• Về đầu trang
Minh Ngọc
Minh Ngọc

12 câu chuyện đau thương về những xác chết đông cứng trên đỉnh Everest (Kỳ 1)

Độc lạ

Với hơn 250 thi thể vẫn còn nằm lại trên đỉnh, nơi này được coi nghĩa địa lộ thiên lớn nhất trên thế giới. Trong khi phần lớn những cái chết là do tuyết lở, trượt ngã và thời tiết khắc nghiệt, khu vực được coi là “vùng chết” có một lượng lớn xác chết với rất nhiều nguyên nhân khác.

Vùng chết là vùng cao hơn mực nước biển 7924 mét. Khi cơ thể con người đi đến độ cao này, cơ thể sẽ yếu dần. Lờ đờ, mệt mỏi, mất phương hướng, rồi các bộ phận phải làm việc nặng hơn để cung cấp oxy. Lúc này, muốn sống sót, các nhà leo núi phải thở bình oxy 24/7.

Gần như là bất khả thi để tìm được thi thể của của một người chết trên đỉnh Everest, đặc biệt là ở trong vùng chết. Do điều kiện thời tiết khắc nghiệt, sự thiếu oxy trầm trọng, áp suất lên cơ thể, nhiều thi thể bị bỏ lại ngay nơi họ nằm xuống. Thi thoảng có những người cố gắng  để đưa thi thể người thân họ trở về, nhưng cái giá có thể lên tới 25.000 USD và rất nguy hiểm cho đội tìm kiếm.

1. Giày xanh - Xác chết nổi tiếng nhất Everest

Bất kể ai đi trên đường North Col để đến đỉnh Everest đều ngang qua cột mốc nổi tiếng nhất, “Giày xanh”. Mặc dù nghe như phần nhô ra của hay vết nứt kín của Everest, thực tế đây là tên cái xác của một nhà leo núi đã nằm xuống vì đôi giày màu xanh mà anh ta mang khi qua đời. Hiện nay, người ta chưa biết chính xác "Giày xanh" là ai, nhưng nhiều người tin rằng, đó là Tsewang Paljor, một thành viên trong đoàn thám hiểm Everest của Ấn Độ. Người duy nhất trong đoàn sống sót từ lần đó, Harbhajan Singh nhớ lại về giây phút cuối cùng của cả đội:

“Đừng quá tự tin”, Singh nhấn mạnh với cả đội, “Hãy nghe tôi, hãy bình tĩnh lại, mặt trời sắp lặn rồi”.

Dường như, chẳng ai chịu nghe lời của Singh, khi họ đều đã mắc phải "Cơn sốt chinh phục" - thường xảy ra khi họ đang ở rất gần với đỉnh núi và bất chấp tất cả các quy tắc an toàn, hay thậm chí cả tính mạng bản thân. Hai người trong đoàn đã phải trả giá cho điều này, bao gồm cả Paljor.

Qua thời gian, người ta đã coi "Giày xanh" như một cột mốc để có thể đo xem còn bao nhiêu nữa sẽ đạt tới dấu mốc của mình. Tuy nhiên, vào năm 2014, "Giày xanh" đã được hạ xuống một điểm thấp hơn phía bên kia núi, nơi anh ở cùng những người khác để dọn cho đường leo chính.

2. Cái kết không như mơ của "Người đẹp ngủ trong rừng"

Francys Arsentiew và chồng mình, Sergei là hai nhà leo núi đầy tham vọng mong muốn được chinh phục đỉnh Everest vào năm 1998. Francys có mục tiêu là trở thành người phụ nữ Hoa Kỳ đầu tiên lên đến đỉnh Everest mà không sử dụng bình thở oxy. Sau hai lần nỗ lực bất thành, cô đã thành công nhưng không bao giờ có thể ăn mừng cho thành tích của mình nữa.

Do thiếu bình thở oxy, cặp đôi đã không thể lên kịp đỉnh núi vào ngày 22 tháng 5, và họ phải ở lại thêm một đêm nữa tại Vùng chết. Đêm định mệnh đó, hai người đã để lạc nhau. Ban đầu, Sergei nghĩ rằng vợ mình đã về trại nên anh đến đó tìm cô. Nhưng khi phát hiện ra Francys mất tích, anh đã chạy khắp nơi với mong muốn cứu được vợ.

Francys chỉ được tìm thấy vào ngày 23 tháng 5 bởi một đoàn leo núi người Uzbekistan trong tình trạng "sống mà như đã chết" và không tự di chuyển được. Họ nhanh chóng đưa cô xuống, nhưng khi không còn bình thở oxy, họ buộc phải để cô lại. Trên đường đi, họ cũng đã gặp Sergei, nhưng lúc này, anh cũng đã chết.

Ở những giây phút cuối cùng của mình, khi đang bỏng lạnh nghiêm trọng và dần mất đi nhận thức, Francys vẫn không ngừng kêu cứu: "Đừng để tôi lại đây. Đừng để tôi chết ở đây”, dù lúc này, không gì hơn là những lời thì thầm nhỏ. Hai người cuối cùng gặp cô, Ian Woodall và Cathy O’Dowd đã quyết định từ bỏ mục tiêu của mình,và giành ra một tiếng để cứu giúp. Tuy nhiên trong tình trạng tự nhiên khắc nghiệt, cùng với việc oxy mang theo người dần cạn kiệt, họ buộc lòng để Francys lại trên núi, khiến cô trở thành một trong những câu chuyện ám ảnh nhất tại Everest.

3. Cái chết của David Sharp và "Luật leo núi"

Năm 2006, một nhà leo núi nhiều kinh nghiệm bị đóng băng tới chết ở gần đỉnh Everest. Với tỉ lệ cứ mười người thì sẽ có một người bỏ mạng lại ở đây, các xác chết đóng băng đã gần chiếm hết đỉnh núi. Tuy nhiên chỉ đến cái chết của David Sharp thì cả cộng đồng leo núi mới thực sự nhận thức được về điều này.

Nhà leo núi người Anh David Sharp đã tới đỉnh Everest lần thứ ba mà không có bình oxy, radio, người dân bản địa hay bạn đồng hành, bất chấp hai lần đầu không thành công. Lần này, anh đã hoàn thành được mục tiêu của mình, và khi xuống núi, anh quyết định nghỉ lại ở hang "Giày xanh". Trước khi mất phương hướng và kiệt sức, Sharp co chân vào ngực, để đầu đặt trên đầu gối và không bao giờ tỉnh lại. Thực chất, ngay trong lúc đó, David vẫn còn sống, nhưng thái độ dửng dưng của 40 nhà leo núi khác ngang qua đã khiến anh không bao giờ trở lại nữa. Chính điều này đã thổi bùng lên ngọn lửa giận dữ trong cộng đồng những người leo núi.

Sir Edmund Hillary, người đầu tiên chinh phục thành công đỉnh Everest rất bất bình với Mark Inglis và đoàn đi cùng, người được cho là đã nhìn thấy tình cảnh của Sharp nhưng vẫn bỏ đi để leo lên đỉnh.

“Thái độ của họ đối việc leo núi Everest trở nên thật đáng sợ”, Hillary nói, ”Mạng người quan trọng hơn rất nhiều với việc leo lên một đỉnh núi”.

Luật bất thành văn giữa những người leo núi là phải bỏ nhiệm vụ của mình để cứu người đang gặp nguy hiểm. Ở Everest, đa số tin rằng mọi luật lệ tiêu chuẩn không thể thực hiện được do khó khăn trong việc leo ngọn núi cao nhất thế giới. Dường như ngọn núi quanh năm lạnh lẽo này đã làm tâm hồn con người ta trở nên giá băng như chính nó vậy.

Inglis, hay nhiều người khác đã đưa ra hàng loạt lí do để giải thích cho hành động của mình: Sharp ở quá xa để giúp đỡ, hay họ bị nhầm anh ấy với Giày xanh,... Dù gì đi nữa, nó cũng chỉ cho ta một sự thật đáng buồn, là rất khó để cứu lấy bản thân mình và bỏ mặc việc giúp người khác ở trên Everest

4. Indiana Jones ngoài đời cùng những sự thật chôn vùi sau 75 năm

“Bởi nó ở đó.”

Chỉ bằng vài từ để mô tả nỗ lực không thể bị ngăn cản, George Mallory không chỉ được biết đến với tiếng tăm trên Everest mà với cả tinh thần bất khuất khơi gợi cảm hứng cho thế hệ sau này.

George Mallory là một trong những nhà leo núi nổi tiếng nhất đầu thế kỷ 20. Ông là một phần trong nhóm ba người đầu tiên chinh phục đỉnh núi và cũng được biết đến là cái xác già nhất tại Everest, một cái xác đã mất tích gần 75 năm.

Trong nỗ lực lần thứ ba của mình vào năm 1924, Mallory và đồng đội của mình là Sandy Irvine đã cố gắng để lên đến đỉnh và đã không bao giờ trở về. Nguyên nhân cái chết của họ vẫn còn là một bí ẩn, trong hơn nửa thế kỷ, không ai chắc chắn rằng Mallory có thực sự chạm đích hay không. Nếu có, điều đó sẽ thay đổi lịch sử ta đã biết về người đầu tiên leo tới đỉnh Everest.

Một cuộc điều tra đã được tiến hành vào năm 1999 để tìm ra bộ đôi và đã làm sáng tỏ giờ phút cuối cùng của nhà thám hiểm nổi tiếng. Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy xác của Mallory, và khi khám nghiệm, người ta thấy những vết thương nghiêm trọng gây ra do dây thừng. Điều đó dẫn đến kết luận rằng, hai người họ thực chất vẫn gắn chặt vào nhau và khi người kia tụt xuống, người còn lại cũng ngã theo. Vết thương chí tử trên đầu Mallory dường như củng cố thêm về luận điểm này. Tuy nhiên, giả thiết thì vẫn là giả thiết. Xác của Irvene được tìm thấy kéo theo bằng chứng về người đầu tiên chinh phục Everest.

(Còn tiếp)

Theo: Ranker.com
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.