• Về đầu trang
Thanh Yên
Thanh Yên

Triều đại nào ở Trung Quốc có tỷ lệ đồng tính cao nhất? Lý do màu tím được xem là màu đại diện của đồng tính

Cầu vồng

Chúng ta đều biết, mỗi màu sắc ở Trung Quốc đều sở hữu một hàm nghĩ riêng, tỷ như:

Trong số đó cũng có không ít màu sắc bị ảnh hưởng bởi văn hoá ngoại lai, nên ý nghĩa nguyên bản của nó đã bị thay đổi, tỷ như:

Vì thế, đến ngày nay, không ít ý nghĩa của màu sắc đã dần dần bị quên lãng, cũng có không ít màu và ý nghĩa được thay đổi, như màu tím tượng trưng cho đồng tính xưa kia, đã được thay thế bằng 7 sắc cầu vồng…

Thực tế thì màu tím ở Trung Quốc cổ đại, là một màu sắc cực kì cao quý, chỉ dành cho hoàng tộc và quý tộc, dân chúng bình thường không được phép chạm vào, nếu không sẽ bị xử tội.

Nguyên nhân một phần là vì thuốc nhuộm để nhuộm màu tím ở Trung Quốc cổ đại đều được chiết xuất từ màu thực vật. Còn ở các nước Phương Tây và La Mã thì chiết xuất từ các loài sinh vật biển và số ít loài thực vật khác. Nhưng dù là ở Phương Tây hay Trung Quốc thì việc chiết xuất màu tím đều khó như nhau.

Vậy, tại sao một màu cao quý như thế, lại được dùng để tượng trưng cho đồng tính? Hơn nữa, đồng tính luyến ái có thật là hành vi chỉ xuất hiện ở con người hay không?

Con đường “lên hương” của màu tím

Rất lâu về trước, thời Xuân Thu Chiến Quốc, người dân nước Tề đã đắm mình trong hải dương của màu tím đồng tính: “Tề Hằng Công thích mặc quần áo màu tím, người dân cả nước đều bắt chước theo.”

Tuy nhiên đây chỉ là sở thích của riêng một nước Tề, thú vui này không hề lan toả hay ảnh hưởng đến các nước khác. Sau này khi đã lưu hành suốt mấy ngàn năm, màu tím đi vào sách Luận Ngữ ai ai cũng biết, một cách đầy chế giễu: “Ghét việc lấy thứ hỗn loạn như màu tím để thay thế cho màu đỏ cơ bản” (do người xưa quan niệm màu tím được hình thành từ hai màu cơ bản là đỏ và đen, nên không phải màu gốc)

Sau khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất sáu nước, mọi người bắt đầu dùng bội thụ (chỉ việc đeo ngọc bội vào dây thắt lưng) để phân chia cấp bậc các quan viên, và bội thụ màu tím lúc bấy giờ được dùng riêng cho tước vị tướng quân và gọi là tử thụ, từ đây địa vị của màu tím bắt đầu được đưa lên tầm cao mới.

Đến thời Lưỡng Hán và Nguỵ Tấn, do mức độ khó khăn và lượng tiền bạc khổng lồ đổ vào việc chiết xuất màu tím, nên việc dùng màu tím dần được giảm đi, tuy nhiên nó vẫn được dùng làm đặc trưng của các quan viên có cấp bậc cao.

Thời Tuỳ, Đường, Tống nếu bạn nhìn thấy một người mặc áo tím, vậy chắc chắn đây là một kẻ có vai vế trong triều.

Thời Tuỳ: Chỉ có quan phim trên ngũ phẩm mới được màu áo tím.

Thời Đường: Chỉ có quan viên trên tam phẩm được mặc áo tím.

Thời Tống: Toàn triều đều mặc áo màu đỏ hoặc tím, để tỏ rõ thân phận người đọc sách.

Đến thời kì Minh Thanh, vì tư tưởng Nho gia lại được đề cao, nên màu tím lại bị xa lánh.

Kì thật con đường thăng tiến của màu tím, có liên quan mật thiết đến sự tranh đấu giữa tư tưởng và tín ngưỡng của ba phái chủ lưu là Nho – Phật - Đạo ở thời cổ đại. Đạo giáo tôn sùng màu tím, Phật giáo không thích không ghét, Nho giáo thì cho rằng màu đỏ mới là màu chính thống.

Ngay từ đầu Nho giáo cực kì phản cảm màu tím, đến sau này mới chuyển thành không thích, cũng vì thế tạo thành con đường thăng tiến và rơi đài liên tục của màu tím trong dòng sông lịch sử.

Đồng tính luyến ái: người cổ đại vượt xa người thời nay

Màu tím thì còn có lúc được ưa chuộng và chối bỏ, thế nhưng đồng tính luyến ái thì lại xuyên suốt và hiện diện khắp lịch sử Trung Quốc cổ đại.

Chẳng hạn như hai câu thơ dưới đấy:

“Sinh ly tử biệt, lòng này thề quyết
Nắm tay người, mãi không buông lơi.”

Lời thơ da thiết, thiết tha, ẩn chứa tình ý sâu đậm, từng làm bao cặp tình nhân phải xuyến xao hâm mộ, cũng từng chọc khóc biết bao kẻ cô đơn, chưa có đôi có cặp này, trên thực thế, ngay từ đầu được dùng để miêu tả tình cảm giữa hai người đàn ông (Không nhất định phải là đồng tính luyến ái).

Thời nhà Hán, Hái Ai Đế yêu Đổng Hiền, có hôm hai người ngủ chung giường vào buổi tối, đến sáng hôm sau, Hán Ai Đế phải dậy sớm lâm triều, nhưng Đồng Hiền ngủ đè lên ống tay áo của ông. Không đành lòng đánh thức người yêu, Hán Ai Đế đã lấy dao cắt đứt tay áo, từ đây điển tích “Đoạn tụ chi phích” được sinh ra để chỉ các cặp đôi đồng tính.

Đến thời Minh Thanh, các đồng tính nữ cực kì thịnh thành, còn xuất hiện câu chuyện tình yêu mà theo như ngôn ngữ hiện đại thì là cực kì “ngược” giữa Phùng Tiểu Thanh phu nhân Dương Đình Hoài.

Sau này Phùng Tiểu Thanh bị gả cho người khác làm thiếp, rồi u uất và qua đời ở tuổi 18.

Đời Thanh, còn xuất hiện vở kịch đồng tính nữ đầu tiên của Trung Quốc – Lý Ngư: Liên Hương Bạn, kể về câu chuyện tình yêu đẹp đẽ giữa hai cô gái.

Cao Quý phi vô cùng nổi tiếng trong bộ phim Diên Hy công lược cũng từng biểu diễn Liên Hương Bạn để ám chỉ Hoàng Hậu và Thuần phi là đồng tính luyến, làm Càn Long hiểu lầm cả hai.

Trong tác phẩm nổi tiếng đời Thanh: Phù Sinh Lục Ký, Vân Nương cũng từng đọc Liên Hương Bạn, sau khi kết hôn cô đã kết bạn và có quan hệ thân thiết vượt mức với Vương Nhị Cô, Du Lục Cô – hai cô con gái nuôi của mẹ chồng mình. Đây có lẽ cũng là một trong những nguyên nhân mẹ chồng cô ghét cô đến vậy.

Thậm chí có lần chồng Vân Nương - Thẩm Phục từng hỏi: “Nàng định noi theo Liên Hương Bạn à (Nàng định trở thành đồng tính nữ hay sao)?” Vân nương đã trực tiếp trả lời phải.

Không chỉ thế, Vân Nương còn tích cực giúp chồng mình tìm những cô gái khác, tuy rằng trong xã hội phong kiến, việc người đàn ông ba vợ bốn nàng hầu là rất bình thường, nhưng như Vân Nương thì quả thật có hơi…

Ngoài những câu chuyện này, còn không thiếu những câu chuyện, điển tích khác miêu tả tình yêu đồng tính của người xưa như: Dư đào đạm quân (chuyện tình giữa Vệ Linh Công và Di Tử Hà), Long Dương chi hảo (câu chuyện về vua Nguỵ và Long Dương Quân), Bão bối chi hoan (Câu chuyện về Tề Cảnh Công và một vũ nhân (người múa hát phục vụ quan lại)),… có thể nói không có chuyện gì người thời nay nghĩ ra mà người thời xưa chưa từng làm.

“Sáu triều Hán Nguỵ là thời kì thịnh hành đầu tiên của đồng tính luyến ái, đầu thời Minh đến cuối thời Thanh là thời kì thịnh hành thứ hai của đồng tính luyến ở Trung Quốc.”

Viên Diệp – Bàn về sự ra đời của hiện tượng đồng tính luyến ái ở Trung Quốc cổ đại.

Nói cách khác, trong hai ngàn năm hình thành và phát triển của mình, dù màu tím và đồng tính đồng thời tồn tại, thế nhưng vẫn được phân biệt rạch ròi và không hề có sự hoà trộn.

Câu chuyện máu me đằng sau màu tím và mối liên hệ với đồng tính luyến ái

Nếu đã vậy, tại sao hiện giờ ai ai cũng nghĩ rằng màu tím tượng trưng cho đồng tính luyến?

Hoá ra nó bắt nguồn từ một cuộc vận động ở Mỹ. Lúc ban đầu cỏ lavender trong văn hoá Mỹ  là tiếng lóng ám chỉ đồng tính luyến ái, chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, chủ nghĩa McCarthyism (tương đương với cách mạng văn hoá) cực kì thịnh hành ở Mỹ, tới mức FBI còn từng được lệnh điều tra rõ xu hướng tình dục của các nhân viên chính phủ, làm không ít những người đồng tính bị hãm hại, lúc ấy, nó còn được biết đến với tên: Khủng hoảng Lavender hoặc khủng hoảng màu tím (Lavender scare).

Theo sự hãm hại tăng dần, quyền lợi của những người đồng tính bị cướp đoạt, họ vùng lên và gây ra bạo loạn Stonewall – một trong những sự kiện bảo vệ quyền lợi quan trọng nhất của cộng đồng LGBT, trong sự kiện này, bàn tay màu tím đã được dùng để đại diện cho đồng tính luyến ái và sự phản kháng.

Tiếp sau đó, khi mặt trận giải phóng LGBT thành lập, các hoạt động và phong trào bảo vệ quyền lợi cho người đồng tính lan rộng khắp toàn cầu, màu tím cũng đi theo bước chân này và nhanh chóng được ngầm hiểu là đại diện cho đồng tính luyến ái.

Năm 1977, chính trị gia đồng tính đầu tiên của Mỹ - Harvey Milk đã thiết kế ra cờ 7 sắc cầu vồng, và sau nhiều lần thay đổi, cuối cùng màu 7 sắc cầu vồng đã trở thành đại diện cho đồng tính luyến ái nữ, đồng tính luyến ái nam, song tính luyến ái và người chuyển giới (LGBT) như chúng ta biết đến ngày nay.

Những màu sắc này đại diện cho rất nhiều ý nghĩa: Màu đỏ: sự sống, màu cam: hàn gắn, màu vàng: ánh sáng mặt trời, màu xanh lá: tự nhiên, màu xanh lam: nghệ thuật, màu chàm: hài hoà, màu tím: nghị lực.

Theo: zhi.media

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.