• Về đầu trang
[+ +]
[+ +]

Nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc: Người mang nhóm máu A có nguy cơ nhiễm COVID-19 cao nhất

Tin tức

Theo một nghiên cứu mới đây tại đại học Bắc Kinh (Trung Quốc), những người mang nhóm máu A sẽ có nguy cơ nhiễm COVID-19 cao nhất trong khi những người mang nhóm máu O lại có tỷ lệ "miễn dịch" cao hơn.

Ngay lập tức, nghiên cứu này đã gây ra nhiều tranh cãi và thảo luận trong giới y khoa và dịch tễ trên toàn thế giới.

Để khẳng định cho tuyên bố của mình, một nhóm các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc đã lấy hơn 2000 mẫu bệnh phẩm của các bệnh nhân bị nhiễm COVID-19 ở Vũ Hán và Thâm Quyến để so sánh và tìm ra điểm chung giữa những người bị nhiễm bệnh.

Sau đó nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng: những bệnh nhân mang nhóm máu A có tỷ lệ nhiễm trùng cao hơn và có xu hướng xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm hơn cả.

Tất nhiên đây vẫn là một nghiên cứu sơ bộ và cần có nhiều thời gian hơn để thu thập mẫu, vậy nhưng nhóm nghiên cứu vẫn hi vọng rằng chính phủ Trung Quốc nên chuẩn bị vạch sẵn ra kế hoạch để đối phó với dịch COVID-19.

"Những người mang nhóm máu A nên được tăng cường bảo vệ và cách ly để giảm nguy cơ lây nhiễm chéo khi bị nhiễm bệnh." Bác sĩ Vương Hưng Hòa, trưởng nhóm nghiên cứu trực thuộc bệnh viên Trung Nam, đại học Bắc Kinh cho biết.

"Trong khi đó ngược lại với những người có nhóm máu A, thì nhóm máu O lại có nguy cơ nhiễm bệnh thấp hơn so với các nhóm máu khác.

Trong số hơn 206 bệnh nhân tử vong vì COVID-19 ở Vũ Hán, đã có tới 85 người mang nhóm máu A và cao hơn 63% so với 52 bệnh nhân có nhóm máu O."

Nhiều nhà khoa học tin rằng, việc xét nghiệm máu có thể hữu ích trong việc phân loại và điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19, giúp xác định mức độ phơi nhiễm và phác đồ điều trị của từng nhóm đối tượng khác nhau.

Dù cho những người mang nhóm máu O chiếm phần trăm rất cao ở Vũ Hán, vậy nhưng lại có tỷ lệ phục hồi và phơi nhiễm bệnh thấp hơn so với nhóm máu A.

Tuy nhiên vẫn có nhiều lời cảnh báo về rủi ro khi sử dụng kết quả của nghiên cứu này để vạch ra hướng điều trị cho các bệnh nhân nhiễm COVID-19.

Dù vậy, bác sĩ Cao Anh Đại tại học Thiên Tân (Trung Quốc) lại cho rằng: con số 2000 mẫu xét nghiệm tuy không lớn nhưng không quá ít nếu so với tổng số 180000 bệnh nhân nhiễm COVID-19 trên toàn cầu.

Mặt khác, bác sĩ Cao cũng bổ sung thêm rằng nghiên cứu này chỉ hữu ích đối với những chuyên gia y tế mà thôi, còn người dân thì không nên quá hoảng loạn và lo lắng về những số liệu trên.

Điều này có nghĩa là, không phải cứ ai mang nhóm máu A là sẽ 100% bị nhiễm bệnh và ngược lại.

Vẫn còn rất nhiều câu hỏi bị bỏ ngỏ trong nghiên cứu này, ví dụ như sự tương tác giữa virus corona và các loại hồng cầu hay các yếu tố môi trường bên ngoài và lối sống của các nhóm máu có liên hệ gì tới tỷ lệ nhiễm bệnh hay không

Bên cạnh đó cũng có nhiều ý kiến cho rằng: những người mang nhóm máu A thường nhạy cảm hơn với những biến đổi trong cơ thể khi hệ miễn dịch bị tấn công hoặc virus corona có một bộ nhớ gen (genetic memory) đặc biệt cho phép nó có thể tương thích, sinh sôi và phát triển trong cơ thể của họ.

Tuy nhiên, điều này cũng không đồng nghĩa với việc mang nhóm máu O là bạn sẽ ít có cơ hội bị phơi nhiễm bởi virus corona hơn. Nên nhớ, ai cũng có thể bị mắc COVID-19 nếu như không có những biện pháp phòng tránh và bảo vệ bản thân khi ra ngoài cộng đồng.

Tốt hơn hết, chúng ta vẫn cần phải rửa tay thường xuyên và tuân thủ theo khuyến cáo của các cơ quan chức năng.

Đọc thêm: 46 người bị lây COVID-19 tại Hàn Quốc khi cùng nhau 'diệt trùng' chung bằng bình nước muối

Theo: South China Morning Post
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.