• Về đầu trang
Hạnh Tâm
Hạnh Tâm

Cleopatra - nữ hoàng quỷ quyệt dùng đàn ông làm bàn đạp quyền lực hay thiên tài chính trị hiếm có

Chị em

Cleopatra là người trị vì cuối cùng của dòng họ Ptolemaios. Nhà Ptolemaois là hậu duệ của Alexandros Đại đế xứ Macedonian và cũng là vương triều cuối cùng của Ai Cập cổ đại sau hơn 300 năm cai trị.

Cleopatra nổi tiếng vì sắc đẹp và khả năng quyến rũ. Đó là lý do dường như nhiều người quên mất Cleopatra trước tiên là một nhà cai trị, là nữ hoàng Ai Cập, rồi mới là người đàn bà đẹp. Cleopatra lên ngôi nữ hoàng năm 18 tuổi trong tình trạng đất nước hết sức hỗn loạn. Để bảo vệ quốc gia và dân tộc, Cleopatra buộc phải vận dụng mọi kỹ năng và thủ đoạn cần thiết, một trong số đó là chiếm được tình cảm và dựa vào hậu thuẫn của những người đàn ông quyền lực.

cleopatra4

Theo sử sách, vẻ đẹp tự nhiên của Cleopatra không phải thuộc dạng nghiêng nước nghiêng thành, nhưng Cleopatra rất biết cách chăm sóc bản thân và đặc biệt là khả năng quyến rũ đàn ông.

Cleopatra sinh năm 69 hoặc 70 trước Công nguyên, là con gái của pharaon Ptolemy XII. Sau khi Ptolemy XII băng hà, Cleopatra là người kế vị ngai vàng hợp pháp. Vì Ai Cập không đời nào chấp nhận để một người phụ nữ nắm giữ quyền lực tối cao, Cleopatra và người em trai là vua Ptolemy XIII kết hôn và lên ngôi với tư cách là những người đồng trị vì.

Không bao lâu sau, hai người xảy ra bất đồng quan điểm. Một cuộc nội chiến đẫm máu bùng nổ trên đất Ai Cập. Năm 49 trước Công nguyên, Ptolemy XIII lật đổ Cleopatra, buộc nữ hoàng phải chạy trốn sang Syria. Cleopatra đã dành một năm tại đây để tổ chức quân đội riêng và quay lại Ai Cập. Đây cũng là thời khắc Julius Caesar bước vào cuộc đời của vị nữ hoàng nổi tiếng bậc nhất lịch sử này.

cleopatra2

Cleopatra thử độc dược trên những tù nhân bị kết án. Tranh của Alexandre Cabanel, năm 1887 (ảnh: Wikipedia).

Khi cuộc chiến dân sự tại La Mã nổ ra, nhà lãnh đạo quân sự Pompey Vĩ Đại đã chạy trốn đến Ai Cập với hy vọng tìm được sự hậu thuẫn để đánh bại kình địch của ông là Julius Caesar.

Ban đầu, Ptolemy XIII vờ chấp nhận yêu cầu của Pompey. Nhân lúc Pompey lơ là, Ptolemy XIII đã giết Pompey và chặt đầu ông nhằm lấy lòng Julius Ceasar. Tuy nhiên, thay vì mừng rỡ, Julius Caesar cảm thấy ghê tởm và khinh thường hành động của Ptolemy XIII.

Cleopatra đã tranh thủ cơ hội này để gặp riêng và lấy lòng Julius Caesar. Nữ hoàng đã tạo sự bất ngờ cho Caesar bằng cách khỏa thân và cuộn tròn trong một tấm thảm, rồi sai người hầu đưa nàng đến phòng Caesar. Một số nhà sử học cho rằng đây chỉ là câu chuyện phóng đại, Cleopatra chỉ đơn thuần đeo mạng che mặt khi đến gặp Caesar.

Nhưng tình tiết này có lẽ cũng chẳng quan trọng vì cuối cùng Cleopatra và Caesar đã trở thành tình nhân của nhau. Caesar cũng đã đồng ý sẽ giúp Cleopatra lật đổ Ptolemy XIII để nàng trở thành người duy nhất nắm giữ quyền lực tối cao tại Ai Cập.

cleopatra

Tranh vẽ Cleopatra cuộn mình trong thảm đến gặp Ceasar của họa sĩ Jean-Leon Gerome.

Ptolemy XIII tiếp tục dấy quân nổi dậy chống lại Cleopatra. Cuối cùng, đạo quân của pharaon bị tiêu diệt, còn bản thân Ptolemy cũng bỏ mạng vì chết đuối. Cleopatra giành thắng lợi và lúc này, nàng đang mang cốt nhục của Caesar.

Caesar đã sắp xếp để Cleopatra kết hôn với cậu em trai 12 tuổi của nàng là pharaon Ptolemy XIV. Bề ngoài, cả hai đồng trị vì nhưng quyền lực thực chất tập trung vào tay Cleopatra.

Caesar và Cleopatra cũng tổ chức đám cưới bí mật theo nghi thức Ai Cập. Cuộc hôn nhân này vốn không được thừa nhận tại Rome vì Caesar là người đàn ông đã có vợ và Caesar cũng vi phạm pháp luật vì kết hôn với một phụ nữ ngoại quốc. Không bao lâu sau, Caesar lên đường trở lại Rome.

cleopatra7

Bí quyết chinh phục trái tim đàn ông của Cleopatra là luôn xinh đẹp như một nữ thần và khiến họ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác (ảnh: Pinterest).

Chiếc ghế quyền lực của Cleopatra không hoàn toàn vững chắc, nàng buộc phải phụ thuộc vào đế chế La Mã. Một năm sau khi sinh Caesarion – con trai của Ceasar và Cleopatra – vị nữ hoàng đã đem con rời khỏi Ai Cập và cập bến thành Rome.

Có thể vì Caesarion là đứa con trai duy nhất nên Caesar chưa bao giờ phủ nhận mình là cha ruột của Caesarion. Sau khi Caesar bị ám sát, Cleopatra thất bại trong việc đưa Ceasarion lên ngôi Hoàng đế La Mã, hai mẹ con liền quay về cố hương.

caesar

Bức tranh tái hiện cảnh ám sát Ceasar của họa sĩ Vincenzo Camuccini năm 1804.

Năm 44 trước Công nguyên, Caesarion trở thành người đồng trị vì với mẹ mình là nữ hoàng Cleopatra, sau khi pharaon Ptolemy XIV qua đời. Có tin đồn cho rằng Cleopatra đã hạ độc Ptolemy XIV để con mình thuận lợi kế vị ngai vàng.

Sau khi giành được sự hậu thuẫn từ Mark Antony, triều đại của Cleopatra ổn định và hưng thịnh trong suốt hơn 14 năm.

cleopatra1

Tranh vẽ Cleopatra và Mark Anthony du hành bằng thuyền trên sông Nil của Lawrence Alma-Tadema (nguồn: Wikipedia).

Mặc dù là người đàn ông đã có gia đình, Mark Antony vẫn quyết định kết hôn với Cleopatra và cả hai có chung với nhau 3 người con. Năm 34 trước Công nguyên, Mark Antony tổ chức Lễ ban tặng Alexandria nhằm “trao tặng” nhiều lãnh thổ La Mã cho gia đình Ai Cập của mình, nói cách khác đây chính là món quà dâng lên nữ hoàng Ai Cập Cleopatra.

Sự kiện này khiến Octavian – em rể của Mark Anthony và là Hoàng đế La Mã – nổi cơn thịnh nộ. Octavian buộc tội Cleopatra đã quyến rũ và hối lộ Mark Antony để dễ dàng một bước lên ngôi nữ hoàng La Mã.

cleopatra3

Bức minh họa Cleopatra quyến rũ Mark Antony. Có một con rắn đang bò giữa 2 chân của Cleopatra (ảnh: Wikipedia).

Năm 32 trước Công nguyên, Octavian tuyên chiến với Mark Antony và Cleopatra. Năm 30 trước Công nguyên, Octavian xâm lược Ai Cập. Lo lắng cho tính mạng của Caesarion, Cleopatra đã lên kế hoạch chu toàn và gửi Caesarion đến sống trong một gia đình giàu có.

Vào cái ngày Octavian chiếm được thành phố Alexandria, Mark Antony đã tự vẫn. Vài ngày sau đó, Cleopatra cũng tự sát. Nàng thà chết hơn giương mắt nhìn thấy chiến thắng vang dội của Octavian. Một thời gian sau, Caesarion cũng bị sát hại, vương triều Ai Cập chính thức diệt vong. Và một vòng quay mới lại bắt đầu.

cleopatra6

Caesarion được gọi là “Vua của các vị Vua”, còn Cleopatra được ca tụng là “Nữ hoàng của các vị Vua” (ảnh: Pinterest).

Sẽ có người căm ghét Cleopatra vì nàng là kẻ thứ ba phá hoại hạnh phúc gia đình của hai người đàn ông và khiến Ai Cập sụp đổ. Sẽ có người ca tụng Cleopatra vì nàng là một nữ hoàng xinh đẹp, khéo léo và tham vọng.

Cách làm của Cleopatra có thể gây nhiều tranh cãi nhưng chúng ta vốn dĩ không sống trong thời đại hàng ngàn năm trước, chúng ta cũng chẳng phải Cleopatra, thì làm sao hiểu rõ hành động của nữ hoàng là đúng hay sai. Huống hố những người ngồi ở vị trí đế vương, có ai là không thủ đoạn, không tàn nhẫn.

Theo: thevintagenews
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.