• Về đầu trang
H.Khanh
H.Khanh

Những sai lầm nhỏ nhặt từng tiêu tốn cả triệu đô

Hài hước

1. Khi tên lửa Scud bay vào cuộc chiến tranh vùng Vịnh

patriot missile system

Vào ngày 25/2/1991, tên lửa Scud của Iraq đã nhắm thẳng vào một doanh trại quân đội của Mỹ ở Dharan, Saudi Arabia, giết chết 28 người lính và làm thương 100 người khác. Thảm họa này xảy ra rất bất ngờ vì doanh trại lúc đó được bảo vệ bởi hệ thống phòng ngừa Patriot. Những cuộc điều tra sau này tiết lộ hệ thống phòng vệ thậm chí còn không thèm cố ngăn cản Scud.

art sheep on this day

Lỗi trong hệ thống được truy về ở đồng hồ của hệ thống. Chiếc đồng hồ sử dụng hệ thống deciseconds (1/10 của 1 giây) nhưng ghi dữ liệu đó bằng số nguyên. Hệ thống sau đó chuyển thời gian thành dạng số liệu với dấu phẩy động 24-bit. Tuy nhiên, liên tục làm tròn những con số thời gian càng dẫn đến nhiều sai sót trong hệ thống, hậu quả là sau 20 tiếng hoạt động, hệ thống đo thời gian đã gần như thất bại và không thể hoạt động đúng cách được nữa.

Tại thời điểm của cuộc tấn công, hệ thống Patriot đã liên tục chạy trong vòng 100 tiếng đồng hồ. Hệ thống đã lệch đến mức màn hình hiển thị còn chỉ vào sai vùng trời quan sát, dẫn đến việc tên lửa địch không được phát hiện. Quân đội Mỹ đã nhận thấy vấn đề này từ trước đó và đã đưa ra bàn cập nhật phần mềm cho hệ thống vào ngày 16/2, nhưng mãi đến 10 ngày sau thì bản cập nhật này mới đến được Dharan, 1 ngày sau cuộc tấn công.

2. Chương trình tàu ngầm S-80 của Tây Ban Nha

6146538933 4a304d2a3f b

Vào năm 2003, Tây Ban Nha chính thức cho ra mắt dự án S-80 có trị giá lên đến 2.7 tỉ USD với mục đích dựng 4 chiếc tàu ngầm hoạt động bằng dầu diesel và điện cho hải quân Tây Ban Nha. 10 năm sau đó, khi 1 chiếc tàu ngầm đã được hoàn thành, họ mới nhận ra là chiếc tàu ngầm nặng hơn 70 tấn so với dự tính ban đầu của họ, và lực lượng hải quân Tây Ban Nha lo sợ rằng liệu chiếc tàu này có thể nổi lên mặt nước lại được không sau khi đã lặn xuống.

Lỗi lầm này xảy ra vì trong quá trình tính toán và xây dựng, đã có ai đặt nhầm chỗ dấu phẩy. Hơn thế nữa, không ai phát hiện ra lỗi sai này mãi cho đến khi chiếc tàu đầu tiên được hoàn thành thi công. Sau vụ việc này, Tây Ban Nha đã kí một hợp đồng trị giá 14 triệu USD với công ty Electric Boat ở Groton, Connecticut để giúp họ giảm trọng lượng của chiếc tàu ngầm nặng 2,200 tấn.

3. Chuyến bay 143 của Canada

canflt143

Vào tháng Bảy năm 1983, chiếc Boeing 767 đi từ Ottawa đến Edmonton với 69 hành khách đã phải hạ cánh vội vã sau khi hết nhiên liệu ở độ cao 12,500m. Các động cơ đột nhiên mất hết năng lượng và chiếc máy bay bắt đầu nghiêng ngả. Chiếc Boeing đã ở tình trạng không vững cho đến khi hạ cánh ở Gimli, Manitoba.

rsz 19677347 14571273743515 300x208

Chiếc máy bay may mắn hạ cánh ở một đường đua xe. Đã không có ai bị trọng thương, nhưng bánh xe càng trước của chiếc máy bay thì hoàn toàn bị hư hại. Tai nạn này là kết quả của một lỗi chuyển đổi. Hàng không Canada dùng hệ đo lường Anh nhưng đang dần chuyển sang dùng hệ thống mét. Ở dưới mặt đất, đội ngũ nhân viên máy bay đã đổ nhiên liệu cho chiếc máy bay này bằng đơn vị pound chứ không phải kg, là đơn vị mà chiếc Boeing 767 đang dùng.

1 kg = 2.2 pounds. Nghĩa là khi cất cánh, chiếc máy bay chỉ có khoảng một nửa nhiên liệu cần thiết để hoàn thành chuyến bay. Phi công cũng không để ý đến chuyện này vì kim đo năng lượng cũng không hoạt động. Và thú vị thay, lỗi lầm này còn được lặp lại sau đó nữa.

4. Sự tích chiếc thuyền Vasa

5721937924 80531cd7c8 b

Vào ngày 10/8/1628, Thụy Điển công bố chiếc thuyền chiến được trang bị rất nhiều loại vũ khí mang tên Vasa. 20 phút sau khi ra khơi, chiếc thuyền bị chìm, 30 người đã phải bỏ mạng. Đến thế kỉ thứ 20, con tàu được tìm thấy và hiện tại đang được trưng bày tại viện bảo tàng Vasa.

vasa1 scoobyfoo

Những nhà sử học đã lấy số đo của con tàu và thấy rằng khi được thiết kế, đã có 2 hệ thống đo lường khác nhau được sử dụng: Một hệ thống đo lường 12 inch và một hệ thống đo lường 11 inch. Sự khác biệt trong hệ thống đo lường đã dẫn đến hậu quả là một bên nặng hơn bên còn lại. Sau 2 đợt gió thổi, bên nặng hơn của con tàu gần như đã đắm hẳn xuống nước.

5. Tàu thăm dò khí quyển Sao Hỏa

uk 03 nasa lockheed martin and the metric vs standard system3

Đây là một dự án 125 triệu USD giữa NASA và Lockheed Martin. Dự án này đã chịu một cái kết vô cùng bi thảm và đáng xấu hổ khi con tàu thăm dò đâm thẳng vào bề mặt Sao Hỏa. Vào năm 1999, trong khi đang viết phần mềm cũng như thuật toán cho con tàu, bên phía Lockheed Martin đã sử dụng hệ thống đo lường Anh, nhưng phía NASA lại sử dụng hệ thống mét.

customers

Những kĩ sư ở NASA đã có thể tránh được rủi ro này nếu như họ để ý kĩ, nhưng không. Đã không có một ai nhận thấy cái gì kì lạ đang diễn ra trong suốt 9 tháng con tàu thăm dò đi đến Sao Hỏa. Họ chỉ nhận ra lỗi lầm ngớ ngẩn này sau khi mất liên lạc với con tàu.

Nói về sự việc này, giáo sư John Logsdon của viện chính sách vũ trụ đến từ đại học George đã tóm gọn mọi thứ bằng 2 chữ ngu ngốc.

Thật đáng xấu hổ chúng ta lại có thể để mất cả trăm triệu USD chỉ vì một lỗi sai cơ bản như vậy.

6. Vụ nổ tên lửa Ariane 5

77374810001 2096123683001 901868133 135 1358275360211

Vào ngày 4/7/1996, tên lửa Ariane 5 của cơ quan vũ trụ châu Âu đã phát nổ 37 giây sau khi cất cánh, trong tên lửa lúc đó là 4 vệ tinh. Toàn bộ giá trị thiệt hại lên đến 370 triệu USD. Tai nạn này được báo cáo là do lỗi tràn số nguyên trong phần mềm tên lửa.

va246 liftoff 1 hr 879x485

Lỗi tràn số nguyên là một lỗi toán học xảy ra khi những chữ số được tạo ra từ một hệ thống vượt quá mức bộ nhớ của hệ thống đó. Chiếc Ariane 5 hoạt động dựa trên một phần mềm 16-bit với khả năng lưu trữ dữ liệu lên đến 32,767. Nhưng chiếc tên lửa đã sản sinh ra dữ liệu vượt quá con số đó.

Cơ quan vũ trụ châu Âu cũng dùng phần mềm đó khi phóng chiếc Ariane 4. Nhưng vấn đề này chỉ xảy ra ở Ariane 5 vì Ariane 5 hoạt động nhanh hơn, và nhanh hơn nghĩa là nhiều dữ liệu hơn. Phần mềm không thể xử lý tốc độ cao với nhiều dữ liệu như vậy, nên đã dẫn đến việc chiếc tên lửa bị quá tải, trạm điều khiển ra lệnh cho chiếc tên lửa tự hủy.

7. Thành phố Amsterdam hào phóng

istock 960031916

Vào tháng Mười Hai năm 2013, phòng tài chính của hội đồng thành phố Amsterdam đã gửi ra 188 triệu euros cho 10,000 hộ dân nghèo trong thành phố. Hội đồng thành phố sau đó mới nhận ra họ đã phạm một sai lầm lớn, gửi đi số tiền lớn gấp 100 lần so với dự định.

Hệ thống tính tiền được lập trình để trả tiền bằng xu chứ không phải euro, và mỗi người đã nhận 15,500 euros thay vì 155 euros, đã có người nhận 34,000 euros thay vì 340 euros.

Nhưng may mắn thay, hội đồng thành phố đã có cơ hội thu hồi lại phần lớn số tiền đó khi lỗi sai này được phát hiện và đăng tải công khai lên báo chí. Nhưng vẫn còn 2.4 triệu euros họ chưa thể thu hồi, và có thể là sẽ rất khó. Trước đó, hội đồng thành phố đã gửi đi 300,000 euros để khắc phục thiên tai.

8. Tình bạn khó bền

laufenburg bridge

Cũng lâu rồi, Đức và Thụy Điển đồng ý xây một cây cầu bắc ngang qua sông Rhine giữa 2 thành phố của họ đều có tên Laufenburg. Theo đó, mỗi bên sẽ xây cầu bên thành phố của mình, rồi cả 2 sẽ gặp nhau ở giữa. Chiếc cầu đã gần hoàn thành vào năm 2003, thì cả 2 bên mới bỡ ngỡ nhận ra có một bên cầu nhỉnh hơn bên kia 54cm.

Lỗi sai này xuất hiện vì định nghĩa về “mực nước biển” của 2 bên là khác nhau. Đa số các nước đều có định nghĩa về mực nước biển khác nhau. Đức dùng Bắc Hải để nói về mực nước biển, còn Thụy Điển dùng Địa Trung Hải để nói về mực nước biển của họ.

istock 666960952

Có một sự chênh lệch 27cm giữa mực nước biển của 2 nước. Đức và Thụy Điển đã biết trước về việc này và đã thêm vào tính toán xây dựng của họ. Tuy nhiên, ai đấy, thay vì làm giảm chênh lệch này xuống lại nhân đôi nó lên, dẫn đến việc một bên cầu nhỉnh hơn 54cm so với bên còn lại.

Theo: Tổng Hợp
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.