• Về đầu trang
Milu
Milu

Bác sĩ da liễu đưa ra 7 lời khuyên để từ bỏ thói quen cắn môi 'độc hại'

Beauty

Trên thực tế, có hai lý do giải thích cho việc tại sao mọi người hay cắn môi. Thứ nhất là bởi đôi môi bạn không được mềm mại, thường xuyên bị khô và bong tróc. Chính cảm giác khó chịu đó khiến bạn có xu hướng liếm hoặc cắn môi để loại bỏ lớp da chết.

Khi môi khô, chúng ta sẽ liếm nó thường xuyên hơn. Tuy nhiên điều này có thể khiến môi càng thêm khô căng và khó chịu.

Victoria Schofield, Giám đốc giáo dục kỹ thuật số của hãng Dermalogica nói.

Nguyên nhân tiếp theo đến từ sự lo lắng. Đúng vậy, khi tâm trạng không thoải mái hoặc căng thẳng cũng là lúc bạn cắn môi nhiều nhất. Theo y học Trung Quốc, đôi môi có mối liên hệ mật thiết với dạ dày và ruột già.

Nhiều người sẽ vô thức cắn hoặc liếm môi mỗi khi lo lắng. Hãy thử nhớ lại, hành động này xảy ra những lúc chúng ta cảm thấy mệt mỏi hoặc bất an.

Bà Schofield chia sẻ thêm

Tiến sĩ Anita Sturnham, bác sĩ đa khoa chuyên về da liễu đồng ý rằng cắn môi có thể liên quan đến căng thẳng, lo lắng và thậm chí là buồn chán; nhưng cũng cảnh báo rằng việc thường xuyên lặp lại nó một cách không kiểm soát cũng có thể là triệu chứng của BRFB – hành vi lặp lại của cơ thể. Dạng rối loạn hành vi này khiến chúng ta lặp đi lặp lại hành động cắn môi từ lúc còn thơ ấu cho đến khi trưởng thành. Thậm chí, thói quen này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng như khiến mô môi bị tổn thương, môi đau, loét, nhiễm trùng hay thậm chí để lại sẹo và gia tăng nguy cơ ung thư miệng.

Cắn môi là hành động tưởng như vô hại nhưng trong vài trường hợp, cắn quá nhiều sẽ gây nên các vết loét hoặc bội nhiễm. Nếu phát hiện bản thân có thói quen này, hãy cố gắng khắc phục bằng cách tuân theo những chỉ dẫn dưới đây.

1. Nhận ra có sự kích động về cảm xúc

Chìa khóa để giải quyết vấn đề này là biết được cảm xúc của mình đang có vấn đề. Nếu bạn thấy mình mím môi trong lúc ngồi trước máy tính và cố gắng hoàn thành các công việc quan trọng, hãy chuyển hướng suy nghĩ sang điều gì đó vui vẻ hơn. Nhai kẹo cao su không đường được xem là liệu pháp hiệu quả trong việc phân tán tư tưởng.

2. Giảm stress

Căng thẳng có tác động xấu lên tâm lý, do đó hãy tìm cách giảm bớt nó. Tập thể thao và thiền định là những biện pháp đã được chứng minh là giúp giảm stress. Nếu chúng vẫn không có tác dụng với bạn, hãy thử qua Liệu Pháp Nhận Thức Hành Vi để đảm bảo sẽ không xảy ra hậu quả nghiêm trọng hơn trong tương lai.

3. Rửa môi

Nghe khá lạ nhưng bạn nên biết rằng việc rửa môi cũng rất quan trọng. Tương tự như rửa mặt, rửa môi giúp bạn loại bỏ vết son còn dư thừa, da chết và bụi bẩn bám vào suốt một ngày dài. Sau đó hãy giữ cho đôi môi của bạn luôn ở trạng thái mềm mại bằng các sản phẩm son dưỡng môi hoặc dầu dưỡng. Hãy tập trung một chút vào đường viền môi. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa mụn đầu đen nhỏ quanh khu vực này.

4. Đừng bao giờ quên tẩy tế bào chết cho môi

Như đã đề cập phía trên, các lớp da chết còn trên môi chính là thứ khiến bạn cảm thấy khó chịu, do đó hãy chăm tẩy tế bào chết để loại bỏ lớp da xù xì và thô ráp. Hãy sử dụng các nguyên liệu tẩy nhẹ nhàng, chiết xuất từ thiên nhiên như đường hay đu đủ bởi môi rất mỏng manh dễ và tổn thương.

5. Dưỡng ẩm thường xuyên hơn

Đôi môi rất kém trong việc tự giữ ẩm, do đó cần đảm bảo rằng chúng luôn được dưỡng ẩm kỹ càng. Hãy thoa son dưỡng có các chất làm mềm như vitamin E, dầu bơ hoặc HA. Nhiều chuyên gia khuyên rằng bạn nên tránh các sản phẩm có nền dầu khoáng hoặc sáp chiết xuất từ dầu mỏ (ví dụ như Vaseline) vì chúng có thể gây nhầm lẫn giữa các mô môi và giảm khả năng tự bảo vệ của hàng rào tự nhiên trên môi.

6. Chăm sóc đặc trị vào ban đêm

Tập thói quen đắp mặt nạ ngủ cho môi vào ban đêm như một phần trong thói quen chăm sóc da. Các sản phẩm này được làm ra với thành phần chuyên dụng để tái tạo da môi trong lúc ngủ. Và khi thức dậy, chúng ta sẽ có một làn môi khỏe mạnh và căng mọng hơn, không còn các vảy da chết đáng ghét khiến bạn phải để tâm nữa.

7. Đánh son đậm

Đây là biện pháp tâm lý hữu hiệu để ngăn chặn việc bạn cứ thường xuyên “nhòm ngó” đến đôi môi của mình. Đánh son thật đậm hoặc dùng son bóng sáng sẽ tạo ra một tâm lý e ngại khi bạn chuẩn bị liếm hoặc cắn môi. Tất nhiên đừng sử dụng những loại son nào thơm quá hoặc có vị ngon nếu bạn không muốn công sức của mình thành công cốc!

Chắc hẳn không ai muốn cắn môi khi đã tốn công sức để tô vẽ đẹp như thế này!
Theo: Byrdie
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.