• Về đầu trang
Minh Ngọc
Minh Ngọc

Lịch sử của đôi giày Air Jordan huyền thoại từng bị 'cấm'

Thời trang

Trong lịch sử hơn ba mươi năm của mình, hãng giày của Michael Jordan đã nổi danh với những dòng giày như Air Jordan màu đen và đỏ 1. Trong đó, đôi sneaker được biết đến với cái tên Jordan 1 "bị cấm" đã trở thành một trong những đôi nổi tiếng nhất, không chỉ nhờ lịch sử của nó mà còn vì cách nó trở nên nổi tiếng. Và đây là những điều có thể bạn chưa biết về đôi giày này.

Bị Liên đoàn Bóng rổ Hoa Kỳ NBA cấm

Tương truyền, vào khoảng năm 1984, Michael Jordan thường bị NBA phạt 5.000 USD mỗi lần anh đi đôi giày này vì nó phá vỡ luật đồng phục trong trận đấu. Nike đã lợi dụng điều này để tạo ra một chiến dịch quảng cáo hiệu quả về nó.

Chuyện này có thật hay không?

Câu chuyện này cũng có thể là một tin đồn thất thiệt. Không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy Jordan đã đi đôi giày đó và bị phạt trong các trận đấu. Theo nhà sưu tập giày Jordan Marvin Barias, có lẽ là Jordan đã đi giày Air Ship, một mẫu giày của Nike không quá nổi nhưng lại có vẻ ngoài gần giống với đôi Jordan 1. Dù vậy, đôi giày này vẫn mang tiếng là "bị cấm" trong suốt nhiều năm qua.

Cuộc thi Slam Dunk 1985

Có thể Jordan không đi nó trong các trận đấu chính thức, nhưng anh ấy đã ra sân với đôi giày Jordan 1 màu đỏ trong Cuộc đấu Slam Dunk năm 1985. Sự xuất hiện của nó tại sự kiện này đã khiến cho giày trở nên nổi tiếng, đi theo đó là vô số đơn đặt hàng.

Doanh số bán hàng

Ngay khi mới xuất hiện, Air Jordan 1 đã nổi tiếng và nhanh chóng cháy hàng. Năm 1985, tờ 'Chicago Tribune' đã viết một bài báo để nói về đột đắt hàng của nó. Theo đó, các đơn đặt trước và sau đã mang lại cho Nike hơn 55 triệu USD và họ dự tính sẽ bán được từ 3 đến 4 triệu đôi trong năm đầu tiên. (Con số dự kiến ban đầu là 100.000.)

Đôi giày bị cấm trở lại

Những đôi Air Jordan 1 màu đen và đỏ không chỉ bán chạy lúc mới ra mắt mà vẫn giữ được độ nóng trong nhiều thập kỷ. Khi thương hiệu Air Jordan tuyên bố sẽ mang lại các mẫu giày cũ, nó đã tái xuất với phiên bản năm 2001. Đôi này khá giống với bản gốc và vẫn giữ thương hiệu 'Nike Air' trên chỗ lưỡi gà.

Đôi Jordan "bị cấm" xấu nhất là?

Đó không phải là lần duy nhất đôi này được làm lại. Vào năm 2009, đôi này lại xuất hiện trong bộ sưu tập Defining Moments Pack. Tuy nhiên, lần này nó không có thương hiệu 'Nike Air' trên lưỡi gà mà lại dùng logo Jumpman. Động thái này đã nhận được nhiều sự phản đôi từ phía người hâm mộ và giới sưu tập.

Đôi giày bị cấm thực tế là?

Michael Jordan rất biết cách nâng tầm thương hiệu của mình. Bằng chứng là vào năm 2011, anh đã cho ra mắt một mẫu giày có tên là Jordan 1 'bị cấm'. Nó trông giống với đôi giày "cấm" nguyên bản và có thêm chữ "X" ở phía sau. Phần da dùng để may giày là loại da đắt tiền và có chất lượng cao. Đó là lý do tại sao nó có giá 1.000 USD.

Tranh mua giày như ngày Black Friday

Mẫu sneaker 'bị cấm' chỉ có sẵn ở các cửa hàng với số lượng ít. Chính vì thế, vô số khách hàng và giới sành điệu đã phải xếp hàng suốt nhiều ngày, thậm chí là phải đánh nhau để có được đôi sneaker mơ ước.

Nike làm điều đó một lần nữa

Năm 2013, mẫu Air Jordan 1 với hai màu đen và đỏ tái xuất. Khác với năm 2011, lần này nó được sản xuất và bày bán rộng rãi. Thế nhưng, việc tiêu thụ nó vẫn không dễ tí nào bởi khi ấy, Jordan đang gặp khó khăn với các mẫu có thương hiệu 'Nike Air' ở dòng Jordan 1. Chính vì vậy, mẫu sneaker mới nhanh chóng biến mất để nhường chỗ cho các loại sneaker khác.

Đôi giày cấm được làm lại

Sau khi Jordan 'làm lại' mẫu Jordan 1 để giúp cho nó giống với nguyên bản năm 1985, doanh thu đã tăng trở lại. Đôi Air Jordan 1 'bị cấm' mới này nổi bật với lớp da lộn và không hoàn toàn giống với bản gốc. Mặc dù vậy, nó cũng được đánh giá khá cao.

Sneaker satin siêu sang chảnh

Cùng thời gian đó, Nike đã làm một phiên bản siêu giới hạn với tất cả phần trên đều làm bằng satin. Dù không giống hệt bản gốc do dùng chất lượng khác, nhưng cái này lại mang về cho chủ nó rất nhiều tiền. Tại các cửa hàng, giá cho một đôi trên có thể lên tới 2000 USD.

Theo: Complex
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.