• Về đầu trang
Lost Bird
Lost Bird

Yayoi Kusama - Một người điên rất 'tỉnh', nữ hoàng của những chấm bi

Nghệ thuật

Yayoi Kusama là hoạ sỹ nổi tiếng của Nhật Bản với các tác phẩm chấm bi. Mức độ lan toả của bà được thể hiện qua số lượng kỉ lục những người đến tham quan các buổi triễn lãm chấm bi. Buổi triển lãm Yayoi Kusama: Infinite Obsessions (Ám ảnh bất tận) năm 2013 đã thu hút hơn 2 triệu lượt người tham quan khi tổ chức tại nhiều địa điểm ở Nam Mỹ. Trung bình mỗi ngày có khoảng 9.000 người đến xem triển lãm này. 

Nguồn ảnh: gramunion

Yayoi Kusama sinh năm 1929 trong một gia đình giàu có tại Nhật Bản và không bị ảnh hưởng bởi chiến tranh thế giới thứ 2. Mặc dù vậy, nỗi ám ảnh kinh hoàng thời tuổi thơ của bà lại chính là người mẹ bạo lực, thường xé tan nát tranh bà vẽ. Sự căm ghét mẹ khiến bà bắt đầu có những ảo giác và gặp vấn đề thần kinh. Bà bắt đầu yêu chấm bi vào những năm 1950. Từ năm 1951 - 1955, bà vẽ hàng ngàn bức ảnh dựa trên những ảo giác đó. Năm 1956, bà chuyển đến Mỹ sinh sống. Chỉ sau đó 18 tháng, bà đã có buổi triển lãm đầu tiên và thậm chí được so sánh với Pollock (một hoạ sỹ người Mỹ nổi tiếng theo đuổi chủ nghĩa trừu tượng sống động). Thời gian này bà cũng là một người hoạt động xã hội rất sôi nổi. Bà từng gửi thư cho phép Richard Nixon (tổng thống Mỹ thời bấy giờ) ngủ với mình nếu ông đình chiến tại Việt Nam. Vào những năm 1960, mức độ đa dạng trong các tác phẩm nghệ thuật của bà rất kinh khủng. Từ vẽ, điêu khắc, trình diễn, sắp đặt, điện ảnh, thậm chí thiết kế thời trang bà đều để lại dấu ấn. Bà kể rằng, các ý tưởng đến với bà nhiều và liên tục đến mức bà thường xuyên bị tê liệt vì không biết phải làm gì với chúng.

Bà tự miêu tả mình là một nghệ sỹ ám ảnh, một kẻ dị giáo trong nghệ thuật. Bà vừa sợ hãi vừa đam mê những gì mình tạo ra được. Bà là một trong những người đi tiên phong về pop art, thường xuyên tạo ra những công trình nghệ thuật sắp đặt trên đường phố Mỹ và cũng thường xuyên bị cảnh sát bắt giữ. Kusama nói rằng: “Chấm bi không thể đứng riêng rẽ. Khi chúng ta xóa bỏ tự nhiên và cơ thể chúng ta bằng những đốm màu, chúng ta trở thành một thể thống nhất với những gì xung quanh."

Năm 1973, sức khoẻ giảm sút, bà trở lại Nhật để điều trị bệnh. Bà nói rằng, với những người như bà, cuộc sống ở Nhật rất khó khăn, trừ khi sống trong bệnh viện tâm thần. Yayoi Kusama là một người mang bệnh tâm thần nhẹ. Nhưng bà có 3 điểm khác biệt với những người điên thông thường:

1. Bà biết mình bị điên.

2. Bà tự nguyện sống trong bệnh viện tâm thần, từ năm 1975.

3. Năm nay 88 tuổi, bà chưa bao giờ ngừng sáng tạo.

“Tôi sẽ tiếp tục làm nghệ thuật cho đến khi niềm đam mê còn giúp tôi đi tiếp. Tôi vô cùng cảm động khi có nhiều người ưa thích chúng. Tôi làm nghệ thuật bởi nó là liệu pháp chữa trị cho tâm bệnh của tôi, nhưng tôi chắc tôi sẽ không biết mọi người đánh giá các tác phẩm của tôi ra sao cho đến sau khi tôi chết. Tôi tạo ra nghệ thuật để chữa trị cho nhân loại." Với những tác phẩm mà suốt cuộc đời bà dành cho cho sự khô cằn của trái đất này, bà đã vẽ một dấu chấm tròn vĩnh cửu vào lịch sử nghệ thuật con người.  

Ngày 1/10 tới đây, bà sẽ ra mắt bảo tàng của riêng mình tại Shinjuku, Tokyo. Bảo tàng có 5 tầng, sơn màu trắng toát với những đường cong tinh tế cùng khung cửa sổ lớn nổi bật. Tầng 1 bán quà lưu niệm, tầng 2 và 3 trưng bày tác phẩm, tầng 4 là những tác phẩm nghệ thuật sắp đặt và tầng 5 là phòng đọc tư liệu về bà.

Nguồn ảnh: spoontamago

Creation is A Solitary Pursuit, Love is What Brings You Closer to Art'là chủ đề của buổi triển lãm đầu tiên tại bảo tàng này, dự kiến bắt đầu vào 1/10/2017 kéo dài đến 25/2/2018. Năm 2013, bà từng có buổi triển lãm tại Việt Nam mang tên Yayoi Kusama: Những nỗi ám ảnh.

Cùng Lost Bird chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật của “người điên chấm bi".

Nguồn ảnh: artsy

Nguồn ảnh: Kusama

Nguồn ảnh: Moderna Musheet

Nguồn ảnh: Kusama

Nguồn ảnh: theculturetrip

Nguồn ảnh: theculturetrip

Nguồn ảnh: hirshhorn

Nguồn ảnh: trbimg

Nguồn ảnh: hirrhhorn

Xem thêm đoạn video phỏng vấn đời Yayoi Kusama tại đây:

Nguồn bài: Tổng hợp 

  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.