• Về đầu trang
Chou Chou
Chou Chou

Cả cộng đồng mạng ngơ ngác không hiểu tại sao Facebook lại ẩn hiển thị... một bông hoa

Tin tức

Gần đây, Facebook đã chặn người dùng xem hình ảnh một bông hoa vô hại vì cho rằng đây là hoa của một loài cây cực độc, có thể gây chết người nếu ăn phải.

Trên trang mạng xã hội lớn nhất thế giới từ nhiều ngày nay, người dùng đã cảm thấy rất khó hiểu khi một hình ảnh bông hoa trắng muốt với dòng chữ "What is your will find you" (Điều gì thuộc về bạn sẽ tìm đến bạn) đã bị che đi cùng với dòng chữ "Bức ảnh này có thể hiển thị nội dung bạo lực hoặc phản cảm. Ảnh này đã được tự động che đi để bạn có thể quyết định xem có muốn xem hay không."

Hình ảnh gốc của bức hình trên thuộc về tài khoản Instagram Oliviaherrickdesign, lần đầu tiên xuất hiện trên Facebook ngày 03/10/2019. Trang Facebook "REN" đã đăng tải bức hình này cùng dòng caption như trong ảnh, và bài đăng chỉ nhận được 2 lượt thích và 1 lượt chia sẻ.

Hình ảnh của bức hình bông hoa vô hại bị chặn hiển thị trên Facebook

Vào tháng 6 năm 2020, nó đã được đăng lại bởi trang Facebook "Heliantus". Tuy nhiên lần này, bức ảnh ngay lập tức bị gắn cờ "Nội dung bạo lực" và bị xóa.

Theo nhiều người phỏng đoán, nguyên do mà bức ảnh vô hại này bị Facebook che đi là vì bông hoa trong bức ảnh là hoa của cây Cerbera Odollam - tiếng Việt là cây mướp sát. Đây là một loại cây có nhựa độc. Người ta cho rằng, nếu sử dụng không cẩn thận, thì loài cây này có thể gây chết người.

Hoa của cây mướp sát

Tuy nhiên, theo như chủ của bức hình, đây là hình ảnh của... cây dừa cạn. Hiện tại, cô vẫn đang khiếu nại với Facebook về vấn đề này.

Nếu so sánh hình ảnh hai loài cây này, ta cũng có thể thấy lời của Oliviaherrickdesign có lý hơn. Cây mướp sát có phần lá mọc dồn về phía đầu cành, nơi xuất hiện hoa và quả. Trong khi đó, lá của cành hoa trong bức hình mọc khá thưa và so le, giống như hoa của cây dừa cạn.

Hơn nữa, cho dù đây có là cây mướp sát, thì nội dung của bức ảnh này cũng không hề mang ý nghĩa bạo lực hoặc lôi kéo người xem tới những hành vi tự gây hại chính mình. Bên cạnh đó, cây mướp sát nếu được sử dụng đúng cách cũng có một số công dụng tốt như bổ tim, chữa ghẻ hoặc trừ chấy.

Cây mướp sát vẫn có những công dụng tốt

Có vẻ như trí tuệ thông minh AI của Facebook đã hơi quá "nhạy cảm" khi đánh giá bức ảnh này. Cũng khó lòng trách mạng xã hội lớn này trong bối cảnh hàng loạt tin giả đang được đăng tải tràn lan. Chỉ hy vọng rằng Facebook sẽ có cách để nhận xét những nội dung chia sẻ một cách chính xác hơn.

  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.