• Về đầu trang
Minh Ngọc
Minh Ngọc

Cái chết của một sinh viên đã khiến người Nhật phải thay đổi cái nhìn với cộng đồng LGBT như thế nào

Cầu vồng

Tên của một sinh viên tự tử sau khi bị phát hiện là người đồng tính có lẽ chỉ được một số ít người như gia đình, bạn bè, bạn học và trường đại học nơi anh ta học biết đến vì ngay cả khi chết, quyền riêng tư của anh ta được coi là quan trọng ở Nhật Bản.

Tuy nhiên, cái chết của anh chàng này được cho là đã gây xáo trộn cục diện xã hội đối với cộng đồng LGBT ở một quốc gia bảo thủ như xứ sở Phù tang.

b4d772c0 6586 11e9 a2c3 042d2f2c8874 image hires 135319

Những người đấu tranh cho quyền lợi của cộng đồng LGBT giơ cao lá cờ lục sắc. Ảnh: EPA

Cách đây không lâu, gia đình anh đã gửi lên tòa án là đơn yêu cầu yêu cầu trường đại học Hitosubashi phải bồi thường thiệt hại vì khiến con trai mình tự tử do bị phát hiện là người đồng tính. Nhưng vào tháng 2 năm nay, đơn đã bị tòa án bác bỏ vì bị cho là không đủ dữ liệu.

Ngay lập tức, luật sư của gia đình này đã cho biết họ sẽ kháng cáo và gửi lên tòa án cấp cao hơn với lý do trường đại học không coi đây là vấn đề nhân quyền và không có biện pháp ngăn chặn nạn bắt nạt hay giáo dục các học sinh chế nhạo xu hướng tình dục hoặc thậm chí là quấy rối học sinh khác.

Nguồn cơn của vụ việc diễn ra vào tháng 6 năm 2015, khi sinh viên này kể cho bạn mình nghe sự thật rằng anh ta là người đồng tính. Sau đó, người bạn nói trên đã nói cho một nhóm chín người thông qua một ứng dụng nhắn tin kèm theo ghi chú: "Tôi không thể che giấu sự thật rằng anh là người đồng tính được. Xin lỗi nha."

Sau khi bị phát hiện, anh chàng đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ một phòng khám tâm lý và gửi tin nhắn cho cùng một nhóm người, nói rằng anh ta cảm thấy không thể làm việc được với những người như họ. Anh cũng quyết định chuyển đổi các khóa học. Không lâu sau đó, anh được tìm thấy đã chết tại một tòa nhà trong khuôn viên trường đại học.

Vụ việc đã làm sáng tỏ một vấn đề rằng trước đây, các thành viên của cộng đồng LGBT Nhật Bản luôn im lặng nhưng giờ họ đang lên tiếng.

dmitrenko alexander

Ông Alexander Dmitrenko.

Ông Alexander Dmitrenko, một luật sư tại công ty luật Freshfields Bruckhaus Deringer chi nhánh Tokyo và là thành viên của Hội luật sư cho Mạng lưới Liên minh LGBT cho biết: “Việc come out không phổ biến ở đây và thường thì mọi người không có ác ý với nó. Nhưng họ lại coi nó như một trò đùa bởi không biết rằng việc come out có ý nghĩa quan trọng đến thế nào với cộng đồng LGBT.”

“Trở nên khác biệt” là một trong những lý do khiến cho đa phần cộng đồng LGBT của Nhật Bản không muốn come out, nhất là tại môi trường làm việc. Trong một nghiên cứu mới đây, có tới 80% nhân viên LGBT không muốn nói về thiên hướng tính dục của họ tại nơi làm việc và dành tới 30 phần trăm thời gian của họ để che giấu danh tính thực sự của mình.

92a153ec 6586 11e9 a2c3 042d2f2c8874 1320x770 135319

Một cặp đồng tính hôn nhau trong bữa tiệc sau khi con tàu chở đám cưới tập thể của các cặp thuộc cộng đồng LGBT đến Nhật Bản. Ảnh: EPA

Ông Dmitrenko nói thêm: “Là người đồng tính có vẻ như ‘vui’ và khác thường trong một xã hội phần lớn là dị tính. Người đồng tính có thể cảm thấy như vậy, vì vậy mọi người không muốn come out vì họ tôn trọng cộng đồng và thực sự muốn trở thành một phần của nó.

Come out không bao giờ là dễ dàng. Đây là một điều rất cá nhân và hầu hết những người trong cộng đồng LGBT đều trải qua nhiều giai đoạn trước khi come out hoàn toàn. Đầu tiên, họ thú nhận với chính bản thân mình, rồi tới bạn bè, gia đình và cuối cùng là các nhóm người khác.

Một số người có thể thấy không bao giờ đủ thoải mái hoặc can đảm để đến giai đoạn thứ ba hoặc thậm chí thứ hai và cho rằng các vấn đề của riêng mình không cần có người khác phải biết. Nói chung, come out yêu cầu sự hiểu biết và hỗ trợ và ở đây đang thiếu những thứ đó.”

Ông tiếp tục: “Nhật Bản vẫn còn tụt hậu so với hầu hết các đồng nghiệp phương Tây trong giáo dục về LGBT. Không có trung tâm cộng đồng cho LGBT, thứ mà chúng ta thường thấy ở các thành phố lớn của phương Tây. Do đó, các cá nhân LGBT Nhật Bản phải đấu tranh với việc đó một mình. Và sự thực là nó rất khó khăn và đó là lý do tại sao tỷ lệ tự tử trong cộng đồng LGBT cao hơn các nhóm người khác.”

Trung tâm hỗ trợ Shakaiteki Hosetsu, một đường dây nóng tư vấn cho những người có vấn đề cá nhân đã nhận 110 cuộc gọi trong sáu năm kể từ năm 2012 từ những cá nhân bị phát hiện là thuộc LGBT. Tuy nhiên, đó mới tính những người gọi tới. Theo tờ Mainichi, số lượng thực sự có thể cao gấp 20 lần.

Nhiều người trong số những người gọi tới cho biết họ đã bị người khác phát hiện sau khi tâm sự với một người bạn hoặc người mà họ tin tưởng, hoặc bị chế giễu vì bày tỏ tình cảm với một người cùng giới.

Ken Suzuki, một giáo sư đồng tính công khai trong Khoa Luật tại Đại học Meiji, nói rằng sự thiếu hiểu biết và thiếu giáo dục là nguyên nhân của vấn đề. Ông cho biết: “Tôi không nghĩ rằng đã có sự gia tăng số lượng người bị phát hiện mặc dù sự cố tại Đại học Hitotsubashi năm 2015 đã khiến mọi người nhận ra rằng đây là một vấn đề nghiêm trọng.

gettyimages 884683554 1024x1024

Ông Kenji Suzuki. Ảnh: Getty Images.

Nguyên nhân là do sự thờ ơ về xu hướng tình dục bởi vì không có sự giáo dục giữa các giáo viên đại học, cố vấn hoặc sinh viên về những gì có thể và nên được thực hiện. Nhiều người ở Nhật Bản vẫn coi tình dục là một vấn đề cá nhân nhưng thực tế đó là vấn đề công cộng liên quan đến các tổ chức cộng đồng - và chỉ đến bây giờ điều này mới được công nhận. Các tổ chức giáo dục cũng cần dạy cho cả nhân viên và học sinh của họ về sự đa dạng trong tính dục.”

Dù vậy, ông vẫn lạc quan tin rằng xã hội Nhật Bản đang thay đổi. Suzuki nói: “Tôi tin rằng mọi người có thể thay đổi khi những luật lệ và hệ thống thay đổi. Và tôi tin rằng thời điểm thay đổi sẽ đến rất sớm.”

Theo: SCMP
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.