• Về đầu trang
Chim Lang Thang
Chim Lang Thang

Supreme: 'Dùng cả thanh xuân' chinh phục các tín đồ thời trang đường phố

Thời trang

Supreme ra đời vào năm 1994 tại New York, là một hãng thời trang dành riêng cho những người chơi lướt ván cũng như các tín đồ thời trang trẻ tuổi. Mức giá hợp lý, thiết kế đơn giản nhưng không lỗi thời cùng với những chiến lược marketing hoàn hảo nhưng gần gũi, không cầu kì đã mang đến một Supreme thành công như ngày hôm nay. Từ phiên bản original cho đến collab của Supreme đều được sold out trong thời gian ngắn. Nếu bạn là một bạn trẻ năng động, muốn khẳng định cái tôi của mình cũng như muốn một nhãn hiệu vừa túi tiền, tôi sẽ nói Supreme!

Cùng với Lost Bird đào sâu hơn về Supreme nhé!

Supreme được thành lập vào năm 1994 tại New York bởi James Jebbia, ông sinh ngày 22 tháng 7 năm 1963 và là người Anh, chứ không phải người Mỹ. Ông sinh ra ở Mỹ nhưng sống ở Anh từ năm một tuổi cho đến khi mười chín. Bố của James phục vụ trong Không Quân Mỹ trong khi mẹ ông là một giáo viên kiêm nội trợ nhưng cả hai ly dị khi James lên 10.

Năm 1983, James Jebbia chuyển đến New York, ông sống trong một căn hộ có giá 500$ và làm việc tại một cửa hiệu dành cho dân trượt ván và thời trang tại SoHo. Cũng chính tại nơi đây, James đã học về ngành công nghiệp bán lẻ.

Vào năm 1989, James mở một cửa hiệu bán lẻ cho riêng mình tại 172 Spring Street. Và vào năm 1991 đến 1994, James hợp tác với Shawn Stussy trước khi có riêng cho mình một Supreme như ngày hôm nay vào năm 1994.

Cửa hàng bán lẻ đầu tiên của Supreme mở cửa vào năm 1994 tại trung tâm của Manhattan, New York. Đến nay Supreme đã phủ sóng với 10 cửa hàng phân phối tại Mỹ, Anh, Pháp và Nhật Bản. Bạn chỉ có thể mua được những sản phẩm Supreme chính hãng tại 10 cửa hàng này và tại website của hãng. Hằng tuần, Supreme sẽ cho ra mắt một bộ sưu tập nhỏ mới. Và hãy thật nhanh chân bạn nhé, lưu lượng truy cập vào trang web của Supreme có thể tăng đến 16.800% vào ngày này đấy.

James Jebbia chỉ tốn khoảng $12,000 để có cho mình một cửa hàng Supreme tại New York vào năm 1994.

Logo của Supreme được phần lớn dựa trên poster tuyên truyền của Barbara Kruger. Barbara Kruger là một họa sĩ theo trường phái nghệ thuật vị niệm (conceptual art) sinh năm 1945 tại Mỹ.

Barbara Kruger - người đã truyền cảm hứng cho logo Supreme.

Logo của Supreme sử dụng font chữ Futura Heavy Oblique.

Cửa hàng Supreme ở New York rất rộng, đây là chủ đích trong thiết kế của James Jebbia để các skater có thể trực tiếp vào cửa hàng mà không cần phải cầm ván lên.

Supreme rất ư là thịnh hành tại Nhật. Trả lời phỏng vấn, Alex Corporan nguyên là một quản lý cửa hàng Supreme cho rằng Supreme trở thành trào lưu tại Nhật vào khoảng năm 1997 khi giới trẻ Nhật rất thích phong cách ăn mặc của người dân New York. Và trong một buổi phỏng vấn thật sự hiếm hoi với nhà sáng lập của Supreme, James chia sẻ: “Chúng tôi chưa bao giờ hướng đến thị trường Nhật Bản, và bây giờ cũng không. Chúng tôi chỉ làm thời trang cho những đứa trẻ New York khó tính. Vô tình, tôi nghĩ ở nơi nào đó ở Nhật Bản sẽ có một đứa thốt lên rằng: Oh yeah! Cái đó độc à nha! Và đó tôi nghĩ là lý do tại sao giới trẻ Nhật Bản rất thích Supreme.”

Supreme sỡ hữu một đội trượt ván riêng cho mình, và những thành viên đầu tiên bao gồm: Ryan Hickey, Justin Pierce, Gio Estevez, Peter Bici, Mike Hernandez, Jones và Chris Keefe, Loki và Paul Leung.

Đã có một thời nhà sáng lập tài tình của chúng ta làm diễn viên. James Jebbia vào vai Tommy Watson cho Seri Grange Hill của đài BBC khi ông còn nhỏ.


Vào năm 1994, Calvin Klein đâm đơn kiện Supreme vì đã đặt logo của mình vào quảng cáo của họ. Người mẫu của quảng cáo đó chính là Kate Moss.

James Jebbia không sở hữu logo cũng như tên của nhãn hàng của mình vì ông chưa đăng ký sở hữu trí tuệ nó cho đến tận ngày 6 tháng 3 năm 2013.

Chiếc áo đầu tiên đến với thần dân Supreme Nhật Bản vào năm 1999.

Không riêng gì Calvin Klein, Supreme còn bị Hiệp hội Thể thao Đại học Hoa Kỳ kiện năm 2007, Giải khúc côn cầu nhà nghề năm 2009 và Louis Vuitton năm 2000.

Logo Supreme với chữ “e” được cách điệu lấy cảm hứng từ nhà thiết kế thời trang đương đại người Pháp Andre Courreges – người đã mang chiếc váy ngắn gợi cảm ra công chúng.

Supreme sẽ không bao giờ ra một bộ sưu tập nào gắn mác limited (hạn chế) cả. Nhưng cũng không phải vì thế mà mọi người lơ đãng khi bộ sưu tập mới được trình làng đâu nhé, bởi vì James Jebbia sẽ loại bỏ những mẫu không bán chạy ngay lập tức. Bạn chỉ có thể tìm mua những mẫu mã cũ của Supreme thông qua bên thứ 3, và giá bán lại của nó sẽ đắt gấp nhiều lần giá gốc.

Tổng tài sản của James Jebbia vào năm 2012 vào khoảng 40 triệu đô.

Richard Prince – người được tờ New York Times bình chọn là nghệ sĩ được tôn sùng nhất ở thế hệ của ông là người đã giúp James Jebbia làm ra 2 mẫu ván trượt này. Và James rất hả hê vì ông được hợp tác với Richard trước cả Marc Jacobs – ông hoàng của đế chế Louis Vuitton.

Mãi đến năm 2009, Supreme mới có Look book chính thức của mình.

Khác với các hãng thời trang thường tìm người mẫu ảnh bằng cách đi tới từng thành phố, mở ra những quầy ứng tuyển cho các trai xinh gái đẹp thì ở Supreme, bạn chỉ cần là một người bạn lâu đời của Supreme. Người mẫu của Supreme có thể là một rapper underground, một nghệ sĩ graffiti, hay chỉ là một skater thường xuyên lui tới các cửa hàng của họ,.. Trong quá khứ cũng đã có những lần Supreme bắt tay với các tên tuổi lớn như Kate Moss, Ryan McGinley, Lou Reed, Lady Gaga,.. Nhưng có khi Supreme cũng sẽ trực tiếp liên lạc với bạn đấy!

Lady Gag "thả rông" trong một quảng cáo của Supreme vào năm 2011.

Theo: complex.com
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.