• Về đầu trang
[+ +]
[+ +]

Lũ đen tại Mỹ, lũ cam tại Nga khiến nhiều người cảm thán: Mẹ thiên nhiên đã nổi giận thật rồi!

Tin tức

Dịch COVID-19 chưa qua, mới đây thông tin về dòng lũ đen ngòm giống hệt "quái nhân Venom" quét qua một con kênh cạn tại bang Arizona (Mỹ) tiếp tục khiến cho nhiều người cảm thấy rùng mình và bất an trước sự trừng phạt của Mẹ thiên nhiên.

Trang Twitter chính thức của Hội đồng thành phố hạt Pima (Arizona) đã đăng tải đoạn video quay lại cảnh một dòng lũ "đen ngòm" bao gồm tro bùn, đất và cành cây khô chảy cuồn cuộn, cuốn phăng mọi thứ trên đường đi một cách dữ dằn.

Ngay lập tức, đoạn video này đã nhanh chóng thu hút hàng ngàn lượt tương tác và bình luận của cộng đồng mạng.

Đoạn video này được chúng tôi ghi lại ngày 15/7/2020 tại Cañada del Oro Wash, phía bắc hạt Pima sau một cơn giông nhỏ.

Những ngày sau đó, bắt đầu xuất hiện nhiều dòng chảy lạ đen ngòm băng qua các con kênh cạn xung quanh khu vực.

Các bạn biết chúng được gọi là gì không? Một cơn lũ. Lũ thì có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào và bất kỳ lúc nào. Vậy nhưng, theo các bạn thì điều gì đã biến nó trở thành một con quái vật như vậy?

Những vụ cháy rừng giống như ở Bighorn đã làm cho mặt đất khô cằn, trơ trụi và bị xói mòn. Vì vậy khi mưa rơi xuống, sẽ chỉ còn bùn và tro tàn từ đám cháy chảy xiết tạo thành dòng lũ.

Hóa ra, dòng chảy "ngoài hành tinh" kỳ quái đen ngòm này lại chính là sản phẩm của những vụ cháy rừng do con người gây ra.

Hơn 48.377 hecta rừng bị thiêu rụi là hậu quả của những vụ cháy rừng ở bang Arizona, đặc biệt là khu vực phía dưới chân núi Bighorn (Tucson) bắt đầu từ tháng 3/2020.

Dù cho đám cháy kể trên đã được kiểm soát phần nào, vậy nhưng "bà hỏa" vẫn đang hoành hành một cách dữ dội dưới chân dãy núi Catalina cách đó không xa.

"So với những khu vực không bị cháy rừng, những khu vực bị cháy thường dễ xảy ra lũ quét hơn khi mất đi lớp thảm thực vật che phủ". Phát ngôn viên của cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) giải thích. "Tại Nam California, chỉ cần một cơn mưa 7mm trong vòng nửa tiếng là đã có thể khiến cho lũ quét xảy ra."

Khi đó, lửa sẽ làm thay đổi cấu trúc của nền đất và giải phóng các loại độc tố ra ngoài môi trường. Những chất này thường không thể "hòa tan" được trong nước và cấu trúc đất nền mới cũng không thể hấp thụ được nước, vậy nên đã biến thành một dòng chảy hỗn tạp như vậy.

Vấn đề cần quan tâm nhất hiện nay chính là làm cách nào để dòng lũ này không "rò rỉ" ra bên ngoài

Khi thảm thực vật bị mất đi, hỗn hợp của tro, bụi và nước bùn sẽ rất dễ chảy vào các con kênh, rạch và sông suối. Chúng sẽ làm giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước, thúc đầy tảo lam phát triển và "bóp chết" các sinh vật thủy sinh ngay từ bên trong.

Bên cạnh đó, lớp bùn đất này cũng có nguy cơ chảy vào hệ thống lọc nước, đe dọa mạng lưới nước sạch của con người và làm quá tải hệ thống lọc cặn công nghệ cao.

Dòng nước lũ cũng chứa nhiều mảnh vụn lớn dễ gây nguy hiểm cho các sinh vật và cơ sở hạ tầng vật chất do con người xây dựng. "Chỉ có Chúa mới biết bên trong con quái vật đen ngòm này đang chứa những gì!"

Trong khi đó tại Nga, người dân ở gần ngôi làng Lyovikha trên dãy Urals cũng đang phải đối mặt với một thảm họa khác cũng đáng sợ không kém: lũ cam.

Loạt ảnh về dòng lũ màu da cam dị thường xuất phát từ khu mỏ sản xuất đồng sunfua bị b‌ỏ hoang như vừa thách thức trí tò mò của con người, lại vừa là một lời cảnh cáo không nên... trông mặt bắt hình dong cả gan tới gần.

Theo truyền thông địa phương, chính quyền tỉnh Nizhny Tagil đã yêu cầu niêm phong khu mỏ và cử các chuyên gia đến để lấy mẫu nước thải xác định xem liệu quá trình xử lý có tuân thủ theo đúng quy tắc hay không.

Tuy nhiên bên phía Điện Kremli chưa có bất kỳ động thái nào ngoài lời từ chối với lý do "vẫn còn rất nhiều tài nguyên có giá trị đang được cất giữ ở đó".

Điều này càng khiến cho người dân xung quanh khu vực trở nên bất an hơn về sức khỏe của mình. Được biết, dòng lũ này không chỉ có mùi khó chịu mà còn gây ra nhiều bệnh dị ứng lạ thường trong cộng đồng.

Andrei Volegov, chủ tịch hội đồng địa phương đã phải lên tiếng trên trang cá nhân: "Dòng lũ này đang đầu độc chúng tôi!"

Đáng lẽ ra, chất thải phải được xử lý trước khi đưa ra môi trường, nhưng có lẽ nó đã bị tràn ra trong một trận mưa lớn nào đó.

Chính quyền địa phương cũng khuyên rằng người dân và khách du lịch không nên tổ chức họp mặt check-in, tham quan khám phá xung quanh khu vực bị ô nhiễm nhằm mục đích câu like, tăng lượng tương tác trên mạng xã hội.

Trong khi Trung Quốc đang phải vật lộn với cơn lũ lịch sử, thì Nga và Mỹ cũng không hề kém cạnh với hai "quái nhân" nguy hiểm chẳng kém. Việc phát triển nền công nghiệp và khai thác khoáng sản quá mức đã biến hàng ngàn mảnh đất lành lặn, yên bình trở thành những cánh đồng chết, ngấm ngầm đầu độc cuộc sống của con người.

Theo: The Sun
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.