• Về đầu trang
Hồng Hạc
Hồng Hạc

Thi thể Hương phi của Càn Long bị hủy sau khi qua đời và sự thật đằng sau câu chuyện mùi hương trời sinh

Lịch sử

Nửa cuối năm 2018, Diên Hi Công LượcNhư Ý Truyện khiến đông đảo khán giả say mê khi lần lượt miêu tả chuyện hậu cung thời vua Càn Long.

Mặc dù cả hai tác phẩm đều tập trung khai thác Hoàng hậu nhưng nhân vật Hương phi lại thành công tạo ra sức hút lớn, lý do là vì nàng được xem như phi tần đẹp nhất trong số các phi tần vốn đã như hoa như ngọc của vua Càn Long.

photo1534388510860 15343885108601150247679

Thuận tần - phiên bản Hương phi mới trong "Diên Hi Công Lược".

photo 4 15369998229952118234768

Hương phi trong "Như Ý Truyện" là Hàn Hương Kiến.

Dựa theo lịch sử, nguyên mẫu của Hương phi thực chất là Dung phi. Nàng xuất thân từ tộc Duy Ngô Nhĩ, là giai nhân sở hữu ngũ quan sắc sảo cùng tướng mạo tú lệ.

Sau khi Lệnh hoàng quý phi qua đời, địa vị của nàng cao thứ 3 chốn hậu cung. Tuy nhiên có một điều đáng nói rằng, lúc khám phá lăng mộ của nàng, học giả lại phát hiện thi thể bị phân tán khắp nơi. Qua kiểm tra, câu chuyện mùi hương trời sinh được truyền miệng suốt mấy trăm năm cũng được hé lộ.

mqvd fyrkuxt4589990

Câu hỏi về mùi hương ngào ngạt trên người Hương phi đã có đáp án.

Theo đó, ai cũng nghĩ rằng Hương phi được mai táng tại Lăng Hương phi ở Kashgar (Ca Thập), Tân Cương nhưng trong một lần vô tình, các học giả phát hiện nàng được chôn cất trong Lăng Thanh Đông của Hoàng đế Càn Long.

Sở dĩ khẳng định như vậy là vì thời điểm bấy giờ khu vực lăng mộ này sụt lún tạo ra hiện tượng đọng nước, các học giả phải thực hiện công tác khắc phục. Khi họ tiến vào trong thì phát hiện những tên trộm mộ đã cướp phá, thi thể nằm trong đó cũng không tìm thấy.

Lúc này, có người phát hiện ra hai viên đá mắt mèo, học giả chiếu theo phục sức của các phi tần nhà Thanh đoán rằng, người có thể sử dụng loại loại đá đặc biệt như thế chắc chắn mang thân phận và địa vị cao quý, từ đó suy luận chủ nhân ngôi mộ chính là phi tử của Càn Long.

photo 3 1504713822758

Các học giả tiếp tục thăm dò thì tìm thấy những mẫu xương bị phân tán rải rác, riêng xương đầu mất tích. Sau cùng, họ đào được hộp sọ trong bãi bùn, thông qua giám định chuyên môn, tất cả mẫu xương là cùng một người.

Đến khi kiểm tra trang phục, học giả phán đoán chủ nhân ngôi mộ chết sau năm 53 Càn Long. Đáng nói, họ phát hiện ngôi mộ không theo truyền thống chôn cất của dân tộc Mãn là "trong quan ngoài quách" (một quan tài lớn chứa quan tài nhỏ), mà là "một quách chế" (quan tài lớn) của đạo Hồi, trên chiếc quách này còn viết một câu trong Cổ Lan Kinh (Qur’an) là "Nhân danh Allah". Tất cả các manh mối khi xâu chuỗi lại cho thấy chủ nhân ngôi mộ chính là Hương phi đến từ đạo Hồi.

dan17

Mà Hương phi chỉ là cách gọi trong dân gian, nàng thực chất là Dung phi trong lịch sử. Dung phi có họ là Hòa Trác Thị, 27 tuổi nhập cung liền trở thành quý nhân.

Theo lưu truyền, vì thời điểm nàng đặt chân đến đây trùng thời điểm lệ chi (cây vải) được chuyển đến từ phía Nam cho ra hơn 200 trái nên được xem là người đẹp mang lại may mắn. Chính vì lẽ này mà Càn Long vô cùng sủng ái nàng, xây hẳn Thanh Chân Tự, mời đầu bếp làm món riêng và cho phép nàng được mặc trang phục dân tộc mẹ đẻ trong cung.

120104kphamhuong05 e9564 1497338221442

Càn Long sủng ái Hương phi vì nàng mang nhiều may mắn.

Đối với chuyện mùi hương trời sinh mà dân gian hay nhắc, học giả đã đem hài cốt Dung phi đi khám nghiệm, phát hiện nàng quả thực không có thể chất tạo ra mùi hương thơm ngát. Họ cho rằng vì nàng sinh ra ở Tân Cương nên thích dùng hương liệu, nhất là loại làm từ Sa Táo Hoa ngày ngày đều mang theo trên người. Vì loại này có mùi hương độc đáo, là mùi hiếm ở đất trung nguyên nên người trong hoàng cung mới hiểu nhầm nàng trời sinh đã tỏa ra sự thơm ngát.

photo 4 15335531111301347440033 15336264288901045383859 15350076496541714567429

Không giống với Thuận tần, Dung phi trong lịch sử là người hiền lương thục đức.

Không giống Thuận tần trong Diên Hi Công Lược, Dung phi trong lịch sử tính tình hiền lành, không thích tranh đấu, là người được Thái hậu nhất mực yêu quý. Chỉ là suốt 20 năm sống trong hoàng cung, nàng chưa từng sinh con cho Càn Long, năm 55 tuổi vì bệnh mà qua đời. Chân dung của nàng đã bị đánh cắp nên đến nay đó vẫn là câu đố khó giải của hậu thế.

Theo: Ettoday
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.