• Về đầu trang
Azazeal
Azazeal

Nói chuyện nhẹ nhàng về triết học: Chủ nghĩa khoái lạc, Chủ nghĩa hoài nghi, chủ nghĩa khắc kỷ (P.1)

Sách

"Tôi chẳng dạy ai điều gì cả, tôi chỉ có thể khiến họ suy nghĩ" - Socrates

Bản thân Socrates trong suốt cuộc đời mình không là tác giả của bất kỳ tác phẩm nào, phần lớn những thông tin để tạo dựng nên hình tượng hiện tại của ông đều từ người học trò với lý lịch cũng ấn tượng không kém là Platon. Dù luôn tự nhận mình là kẻ không biết gì, song có một sự thật mà chúng ta không thể chối cãi: ông là một người thông thái, những thành tựu của ông đã để lại một dấu mốc quan trọng trong lịch sử Triết học Hy Lạp nói riêng và Triết học thế giới nói chung.

Chủ nghĩa khoái lạc, chủ nghĩa hoài nghi và chủ nghĩa khắc kỷ bản thân người khởi nguồn ra chúng không phải là Socrates tuy nhiên cùng với đạo đức họctri thức luận của ông mà chính những chủ nghĩa triết học này trở thành một bộ phận chính cho Triết học Hy Lạp thời kỳ hậu Sokrates.

Trong bài viết này, chúng ta không đi sâu trong việc tìm hiểu đồng thời không đi sâu vào phân tích những giá trị nội tại của chúng, mà tìm hiểu những nội dung cơ bản nhất, thiết thực nhất của chúng.

Chủ nghĩa hoài nghi (Scepticism)

Về cơ bản, như tên gọi, là một vấn đề của triết học, trong đó với bất kỳ hệ thống, quan điểm hay tri thức nền tảng nào đều được người theo thuyết trên nhìn nhận với góc độ đầy hồ nghi và xem xét.

Bản chất chủ nghĩa hoài nghi thể hiện quan điểm tương phản với chủ nghĩa giáo điều, tùy vào phạm vi của sự hồ nghi cũng như tính chất của khái niệm, nền tảng và tri thức mà cũng được phân loại:            

Hoài nghi cục bộ (Local Scepticism): Góc độ của sự nhận thức cũng như yếu tố của sự hồ nghi hướng vào bản chất của chính tri thức. Về cơ bản chủ nghĩa hoài nghi cũng như những giá trị chính yếu của nó tồn tại trong suốt lịch sử nhân loại, mà trong chính ở góc độ phân loại này ai trong chúng ta cũng từng nhận ra các kết quả của sự hoài nghi đó. Những thành tựu được tạo nên từ sự hoài nghi mà chúng ta có thể dễ dàng kể đến

+ Thuyết Trái đất phẳng và Galileo: trong đó niềm tin, tri thức cho rằng Trái đất là một mặt phẳng trải dài và dẹt có hình dạng như một chiếc đĩa được hình thành, tin và lưu truyền cho đến tận thế kỷ XVII, bất kỳ trào lưu và quan điểm chống đối lại tri thức trên đều được xem là sự chống đối khoa học. Và trên thực tế câu trả lời, một kết quả về hình dạng của Trái Đát một cách tương đối hoàn thiện đã đến với chúng ta.

       +  Thuyết địa tâm và thuyết nhật tâm – Copernicus: Quan điểm cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, mọi hành tinh kể cả Mặt trời đều xoay quanh Trái Đất. Dĩ nhiên trải qua quá trình nghiên cứu và phản chứng quản điểm trên của chính Copernicus và thậm chí là của người đi sau Galileo ở gần 100 năm sau đã đặt nền tảng cho những tri thức được hình thành về sau: “Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời và xoay quanh chính nọ”.

Hoài nghi bao hàm (External Scepticism): trong trường hợp này, sự hồ nghi không hướng vào bản chất tri thức mà hướng rộng ra những yếu tố xung quanh chẳng hạn như các yếu tố hình thành nên tri thức.

Lấy ví dụ: Bạn A đang là sinh viên đại học, khi nghe bạn B mình hỏi về một người bạn C cùng lớp năm cấp ba. Sau khi lục lại một tí trí nhớ trong não bạn, bạn đưa ra một kết luận: Bạn C đó "hình như" hơi xấu tính.

Bản chất từ ví dụ trên, sự hồ nghi mở rộng ở đây không nhắm đến mệnh đề “Bạn C đó hình như hơi xấu tính” mà nhắm vào quá trình bạn nhận thức cảm tính và lý tính để đưa ra mệnh đề nêu trên và có hay không trong trí nhớ của A, người bạn C đó có đúng là người mà B nhắc đến hay không?  Trong trường hợp này, đối tượng của sự hồ nghi chính là bao hàm từ giác quan đến năng lực lý tính và cảm tính trong khả năng nhận thức của chính chúng ta. Vấn đề này được mở rộng, trong quan điểm của Hume “sự hoài nghi của Decartes”, về sau quan điểm trên được thể hiện qua mô hình JTB của họ trò của SokratesPlaton tuy nhiên bản chất của nó lại là sự hồi quy vô tận, bởi sự thật rằng nếu bất kỳ tri thức nền tảng đã được xây dựng và được nhìn nhận đúng đắn một cách khách quan tuy nhiên không thể giải thích và chỉ được thừa nhận đều được nhìn nhận dưới sự hồ nghi thì tổng thể cả quá trình đó đề là sự thoái lui, điều đó chính là một trong những khuyết điểm lớn nhất của chính chủ nghĩa hoài nghi.

Tuy hướng tiếp cận tri thức của chủ nghĩa hoài nghi còn tồn tại mâu thuẫn nhất định nhưng cũng chính nhờ những mâu thuẫn đó đã giúp các nhà khoa học đặt ra và làm rõ những vấn đề tồn tại từ thuở sở khai của tri thức, tiêu biểu có thể kể đến Đinh lý bất toàn của Gödel được áp dụng rộng từ toán học đến cả triết học hay Con mèo của Schrödinger.

"Anything you can draw a circle around cannot explain itself without referring to something outside the circle – something you have to assume but cannot prove."

“Bất cứ điều gì mà bạn có thể vẽ một vòng tròn bao quanh nó sẽ không thể tự giải thích về chính nó mà không tham chiếu đến một cái gì đó ở bên ngoài vòng tròn – một cái gì đó mà bạn phải thừa nhận là đúng nhưng không thể chứng minh.”

Kurt Gödel

Diễn giải câu nói trên theo một cách dễ hiểu nhất: thứ bên trong vòng tròn chính là một tri thức, bản chất việc hình thành nên tri thức đó chắc chắn phải được tạo nên từ những tri thức khác bên ngoài vòng tròn và  bản thân những tri thức đó cũng đang trong nhiều vòng tròn khác và cho tới những vòng tròn cuối cùng, tính chất của tri thức trở về hình dạng cơ bản nhất mà ở đó, thừa nhận nó “ĐÚNG” là lựa chọn cuối cùng  

Ví dụ: trong góc độ toán học đặc biệt là hình học phẳng, khi áp dụng chủ nghĩa hoài nghi và hồi quy ngược về tính chất ban đầu của những tri thức, mà ở đó chúng ta không thể chứng minh.

Đi qua hai điểm bất kì, luôn luôn vẽ được một đường thẳng

CHỨNG MINH HỘ!!!!!!

Định lý bất toàn của Gödel như một lời phản bác cho chính chương trình Hilbert với mục tiêu xây dựng một hệ tiền đề hoàn chỉnh cho toán học và quan điểm của chính ông lan rộng, rằng cho dù thế nào, sẽ có những tri thức không thể nào chứng minh được và ta không thể làm gì khác ngoài việc thừa nhận nó.

Cùng với định lý bất toàn, Con mèo của Schrödinger dường như đã là một ví dụ quá nổi tiếng, trong đó trạng thái “nửa sống, nửa chết” của con mèo tội nghiệp đã quá nổi tiếng, thể hiện một sự phê bình với Cách hiểu Copenhagen, một quan điểm cơ học lượng tự gây tranh luận tại thời điểm bấy giờ. Tuy nhiên chúng ta sẽ để nó trong những bài viết sau.

Vậy bằng cách nhìn nhận cách thức tiếp cận của chủ nghĩa hoài nghi, đối với chính xã hội hiện tại, nó còn có thể áp dụng được hay không? Câu trả lời là CÓ.

“The only true wisdom is in knowing you know nothing" - Socrates

Bản chất mọi tri thức ta tiếp nhận đều phải trải qua quá trình hồ nghi, đặt câu hỏi và cũng bởi vì vậy, như quan điểm của chính Sokrates, thật ra chúng ta không biết gì cả.

(Còn tiếp...)

Theo: Plato, Socrates and the Dialogues – Micheal Sugrue ; The SAGE Encyclopedia of Qualitative Research Methods -Lisa M. Given; Ancient Philosophy - Forrest E. Baird và Walter Kaufann

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.