• Về đầu trang
Treng
Treng

Những món đồ rất nữ tính ban đầu được tạo ra dành cho nam giới

Thời trang

Một số món đồ mà chúng ta nghĩ nó sinh ra để phục vụ hội chị em, nhưng thực chất trong quá khứ chúng từng được dành cho nam giới. Không có lý do nhất định nào dẫn tới sự thay đổi trên. Đôi khi, do ai đó vô tình phát hiện ra món đồ đó hữu ích cho nữ giới hơn. Hay thậm chí, các nhãn hàng đã chuyển đối tượng khách hàng từ nam sang nữ chỉ để kiếm thêm doanh thu.

1. Móc gài áo ngực

Nhà văn nổi tiếng Mark Twain rất ghét dây kéo quần. Phụ kiện này là những dây đai dài vắt ngang qua vai để giúp quần không bị tụt xuống. Mark Twain cảm thấy dây đeo cạp quần không thoải mái nên đã phát minh ra một sản phẩm mới để thay thế chúng. Đó chính là cái móc gài.

Loại dây đeo mới của Mark Twain bao gồm móc gài có thể điều chỉnh, tháo rời tuỳ ý. Ngày nay, chúng ta thường biết đến nó với dạng dây thắt lưng. Tuy nhiên, vào thời kỳ này cánh mày râu thường ít sử dụng loại dây đeo có móc gài này. Thay vào đó, các chị em phụ nữ đã nhận ra các móc gài đặc biệt kia có thể giúp cố định áo ngực của họ.

Mark Twain đã nhận bằng sáng chế cho cái móc gài vào ngày 19/12/1871. Trong đơn xin cấp bằng sáng chế, ông viết rằng đây là sản phẩm cải tiến của dây đeo và có thể điều chỉnh, tháo rời. Trong ngành may mặc nó đã được sử dụng trong áo sơ mi và áo ngực.

2. Giày cao gót

Đối với các chị em hiện nay, giày cao gót là một thứ phụ kiện không thể thiếu. Giày cao gót gắn bó với phụ nữ đến mức khiến người ta nghĩ rằng món đồ này sinh ra để dành cho phái đẹp. Tuy nhiên, quan niệm đó hoàn toàn sai lầm. Trước khi trở thành món đồ vật bất ly thân của các chị em, giày cao gót từng được sản xuất dành riêng cho cánh mày râu.

Các đôi giày cao gót đầu tiên được làm cho những kị sĩ Ba Tư vào cuối thế kỷ thứ 16. Tạo hình của những chiếc giày cao gót giúp cho việc cưỡi ngựa trở nên dễ dàng hơn. Điều này giúp họ có thể đứng vững vàng trên yên ngựa và sử dụng cung tên chính xác, hiệu quả hơn.

Giày cao gót xuất hiện ở châu Âu vào thế kỷ 17. Khi đó, giày cao gót rất được lòng tầng lớp quý tộc nam vì chúng khiến họ trở nên cao lớn, uy nghiêm. Thậm chí, vua Louis XIV của Pháp còn ban tặng những đôi giày cao gót cho các thành viên trong Nội các vào năm 1673.

Phụ nữ cũng bắt đầu sử dụng giày cao gót vì chúng làm chân họ nhỏ và thon gọn. Vào thời điểm đó, hầu hết các chị em phụ nữ đều mặc váy dài đến gót chân. Khi đeo giày cao gót, chỉ có mỗi mũi chân hở ra ngoài váy nên trông cảm giác chân của họ nhỏ nhắn hơn.

Vào thế kỷ 18, đàn ông đã vứt bỏ những đôi giày cao gót vì cho rằng chúng quá nữ tính.

3. Túi xách

Túi xách có nguồn gốc từ những chiếc túi nhỏ được treo lủng lẳng trên thắt lưng. Thời điểm đó, quần áo không có túi nên họ đã may những chiếc túi nhỏ để đựng tiền và vật dụng cá nhân.

Trong thời kỳ Phục Hưng, cánh mày râu đã sử dụng những chiếc túi nhỏ này để cất giữ thảo mộc, tiền bạc. Những chiếc túi chứ đầy thảo mộc thơm tho này giúp át mùi hôi và thể hiện sự giàu có của chủ nhân.

Vào thế kỷ 18, túi xách xuất hiện ở khắp mọi nơi với nhiều kiểu dáng hiện đại. Trong khi phụ nữ coi túi xách như một món phụ kiện trang trí thì nam giới sử dụng chúng để đựng tài liệu đi làm. Những chiếc túi xách nam sớm nhường chỗ cho sự phát triển của túi xách nữ.

4. Băng vệ sinh

Một người lính Đức đã sử dụng miếng băng để làm mặt nạ.

Những miếng băng vệ sinh hiện đại đầu tiên không phải dành cho phụ nữ mà để phục vụ cho cánh mày râu. Vào thế kỷ 18, Benjamin Franklin đã thiết kế mẫu băng vết thương bằng cotton dùng một lần cho các binh lính cầm máu. Đến năm 1888, hãng Johnshon & Johnshon đã sử dụng ý tưởng này để làm ra sản phẩm Lister's Towels dành cho phụ nữ khi tới kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, do giá cả đắt đỏ cùng với sự e ngại của chị em thời kỳ đó nên Lister's Towels không được đón nhận.

Trong Thế chiến thứ nhất, tập đoàn Kimberly-Clark đã sản xuất ra miếng lót mới chứa bột gỗ Cellucotton. Cellucotton có khả năng thấm hút cao hơn và giá thành rất rẻ. Vì vậy, sản phẩm này được sản xuất hàng loạt để điều trị cho những người lính bị thương. Tuy nhiên, các nữ y tá đã phát hiện ra công dụng tuyệt vời của miếng băng này và sử dụng chúng trong những ngày "đến tháng".

Sau khi kết thúc Thế chiến thứ nhất, tập đoàn Kimberly-Clark đã sản xuất những miếng băng vệ sinh dành cho nữ. Năm 1920, thương hiệu Kotex ra đời.

5. Tất chân (vớ)

Ngày nay, những đôi tất dài qua đầu gối, đa dạng về kiểu dáng, màu sắc rất được hội chị em săn đón. Tuy nhiên, phụ nữ chỉ mới bắt đầu đeo tất vào thế kỷ 18, trong khi nam giới đã sử dụng chúng từ thế kỷ thứ 9. Đàn ông thuộc tầng lớp thượng lưu thường mang tất trắng hoặc màu sắc nổi bật còn tầng lớp bình dân thì đeo màu đen.

Mọi thứ dần thay đổi từ giữa thế kỷ 16 đến thế kỷ 20 khi những đôi tất trở thành món đồ nữ tính hơn. Đến thế kỷ 19, những đôi tất dài đã trở nên gắn bó với chị em phụ nữ đến mức cánh mày râu hầu như không còn đụng đến chúng.

6. Quần áo màu hồng

Vào thế kỷ trước, con trai thường mặc màu hồng và con gái lại xúng xính trong các bộ cánh màu xanh. Tuy nhiên, hiện nay quan niệm nó đã bị đảo ngược hoàn toàn. Tại sao lại có sự thay đổi như vậy?

Câu chuyện bắt đầu vào những năm 1900 khi quần áo trẻ em có màu sắc lần đầu xuất hiện. Trước đó, không thể xác định giới tính của trẻ em trong nháy mắt vì mọi người đều mặc màu trắng. Trang phục màu trắng rất được ưa thích vì chúng có thể dễ dàng giặt sạch bằng thuốc tẩy. Không chỉ vậy, các bé trai cũng thường mặc váy vì quần short và áo sơ mi lúc đó chưa phổ biến.

Trong Thế chiến thứ nhất, người ta quan niệm rằng con trai thì mặc màu hồng trong khi con gái mặc màu xanh. Thời điểm đó, màu hồng được coi là biểu hiện của sự nam tính và mạnh mẽ, còn màu xanh được các cô gái ưa thích vì chúng nữ tính, dịu dàng hơn.

Áo sơ mi và quần short trở nên phổ biến trong Thế chiến thứ hai. Tuy nhiên, con trai vẫn mặc màu hồng và con gái mặc màu xanh. Quan niệm này bị thay đổi vào những năm 1960, khi những người ủng hộ phong trào đấu tranh đòi bình đằng giới bắt đầu cho con gái của họ mặc đồ màu hồng.

Không chỉ vậy, vào năm 1985 các thương hiệu thời trang đã tiếp thị quần áo màu hồng dành cho bé gái, còn quần áo màu xanh dành cho bé trai. Có một sự thật đau lòng là lúc đó ngành may mặc không quan tâm lắm đến chuyện bình đẳng giới. Họ chỉ muốn cha mẹ buộc phải mua quần áo mới thay vì cho các bé chia sẻ quần áo với nhau.

Theo: Tổng hợp
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.