• Về đầu trang
Minh Ngọc
Minh Ngọc

Ngành công nghiệp game Hàn Quốc: Điểm nóng kì thị nữ giới và phân biệt giới?

Chị em

Khi hãng sản xuất game Riot Games tổ chức trận chung kết League of Legends ở Hàn Quốc vào năm ngoái, hơn một nửa số khán giả ở đây là nữ.

Cầm chiếc lightstick và và các banner mang tên "Faker", hơn một nghìn cô gái trẻ - trong đó có một số ăn mặc như nhân vật trong game - đã vỡ òa khi khi game thủ 21 tuổi này và đội của mình giành chiến thắng.

photo 1 1512040440232

Game thủ Faker.

Trước đây, đa số game thủ là nam giới nhưng gần đây số lượng game thủ nữ đã gia tăng một cách chóng mặt. Theo số liệu của Chính phủ, khoảng 65% phụ nữ Hàn Quốc từ 10 đến 65 tuổi chơi game, so với 75% đàn ông và trò chơi trên điện thoại di động thu hút nhiều nữ giới hơn nam giới. Ngoài ra, hiện tại phụ nữ chiếm 42% trong tổng số game thủ trong cả nước. Thế nhưng các nhà làm game nữ thì chiếm chưa đến một phần tư ngành công nghiệp được thống trị bởi nam giới này, và đằng sau vẻ ngoài bình đẳng của thế giới game là một nền văn hóa trọng nam khinh nữ.

Mọi chuyện bắt đầu khi Giám đốc điều hành công ty IMC Games ở Seoul tiến hành một cuộc điều tra với một nữ nhân viên bị cho là “chống lại xã hội" sau khi cô retweet lại vài bài đăng trên Twitter. Nữ nhân viên Sung Hye-jin đã theo dõi một số nhóm nữ quyền và có retweet lại một bài đăng trong đó có những từ lóng nói về những người đàn ông phân biệt giới. Ngay lập tức, một số khách hàng bao gồm những game thủ nam trẻ tuổi đã yêu cầu sa thải cô và gọi cô là “ung nhọt của xã hội” và “theo đuổi hệ tư tưởng sai lệch”. Sau đó, cô đã xin lỗi về hành động này trên Twitter và hứa sẽ unfollow các nhóm mà mình đang theo dõi.

c36b87e39f7f88dd760132d4b43d7b89

Một tựa game mới của IMC

Cô vẫn giữ được công việc của mình sau khi giám đốc điều hành Kim Hak-kyu tuyên bố hành động của cô là "sai lầm nhưng không phải là một tội ác" nhưng anh khẳng định với khách hàng rằng anh sẽ "cảnh giác cao độ" để ngăn ngừa việc này tái diễn.

Sau khi vụ này nổ ra, các nhóm hoạt động vì quyền lợi của người lao động và tổ chức lao động của quốc gia đã tiến hành điều tra. Tổng Liên đoàn Lao động Hàn Quốc cho biết: "Hành vi vô lý này đã khiến nhiều phụ nữ bị sốc và sợ hãi.” Họ cáo buộc Kim và nhiều công ty game khác đã áp đặt lên các nữ nhân viên, khiến Kim phải xin lỗi vì hành động này.

Ngành công nghiệp game  toàn cầu đã bị chỉ trích về việc đối xử bất công với phụ nữ kể cả trong game lẫn ngoài đời khi trong game, phụ nữ được thường được khắc họa là nhân vật cần được giải cứu và để câu khách, còn ngoài đời các nhân viên nữ phải chịu nhiều áp lực nhưng vẫn bị nhận lương thấp hơn các đồng nghiệp nam. Đặc biệt, ngành game của Hàn Quốc còn có lịch sử sa thải các nhân viên nữ được cho là ủng hộ Megalia - một nhóm các nhà nữ quyền trên mạng.

945539182

Các nhân vật nữ được tạo ra chỉ với mục đích câu khách, nhằm thu hút các game thủ nam. Nguồn ảnh: Getty Images.

Vào năm 2016, công ty game hàng đầu Hàn Quốc - Nexon đã sa thải một nữ diễn viên lồng tiếng sau khi cô ấy đăng một bức ảnh cô mặc một chiếc áo phông được bán bởi nhóm với dòng chữ: "Những cô gái không cần hoàng tử".

korean actress kicked out for feminist t shirt 1

Bài đăng khiến cho nữ diễn viên bị sa thải.

Một nhà phát triển lớn khác là Smilegate tháng trước đã  xóa bỏ hình ảnh của các nữ họa sỹ vẽ tranh minh hoạ bị cho là liên quan đến nhóm bởi cô đã viết hay retweet lại các bài đăng liên quan đến quyền của phụ nữ.

Nhiều game thủ thậm chí còn theo dõi các nhà lập trình nữ để kiểm tra xem liệu họ có tweets, retweets hay thích bất cứ thứ gì liên quan đến nữ quyền không, sau đó khiếu nại với nhà tuyển dụng của họ và kêu gọi các công ty khác tẩy chay.

Một nhà quản lý cấp cao của một công ty trò chơi trực tuyến cho biết: "Những game thủ này sẽ không ngừng tấn công bất cứ ai viết bất cứ điều gì liên quan đến vấn đề quyền phụ nữ, và nếu ai đó bị cho là ủng hộ Megalia thì họ sẽ bị sa thải ngay lập tức." Bà nói: "Doanh thu của trò chơi có thể giảm rất nhanh nếu chúng tôi không can thiệp". Bà còn cho biết trong ngành công nghiệp cực kỳ cạnh tranh này, các công ty đã sa thải ngay lập tức các nhân viên bị cho là dính dáng tới nữ quyền.

945539168

Một anh chàng đi qua một biển quảng cáo game ở tàu điện ngầm. Nguồn ảnh: Getty Images.

Nữ giám đốc điều hành của một công ty game nói rằng việc làm của Nexon vào năm 2016 đã làm gamer tự cho mình quyền tham gia một cuộc săn phù thủy với đối tượng chính là các nữ lập trình. Cô cho biết: “Nhiều nhân viên nữ bây giờ còn hạn chế sử dụng mạng xã hội và tránh đăng "bất cứ điều gì liên quan đến vấn đề quyền phụ nữ" để bảo vệ việc làm của mình."

"Thông thường mọi người không nên bị trừng phạt tại nơi làm việc vì những niềm tin cá nhân mà không liên quan gì đến công việc. Nhưng ý thức chung đó không được chấp nhận trong ngành công nghiệp này hiện nay, đặc biệt đối với phái nữ."

Theo: SCMP
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.