phá huỷ phần lớn thành phố. Mặc dù đến nay, thành phố Hiroshima không còn nguy hiểm, nhưng rất nhiều thế hệ đã bị ảnh hưởng bởi bức xạ, gây ra các dị tật và bệnh di truyền.

shutterstock 1420677728 675x450

Không chỉ hai thành phố của Nhật Bản, nhiều nơi khác trên thế giới cũng là nạn nhân của phóng xạ. Nổi tiếng nhất chính là thảm hoạ Chernobyl.

Đây là vụ thảm họa hạt nhân tại một nhà máy điện nguyên tử gần thành phố Pripyat, Ukraine. Vào ngày 26/4/1986, năng lượng tại lò phản ứng số 4 đột ngột tăng vọt ở mức cao gây ra hàng loạt các vụ nổ.

shutterstock 1404973583 675x506

Nhiều người trong khu vực đã bị ảnh hưởng nặng nề sau thảm hoạ này. Cho đến ngày nay, Chernobyl vẫn có mức phóng xạ cao và người ta cho rằng không thể sinh sống ở khu vực này trong vòng 20.000 năm tới.

gettyimages 1155078929 675x449

Sự khủng khiếp của thảm hoạ Chernobyl đã được ghi nhận trên toàn thế giới. Bộ phim Chernobyl của HBO gần đây đã làm nổi bật sự khủng khiếp của thảm hoạ này.

Những người ở gần nhà máy điện nguyên tử đã phải chịu cái chết đau đớn, chỉ sau vài ngày, mạch máu của họ bị xuất huyết và da thì bắt đầu tan chảy. Ung thư, sảy thai và dị tật bẩm sinh tăng vọt sau thảm hoạ.

gettyimages 125122767 675x449

Thành phố Fukushima ở Nhật Bản cũng phải đối mặt với một thảm hoạ tương tự. Trận động đất và sóng thần Sendai 2011 đã khiến nhà máy điện nguyên tử tại đây gặp sự cố. Đây được coi là thảm hoạ hạt nhân nghiêm trọng nhất kể từ Chernobyl.

gettyimages 619263722 675x450

Mặc dù ban đầu không có ai chết vì tai nạn, nhưng sau đó, người ta đã báo cáo rằng có 573 người ở Fukushima qua đời do chịu tác động của phóng xạ. Hiện nay Fukushima không còn nguy hiểm như Chernobyl, nhưng nó vẫn khiến người dân e ngại việc quay trở về đây sinh sống. Điều đó chứng tỏ mức độ sức mạnh khủng khiếp của chất thải phóng xạ.

gettyimages 960988982 675x450

Còn nhiều nơi trên thế giới cũng có mức phóng xạ tương tự, và phần lớn là các khu vực mà bạn không hề ngờ đến. Điển hình chính là quần đảo Marshall ở trung tâm Thái Bình Dương.

shutterstock 1071291464 675x452

Với vẻ đẹp của mình, nơi này trông giống như một thiên đường nhiệt đới với các hòn đảo xinh đẹp cùng bãi cát trắng, làn nước trong vắt. Mặc dù cảnh quan của quần đảo Marshall rất tuyệt vời, nhưng nơi đây lại không phải là địa điểm du lịch lý tưởng.

gettyimages 615547866 675x450

gettyimages 91933726 675x506

Những hòn đảo xinh đẹp tại đây đều chứa mức độ phóng xạ gây chết người. Các hòn đảo đã bị đánh bom nghiêm trọng trong giai đoạn từ 1946 đến 1958. Cụ thể, Hoa Kỳ đã sử dụng hòn đảo để thực hiện ít nhất 60 vụ thử bom hạt nhân.

gettyimages dv1282003

Phần lớn nững người dân địa phương sống tại khu vực này đã phải chạy trốn khỏi nhà của chính mình. Nhà cửa của họ cũng bị phá huỷ để chuẩn bị cho các vụ thử bom.

gettyimages 678826127 675x354

Tuy nhiên, tại thời điểm đó vẫn còn 50.000 người tiếp tục sinh sống tại đây. Nhiều cư dân không hề biết rằng mình sắp phải chịu đựng điều khủng khiếp gì. Họ còn cho rằng dư lượng rơi xuống từ vụ nổ là tuyết, nhiều người còn chạy ra ngoài để chơi với nó.

Ngay sau khi tiếp xúc, người dân trên đảo bắt đầu bị bỏng, buồn nôn, rụng tóc và mắc bệnh ung thư. Hai nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất trên hòn đảo này chính là bệnh tiểu đường và ung thư do nồng độ plutonium cao.

gettyimages 108299847 675x506

Theo nghiên cứu của Đại học Columbia, đảo san hô vòng Bikini và Enewetak phải chịu đựng các vụ thử bom nhiều nhất đến nỗi chúng vẫn chứa lượng phóng xạ cực cao đến tận ngày nay. Nghiên cứu chỉ ra rằng, mức độ phóng xạ tại hòn đảo Bikini cao gấp 15 - 1.000 lần nhà máy điện hạt nhân ở Fukushima và gấp 10 lần khu vực Chernobyl.

download4 675x472

Sau khi các cuộc thử nghiệm kết thúc, chính phủ Hoa Kỳ đã xây dựng một vòm bê tông trên đảo Runit để chôn các chất thải phóng xạ. Nhưng các chất thải độc hại này đã bắt đầu rò rỉ và làm ô nhiễm nguồn nước. Các nhà nghiên cứu cho biết sự hiện diện của các đồng vị phóng xạ trên đảo Runit là một mối lo ngại thực sự và người dân không nên sử dụng hòn đảo này.

gettyimages 986589476 675x506

Bất chấp thoả thuận giữa Hoa Kỳ và Cộng hoà Quần đảo Marshall rằng mọi người sống tại khu vực trên vẫn an toàn, những người dân địa phương đã lên tiếng về việc dị tật bẩm sinh và tỷ lệ ung thư đang gia tăng.

gettyimages 615547908 675x450

gettyimages 898212592 675x506

Hiện nay, cuộc sống của những người dân địa phương tại đây bị bao vây bởi các chất phóng xạ nguy hiểm chết người. Họ mong rằng chính phủ Hoa Kỳ hãy có biện pháp bù đắp cho những nạn nhân trong các cuộc thử nghiệm bom hạt nhân.

Theo: Tổng hợp
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.