• Về đầu trang
An Hy
An Hy

Những ngôi trường 'lạ' trên thế giới: Không lớp học, không kiểm tra, cho trực thăng đón học sinh

Cuộc sống

Tầm quan trọng của giáo dục ngày càng được quan tâm hơn trong con mắt của nhiều người. Nhưng, dù bản chất của nó không hề có sự thay đổi nào trong hàng thế kỉ qua, thì cách thức của việc học không phải lúc nào cũng giống nhau. Đôi lúc, việc đi đến trường và học tập sẽ còn thay đổi tùy thuộc vào nơi bạn sống.

1. Tại New Delhi, Ấn Độ, có một ngôi trường tọa lạc ngay dưới chân cầu

2

Ngôi trường đặc biệt này không có tường, những trụ cột của cầu sẽ đóng vai trò làm ranh giới. Một ngày chia làm 2 buổi học – 2 tiếng buổi sáng cho nam và 2 tiếng vào lúc trưa cho nữ. Học sinh đều là con của những người lao động nhập cư nghèo khó, nông dân và các công nhân lương thời vụ.

Đa số các em vốn đã, đang theo học tại các trường thuộc chính phủ trong địa bàn. Nhưng ở đây, các em còn được cung cấp miễn phí kiến thức bổ sung về các môn như toán học, tiếng anh, tiếng Hindi, khoa học, lịch sử và địa lý.

7

"Trường học miễn phí này giúp chúng em học nhiều hơn những gì trên trường dạy. Các giáo viên ở trường chính phủ không chú ý nhiều đến chúng em, nhưng ở đây các thầy cô đảm bảo chúng em được dạy đúng cách," Reshma cho biết. Ảnh: SHOWKAT SHAFI/AL JAZEERA

8

'Chúng tôi không đủ khả năng trả học phí tư vì tôi có đến năm con gái và hai con trai. Cách duy nhất tôi có thể giúp chúng là gửi chúng đến trường miễn phí này. Đây là món quà thượng đế dành cho những người nghèo như chúng tôi, vì ngay cả trẻ em của chúng tôi cũng có cơ hội học tập ', Kalasho Devi, sống ở một khu ổ chuột gần đó trả lời. Ảnh: SHOWKAT SHAFI/AL JAZEERA

Ông Rajesh Kumar Sharma, 48 tuổi, chủ một cửa hàng tạp hóa và là người sáng lập ngôi trường, gọi nó là trường học miễn phí dưới chân cầu.

6

Ảnh: SHOWKAT SHAFI/AL JAZEERA

Ông chia sẻ: Tôi không muốn thế hệ này bị thua thiệt chỉ vì chúng nó nghèo. Tôi đã bỏ học đại học, tôi không thể trở thành kĩ sư vì sự giới hạn về tài chính. Qua những đứa trẻ này, tôi được thêm cơ hội để sống với ước mơ của mình.”

2. Đồng phục phi giới tính ở Nhật Bản

Nhờ có làn sóng anime/manga mà đồng phục thủy thủ của học sinh Nhật dường như đã trở thành một biểu tượng trên khắp thế giới. Tuy nhiên, gần đây, một thay đổi nhỏ liên quan đến giới tính đang dần thay da đổi thịt hình ảnh đặc trưng này.

11 models pose in unisex school uniforms manufactured by tombow co courtesy of tombow co via kyodo

Đồng phục phi giới tính

Hiện bộ đồng phục không phân chia sắc giới đã xuất hiện tại vài trường học. Và trong tương lai, Nhật Bản dự định sẽ yêu cầu tất cả các trường trên cả nước phải sử dụng dạng đồng phục kiểu này.

3. Trường học nổi trên tàu

70% tổng diện tích đất của Bangladesh thấp hơn một mét so với mực nước biển. Vị trí xui xẻo trên đồng bằng sông Hằng, dễ dàng bị ngập lụt trong mùa gió mùa và bị ảnh hưởng bởi lượng mưa từ dãy Hy Mã Lạp Sơn. Cả 3 nguyên nhân trên kết hợp khiến cho khoảng 1/5 đất nước chìm trong lũ lụt hằng năm.

Số dân ở Bangladesh là 165 triệu người, 32% dưới 15 tuổi, nên lượng dân số trong độ tuổi đi học còn rất lớn. Điều này đặt gánh nặng lớn lên tình hình tài chính của đất nước vốn đã khó khăn.

Các trường học thông thường còn phải đóng cửa trong trận lụt, khiến hàng triệu trẻ em không được tiếp cận với giáo dục. Chính vì tình cảnh ngặt nghèo như vậy mà sáng kiến trường học chống lũ trên thuyền mới được đưa ra.

Các tổ chức phi lợi nhuận đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp các trường nổi này. Thường những ngôi trường đặc biệt sẽ được cung cấp các tấm pin nặng lượng mặt trời, giúp các em học sinh được học tập ngay cả khi lũ lụt ở mức tồi tệ nhất.

4. Học sinh chỉ nhập học khi đủ tuổi vào sinh nhật lần thứ 4

Một trong các khó khăn mà nhà trường phải đối mặt đó là nếu tất cả học sinh nhập học trong cùng 1 ngày (thường là đầu tháng 9), thì một số học sinh sẽ lớn hơn những em còn lại gần 1 tuổi.

Điều này có vẻ chẳng ảnh hưởng gì mấy, nhưng trên thực tế, nó thể hiện sự khác biệt đáng kể về các mặt phát triển. Chẳng hạn như ở Anh (học sinh nhập học cùng lúc ở độ tuổi từ 4-5 tuổi), các học sinh sinh vào tháng 9 luôn học giỏi ở trường hơn học sinh sinh vào tháng 8.

Để giải quyết vấn đề này, Hà Lan ra quyết định các em chỉ phải nhập học khi đến sinh nhật lần thứ 4 của mình. Vì vậy, trong suốt cả năm luôn có những em học sinh mới tham gia. Và mặc dù điều này giúp các em sinh sớm có nhiều thời gian để ổn định và kết bạn hơn (đôi khi có thể có chút cô đơn vì nhập học sớm) nhưng ít ra, nó tạo điều kiện và cơ hội cho tất cả học sinh đều phát triển ở mức độ tương tự nhau.

5. Học sinh được quyền quyết định có mang giày dép vào lớp hay không

Một số các quốc gia thuộc Châu Đại Dương, chẳng hạn như Úc hay New Zealand, học sinh không bị bắt phải mang giày. Điều này vốn dĩ không hẳn chỉ áp dụng với trẻ em. Vì nhiều người lớn tại các nước này cũng không đeo giày dép khi ra ngoài, đến nhà hàng, khám bệnh,…

14

Và thông thường, trẻ em vẫn phải đi và đến lớp với giày dép trên chân mình, nhưng chúng không cần phải đeo khi ngồi trong lớp. Tuy nhiên, việc mang giày dép vẫn sẽ thay đổi tùy thuộc điều kiện thời tiết.

6. Giáo dục bên trong những vách ngăn

Hệ thống trường học bán công Carpe Diem cho học sinh học tập trong các vách ngăn, gần giống như là bàn làm việc thường thấy của dân văn phòng và thực hiện công tác giảng dạy thông qua bàn máy tính.

Việc này có thể xem như là sự kết hợp của giáo dục truyền thống với công nghệ hiện đại thời 4.0 chăng? Ảnh: Nichole Dobo

Họ cho rằng với môi trường học tập thế này, sẽ giúp học sinh tập trung, dễ dàng thao tác với các bài giảng hơn, chưa kể các em có thể tiếp cận với nguồn tài liệu phong phú và rộng mở trên máy tính. Việc học tập trên máy tính có thể đỡ gánh nặng hơn là giáo dục như bình thường, cả cho trò và thầy.

7. Trường học gần gũi với thiên nhiên

Mẫu giáo trong rừng là dạng giáo dục cho phép trẻ nhỏ học tập và sinh hoạt một cách thân thiện với môi trường sống ngoài tự nhiên.

Học sinh tại các trường này không chỉ được học các kiến thức nền cơ bản, mà còn được hiểu biết thêm nhiều thứ khác về rừng rậm, cây cối và môi trường xung quanh chúng. Chúng sẽ được tiếp xúc với đất, sỏi, cây cối một cách trực tiếp và đầy sáng tạo thông qua những trải nghiệm được xây dựng trực tiếp từ trường.

13 1

Mô hình mầm non kiểu này đã xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm cả Anh, Mỹ và Cộng Hòa Séc.

8. Nhà trường đón đi học và trở về bằng trực thăng

Người Nenets là nhóm người bản địa có dân số lớn nhất nước Nga, gồm khoảng 45.000 người sống rải rác trong các khu rừng phương Bắc và vùng lãnh nguyên băng giá của Bắc Cực. Họ làm nghề săn bắn và chăn tuần lộc.

18

Với cách sống và môi trường khắc nghiệt như vậy, trường nội trú của nhà nước là lựa chọn lí tưởng nhất cho các gia đình Nenets. Các trực thăng sẽ đến đón nhóm học sinh bản địa này đến trường và rồi trả họ về lại sau 9 tháng học tập.

9. Nói không với bài thi, kiểm tra, điểm số và bài tập về nhà

Nghe có vẻ khá … viển vông nhưng đúng là có một ngôi trường trong mơ như vậy ở ngay quận Brooklyn, thành phố New York, Mỹ.

Ảnh: Facebook Brooklyn Free School

Brooklyn Free School là một ngôi trường lấy cảm hứng từ các trường tiến bộ từ những năm 1960, không thi, không kiểm tra, không điểm số hay kể cả là bài tập về nhà. Các lớp học thậm chí còn không bắt buộc. Học sinh có quyền tham gia ban quản trị trường học với số phiếu bầu ngang bằng phiếu của nhân viên.

Hình thức giảng dạy này áp dụng tất cả các cấp, từ lứa mầm non 3 tuổi đến những học sinh trung học phổ thông 18 tuổi.

10. Trường học không có lớp học

Nhà trường Ørestad Gymnasium tại Copenhagen, Đan Mạch đã thay thế hẳn hình thức giác dục thông thường với một diện mạo mới hoàn toàn. Họ xây dựng các khu vực cá nhân, khu vực nhóm, khu vực hội họp, gặp gỡ và một phòng tập thể dục cho học sinh của mình.

Học sinh trường có độ tuổi từ 16-19 tuổi

Đây được xem là trường học kiểu mới, bỏ xa "trường học nhà máy" kiểu cũ, giúp khơi gợi sự sáng tạo, niềm hứng thú và tạo không gian làm việc, học tập tốt nhất cho học sinh

Phía sau trường còn có “lớp học ảo”, nơi các học sinh viết blog, sản xuất podcast và sử dụng nhiều phương tiện truyền thông khác nhau thông qua văn bản, hình ảnh và âm thanh.

Bên ngoài trường học nhìn như 1 khối vuông ngay ngắn

Trường cũng không có thời khóa biểu cố định. Việc học tập tại trường chủ yếu là tự thân và nó phụ thuộc vào cá nhân học sinh, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, cố vấn.

Theo: Tổng hợp
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.