• Về đầu trang
Chim Nho Nhỏ
Chim Nho Nhỏ

25 sinh vật đáng sợ nhất ẩn náu dưới đáy biển sâu (P.1)

Cuộc sống

Đáy biển sâu có ánh sáng hạn chế, áp lực nước lớn gấp nhiều lần so với mặt nước biển là những lí do khiến các loài sinh vật tiến hóa và phát triển để phù hợp với điều kiện sống ở nơi này. Ngoài hình của các loài sinh vật sống tại vùng biển sâu vì thế cũng trở nên quái dị và kì lạ hơn.

Dưới đây là 25 sinh vật đáng sợ nhất dưới biển sâu có thể khiến bạn bị ám ảnh với vẻ ngoài của chúng.

25. Cá rồng (Dragonfish)

Cá rồng là loài sinh vật biển sâu sống ở độ sâu khoảng 1500 - 4000 mét, có chiều dài từ 5 - 15 cm và hàm răng sắc nhọn để săn mồi.

dragonfish 2

Hình dạng của Cá rồng

Tương tự như những loài sinh vật biển sâu khác, Cá rồng có thể tự tạo ra ánh sáng của riêng mình, được gọi là phát quang sinh học. Ngoài việc có thể nhìn rõ đường đi dưới đáy biển, phát quang sinh học còn là vũ khí giúp Cá rồng săn đuổi con mồi, vì một số loài như tôm, cá có thể nhầm lẫn và đi theo ánh sáng ấy khiến cho việc tìm kiếm thức ăn của chúng dễ dàng hơn.

dragonfish 7

Cá rồng đen

24. Cá mập mào (Frilled Shark)

Cá mập mào là loài sinh vật được tìm thấy tại vịnh Tokyo vào thế kỷ 19 bởi nhà thủy văn Ludwig H.P. Döderlein. Cho đến nay, đây vẫn là loài cá mập hiếm thấy ở vùng nước sâu Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

frilled shark

Thân thể Cá mập mào vừa lớn, vừa dài

Cá mập mào còn được gọi là "hóa thạch sống" bởi sự thay đổi không đáng kể của nó từ thời tiền sử. Các nhà khoa học suy đoán, chúng bắt lấy con mồi bằng cách uốn cong cơ thể và đưa lưng về phía trước như một con rắn trong quá trình thưởng thức bữa ăn của mình.

Trích dẫn một bình luận nhật xét của tài khoản Youtube DarkArcs về loài cá mập này: "Đây là Joker của thế giới cá mập, chúng vừa nhếch mép và cười rộ lên trong khi giết chết con mồi của mình".

Video về Cá mập mào (Nguồn: Discovery)

23. Mực ma cà rồng (Vampire Squid)

Dù có tên là Ma cà rồng nhưng thực chất Mực ma ca rồng không hề hút máu sinh vật nào dưới biển. Cái tên này xuất phát từ đôi mắt đỏ rực và bộ cánh như chiếc áo choàng của ma cà rồng mà chúng sở hữu. Loài mực này có chiều dài khoảng 30 cm và thường sống ở độ sâu khoảng từ 550 - 1100 mét dưới đại dương.

vampiresquid

Đôi mắt và bộ cánh là lí do nó sỡ hữu cái tên Mực ma ca rồng.

Sinh vật đầu mực đuôi bạch tuộc này không săn mồi sống. Chúng kiếm mồi bằng cách hấp thụ những thứ trôi trong đại dương như trứng, ấu trùng, xác hay các bộ phận cơ thể của các sinh vật biển khác và bao bọc thức ăn của mình bằng chất nhầy được tiết ra từ những chiếc lông trên xúc tua trước khi nuốt.

muc ma ca rong

Những chiếc lông từ xúc tua của Mực ma rồng sẽ tiết chất nhất và bao bọc lại thực ăn của mình trước khi tiêu hóa.

22. Sứa đỏ to (Big Red Jellyfish)

Từ cái tên của loài sứa này, chúng ta có thể đoán ngoại hình của nó có màu đỏ và kích thước lớn. Sứa đỏ to xuất hiện rải rác ở một vài khu vực như Thái Bình Dương, California, Hawaii, Nhật Bản và sống dưới độ sâu từ 600 - 1500 mét.

sua do to

Sứa đỏ to có màu đỏ nhẹ và chiều dài cơ thể lên tới 1 mét, nổi bật dưới vùng biển sâu tối tăm hun hút.

Sứa đỏ to ăn gì? Làm thế nào để bắt còn mồi? Hiện tại đó là những câu hỏi chưa ai trả lời. Tuy vậy, hình ảnh cho thấy loài sứa này không có xúc tu như họ hàng của mình. Thay vào đó, những "cánh tay thịt" có thể là vũ khí giúp cho Sứa đỏ to có thể săn mồi.

5083610015 bf47825969 b

Những 'cánh tay thịt' của Sứa đỏ to có thể là vũ khí giúp chúng săn mồi trực tiếp thay vì các xúc tua như loài sứa khác.

21. Mực ống khổng lồ (Giant Squid)

Từ lâu con người không còn tận mắt nhìn thấy Mực ống khổng lồ còn sống nữa. Loài sinh vật này được coi là huyền thoại hàng thế kỷ nay.

Video về mực khổng lồ (Nguồn: Discovery Channel)

Chúng luôn di chuyển khắp vùng biển sâu. Loài thú duy nhất có thể ăn thịt được chúng là cá nhà táng. Trên thực tế, cả hai đều nổi tiếng với những trận đánh dưới biển sâu. Xác của chúng thường được tìm thấy mang theo những dấu vết của cuộc chiến.

giantsquid

Xác chết của Mực khổng lồ được tìm thấy ở vùng biển Tokyo

20. Cá giọt nước (Blobfish)

Cá giọt nước được tìm thấy chủ yếu ở độ sâu 1200 mét của vùng biển nước New Zealand và Úc. Bởi áp lực nước ở độ sâu này gấp hàng chục lần so với mặt nước biển, nên phần lớn cơ thể chúng là khối gelatin nhão giúp cho chúng có thể chịu được mức áp suất lớn mà không bị nghiền nát.

blobfish

Hình vẽ mô phỏng 2 con cá giọt nước

Cá giọt nước thường có màu trắng sữa hoặc hồng. Nhìn ngang từ phía phía trước, khuôn mặt của chúng giống như người đàn ông béo phì với chiếc mũi to như củ hành.

Điều thú vị là dù hình thù của Cá giọt nước trông có chút kỳ quái, nhưng rất nhiều người lấy đó làm nguồn cảm hứng để tạo ra những phiên bản gấu bông đáng yêu.

fotojet 2

Thật kì lạ, khi những thú bông đáng yêu lại được thiết kế từ sinh vật trông kỳ dị này.

19. Cá nóc hòm (Coffinfish)

Cá nóc hòm là một trong những loài cá độc trong họ Chaunacidae. Chúng còn cái tên khác như Cá nóc thu hay Cá nóc xanh. Chúng sống ở độ sâu từ 50 - 3000 mét ở hầu hết các vùng biền trên thế giới.

Chiếc vây ở phía dưới của chúng gần như biến thành chân nên khi quan sát chúng di chuyển dưới đáy biển, người ta thấy chúng đi bộ thay vì bơi. Cũng không có gì lạ nếu một ngày nào đó, cá nóc hòm có tiến hóa thành loài lưỡng cư.coffinfish3

Cá nóc hòm có đôi vẩy gần như tiến hóa thành chânCá nóc hòm có đầu vuông như cái hòm người chết, hai mắt luôn thao láo và xanh lét. Khi bị các loài cá dữ săn, chúng có cách tự vệ riêng bằng cách chúng nuốt vào bụng một lượng nước lớn làm chúng phồng lên và đột ngột to lớn hơn rất nhiều, khiến những con cá dữ hoảng sợ, bỏ đi không dám tấn công nữa.

coffinfish

Phần đầu trông khá đáng sợ của Cá nóc hòm.

18. Chân giống khổng lồ (Giant Isopod)

Chân giống khổng lồ là chi giáp xác lớn nhất trong bộ Chân đều, trông chúng rất giống những con con bọ cánh cứng thường thấy trong vườn. Chúng chủ yếu sống ở vùng biển ít biến động có độ sâu từ 170 đến hơn 2.100m, nơi có áp lực cao và nhiệt độ trung bình dưới 4 độ C như Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

giantisopod

Chân giống khổng lồ

Chân giống khổng lồ còn là các loài giáp xác ăn thịt, có cấu tạo vòm miệng khá phức tạp để đảm bảo đầy đủ các chức năng của một loài ăn thịt: đâm thủng, xâu xé, mổ bụng con mồi.

Do nguồn thức ăn vô cùng khan hiếm, chúng dần quen với việc phải ăn bất cứ thứ gì rơi vãi từ tầng nước trên xuống và ăn thịt một số loài động vật nhỏ ở cùng ở độ sâu. Chiều dài mà chân giống khổng lồ có thể đạt tới là từ 19 đến 37 cm nhưng khi bị đe doạ chúng sẽ co tròn lại để được bảo vệ trong chiếc vỏ giáp xác rất cứng.

Video về loài Chân giống khổng lồ (Nguồn: Okeanos Explorer)

17. Cá sao (Stragzer fish)

Cá sao được tìm thấy ở nhiều vùng nước sâu trên khắp thế giới. Vì đôi mắt nằm trên đầu nên ngoại hình của chúng có phần kỳ quái. Điều này giúp cho cá sao khi chôn vùi trong cát vẫn có thể quan sát và tấn công được con mồi. Một số con có thể mang trong người điện tích và tạo ra những cú sốc điện kết liễu sinh mạng của một số sinh vật biển khác ngay lập tức.

stargazer

Mắt của Cá sao lồi lên trên phần đầu.

Video về cá sao được quay bởi những người thợ lặn tại Vịnh Port Phillip của Úc.

16. Cá mập ma (Chimaera)

Đừng nhầm lẫn cá mập ma với quái vật Chimera trong thần thoại Hy Lạp. Loài sinh vật này sống dưới biển và còn được biến tới biệt danh Cá mập ma. Mặc dù có tên là Cá mập ma, nhưng theo hồ sơ hóa thạch cho thấy, loài sinh vật này đã tách khỏi họ hàng cá mập từ 400 triệu năm về trước và vẫn bị phân lập kể từ đó tới giờ.

chimaera2

Cá mập ma, nhưng lại không phải là cá mập.

Cá mập ma đã từng ngao du khắp mọi bề mặt đại dương trên thế giới. Tuy vậy, ngày nay chúng lại lui về ở ẩn ở độ sâu 2600 mét so với mực nước biển.

Video giới thiệu về Cá mập ma (Nguồn: National Geographic)

15. Amphipod

Amphipod là một bộ các loài động vật giáp xác không có mai và các cơ quan bị nén lại. Chúng có khoảng 9900 loại và chủ yếu là sinh vật biển, tuy nhiên chúng cũng hầu hết có mặt trong các môi trường thủy sinh.

amphipod

Hình ảnh của một loài Amphipod

Amphipod thường có kích thước không lớn, với chiều dài chưa tới 1 inch (khoảng 2.54 cm). Tuy nhiên, nếu xuống độ sâu 6km so với mặt nước biển, chúng có phát triển thân hình tới 30 cm.

amphipod2

Amphipod ở vùng nước sâu 6km có thể dài tới 30 cm.

14. Pacific Blackdragon

Pacific Blackdragon là loài ăn thịt, sống ở độ sâu từ 200 - 1000 mét tại vùng biển Đông Thái Bình Dương. Thức ăn yêu thích của chúng là các động vật giáp xác và cá.

pacifiac black dragon

Loài ăn thịt sống ở biển sâu này sở hữu cái tên Pacific Blacdragon cũng có lí do của nó. Ngoài việc chúng sống ở Thái Bình Dương, có thân hình dài như một con rồng thì dạ dày của nó cũng được bao phủ bởi lớp tràng màu đen để ngăn chặn lại phát quang sinh học của con mồi, giúp cho nó không bị phát hiện trong bóng đêm và có thể tiếp tục săn mồi.

blackdragon

Pacific Blackdragon có thân hình dài, đen từ ngoài vào trong.

13. Bạch tuộc Dumbo (Dumpo Octobus)

Loài bạch tuộc được biết tới hình thù kỳ quái của mình với phần vây nhô ra trên đầu như 2 cái tai của chú voi biết bay Dumbo trong bộ phim hoạt hình cùng tên của Disney. Đây cũng là lí do chúng được đặt cái tên như vậy.

dumbo

2 vây trên đầu ngộ nghĩnh của loài bạch tuộc này khiến chúng ta liên tưởng tới đôi tai của chú voi Dumbo biết bay.

Hiện tại, Bạch tuộc Dumbo là loài sinh vật sống được vùng nước sâu nhất mà con người phát hiện, với độ sâu 7000 mét so với mực nước biển. Chính vì ở điều kiện không ánh sáng và áp lực nước lớn nên mới khiến cho loài sinh vật biển này có hình thù kì quái như thế.

Thực chất, bạch tuột Dumbo không hề đáng sợ như các loài cá mập hay sinh vật biển ăn thịt khác, nhưng nó quá khác lạ nên không thể không có mặt trong danh sách này.

Video về bạch tuộc Dumbo của đội ngũ E/V Natulius

(Còn tiếp)

  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.