• Về đầu trang
Hằng Hà
Hằng Hà

Lịch sử của chiếc áo len Giáng sinh 'xấu xí'

Thời trang

Một chiếc áo len Giáng sinh xấu xí là bất kỳ chiếc áo len có chủ đề Giáng sinh nào có thể được coi là xấu, tẻ nhạt hoặc rất lòe loẹt. Những hoạ tiết thường xuất hiện là tuần lộc, ông già Noel, gậy kẹo, yêu tinh, quà tặng... Tuy nhiên, nó lại có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hoá đại chúng ngày hôm nay.

Kết quả hình ảnh cho ugly Christmas sweater
Kết quả hình ảnh cho ugly Christmas sweater

Thật để tìm ra nguồn gốc của chiếc áo len Giáng sinh xấu xí đầu tiên. Trong thực tế, chiếc áo này bắt đầu xuất hiện vào những năm 1950 như là một sản phẩm để đáp ứng cho sự thương mại hóa ngày càng tăng của ngày lễ cuối tháng 12. Mãi đến những năm 1980, món đồ này mới trở thành xu hướng. Sự thay đổi này xuất phát từ văn hóa nhạc pop và các vở hài kịch với nhân vật người cha ngốc nghếch như Clark Griswold của Chevy Chase trong "Kỳ nghỉ Giáng sinh của National Lampoon" đã biến chiếc áo len ngày lễ thành một biểu tượng hài hước nhưng vô cùng đáng yêu. Những chiếc áo len phủ đầy bông tuyết toả ra tinh thần rất Giáng sinh.

Chevy Chase in "National Lampoon's Christmas Vacation"
Chevy Chase trong "Kỳ nghỉ Giáng sinh của National Lampoon''

Tuy nhiên, sự phổ biến của chiếc áo không kéo dài. Trong những năm 1990, áo len Giáng sinh mất dần chỗ đứng trong lòng những người yêu thời trang. Chỉ những người lớn tuổi không hợp thời mới nghĩ đến việc mặc nó hoặc dùng làm quà tặng. Bước sang thiên niên kỷ mới, món đồ này được nhiều người coi là thời trang hài hước, lỗi thời.

Trong "Nhật ký tiểu thư Bridget Jones" năm 2001, khi nhân vật Mark Darcy của Colin Firth mặc một chiếc áo sweater có hình con tuần lộc mũi đỏ khổng lồ và chào Bridget (Renée Zellweger) tại một bữa tiệc gia đình, cô đã tỏ vẻ kinh hoàng. Rõ ràng không ai muốn mặc chiếc áo len Giáng sinh xấu xí vào thời điểm đó.

Colin Firth in "Bridget Jones's Diary."
Colin Firth trong "Nhật ký của Bridget Jones"

Đầu những năm 2000 cũng chứng kiến ​​sự hồi sinh của những chiếc áo len Giáng sinh xấu xí. Brian Miller, một trong những tác giả của cuốn sách Ugly Christmas Sweater Party Book: The Definitive Guide to Getting Your Ugly On đồng thời sáng lập shop online UglyChristmasSweaterParty.com cho biết

Thật khó để nói điều gì đã khiến mọi người thay đổi quan điểm, nhưng tôi nghĩ rằng khoảnh khắc ai đó mặc trang phục theo cách hài hước, mọi người bắt đầu nhìn thấy khía cạnh vui vẻ của nó và nghĩ rằng ''điều này khá vui chứ nhỉ?''

Những người khổng lồ trong ngành thời trang như Topshop hay Nordstrom bắt đầu sản xuất các thiết kế lòe loẹt mỗi mùa lễ. Vào năm 2007, Stella McCartney đã cho ra mắt một chiếc áo len có chủ đề gấu Bắc cực. Sau đó, Givenchy cũng tham gia vào năm 2010 và Dolce & Gabbana năm 2011 trong cuộc chiến thiết kế áo len Giáng sinh xấu xí.

The Stella McCartney Autumn/Winter 2008 fashion show.
Stella McCartney Autumn/Winter 2008 fashion show

Năm 2012 là một bước ngoặt cho cơn sốt áo len xấu xí. Tổ chức từ thiện Vương quốc Anh Save the Children đã phát động Ngày Giáng sinh, một sự kiện gây quỹ khuyến khích mọi người tặng áo len xấu xí nhất của họ. Tờ báo Telegraph của Anh mô tả món đồ là "phải có trong mùa này", trong khi tờ New York Times đưa tin về những cuộc chạy đua với chủ đề áo len Giáng sinh xấu xí của các hãng thời trang trên khắp nước Mỹ. Đồng thời, các thiết kế trở nên bùng nổ, nhiều chi tiết và vô cùng hài hước.

Những người nổi tiếng từ Taylor Swift đến Kanye West cũng nắm bắt xu hướng. Người dẫn chương trình Jimmy Fallon thậm chí đã bắt đầu sản xuất chương trình có tên là "12 ngày của áo len Giáng sinh" và vẫn phát sóng đến ngày hôm nay.

Kanye West
Kanye West

Chính vì thế, hàng năm vào dịp cuối năm, những người hài hước đều mua những chiếc áo len Giáng sinh xấu xí như một cách để kỷ niệm ngày lễ đáng nhớ.

Theo: CNN
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.