• Về đầu trang
Raven Le
Raven Le

Tưởng niệm 15 năm địa chấn và sóng thần Ấn Độ Dương - thảm họa đã thay đổi lịch sử nhân loại

Tin tức

Ngày 26 tháng 12 năm 2004, một trận động đất 9.1 độ richter ngoài khơi quần đảo Sumatra của Indonesia đã gây ra những đợt sóng khổng lồ đánh vào Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Sri Lanka và nhiều nước khác. Trong số đó Indonesia, Thái Lan và Ấn Độ là chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Hôm nay là tròn 15 năm ngày xảy ra thảm họa khủng khiếp này.

Những cơn sóng thần khổng lồ cao hơn cả tòa nhà có thể nhấn chìm một thị trấn ven biển, giết chết hàng ngàn người trong chốc lát.
tsunami 2004
Hàng trăm hàng ngàn xác người nằm trong đống hỗn độn sau sóng thần.

Thảm họa này được biết với tên khoa học là Cơn địa chấn Sumatra-Andaman, cũng là chấn động địa chấn khủng khiếp nhất mà con người từng đối mặt trong vòng 600 năm qua. Tổng cộng có 230.000 người thiệt mạng, cơ sở vật chất bị thiệt hại lên đến hàng tỷ USD, 1.4 triệu người vô gia cư sau thảm họa.

In this file photo, Meulaboh city is shown under water 28 December 2004, after a quake and tidal waves hit Aceh province early December 26. Antara News Agency/AFP
Thành phố Meulaboh, Indonesia chỉ còn là một đống gạch vụn sau khi bị sóng thần cao hàng chục mét quét qua.
tsunami 2004
Người phụ nữ Ấn Độ vật vã khóc thương cho người thân bị sóng cuốn trôi.

Thảm họa địa chấn và sóng thần Ấn Độ Dương đã thay đổi hoàn toàn lịch sử nhân loại, nó khiến các quốc gia trong khu vực ngồi lại tương trợ nhau, thúc đẩy các nhà khoa học thay đổi tư duy trong việc nghiên cứu, dự báo và đối phó với các thảm họa tương tự. Lần đầu tiên con người trở nên đoàn kết đến như vậy để đối mặt với nguy cơ từ thiên tai.

tsunami 2004
Ảnh chụp ở Indonesia chứng tỏ đợt sóng cao hơn cả ngọn dừa.
tsunami 2004
Một tàu đánh cá bị sóng đánh văng lên bờ.

Tại thành phố Banda Aceh của Indonesia, 130.000 người đã thiệt mạng. Sau 15 năm, Banda Aceh đã được tái thiết nhưng nỗi đau vẫn còn đó ám ảnh người dân suốt nhiều thế hệ.

Kết quả hình ảnh cho banda aceh after and before"
Banda Aceh trước (ảnh trên) và sau khi bị sóng thần hủy diệt.

Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) cho biết sau thảm họa sóng thần Ấn Độ Dương vào năm 2004, công tác cảnh báo và đối phó với thiên tai tại các nước Nam Á và Đông Nam Á đã có nhiều bài học quý giá, nâng cao kinh nghiệm đối phó với thảm họa thiên tai về sau.

Hình ảnh mô tả sóng thần ở Ấn Độ dương, gây thiệt hại nhiều nhất cho Indonesia, Thái Lan và Ấn Độ.

Sau khi hứng chịu thảm họa, chính phủ các nước bắt đầu xem trọng việc lắp đặt một hệ thống cảnh báo tiên tiến cho vùng biển Ấn Độ Dương nhằm dự đoán sớm những nguy cơ có thể dẫn đến sóng thần, từ đó có kế hoạch di tản và đối phó kịp thời trước khi quá muộn.

Liên Hiệp Quốc đã tạo điều kiện để khởi xướng việc lắp đặt hệ thống cảnh báo ngay trong năm 2005 với những trạm đo địa chấn ghi nhận và phân tích số liệu, từ đó tính toán xác suất xảy ra sóng thần mỗi khi có động đất. Các kết quả nghiên cứu được chia sẻ với tất cả những cơ sở quan trắc trên toàn cầu bao gồm Đại Tây Dương và Caribê, nhằm tạo thành một hệ thống dự đóa - phòng chống thiên tai hữu hiệu.

Theo: Tổng Hợp
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.