• Về đầu trang
ABC
ABC

6 dấu hiệu nhận biết một người là kẻ bắt nạt nơi công sở

Cuộc sống

Bắt nạt là vấn nạn đau lòng xảy ra từ trường học đến công sở. Bài viết sau xin đề cập đến việc bắt nạt tại nơi làm việc. Tại sao vấn nạn này ngày càng trở nên nghiêm trọng và khó khắc phục?

Một trong các lý do chính là do kẻ ức hiếp người khác đôi khi không nhận thức được hành vi xấu mình gây ra. Ông chủ, người quản lý có thể biện minh rằng mình chỉ muốn đào tạo cấp dưới hay đổ lỗi cho những nhân viên quá mong manh, yếu đuối không thích nghi được với môi trường "chuyên nghiệp".

Muôn hình vạn trạng các hình thức bắt nạt

Bắt nạt có thể tồn tại trong nhiều hình thức, phổ biến nhất là hành hung, bắt nạt bằng lời nói, cô lập, tẩy chay người khác, bắt nạt trên mạng. Nhìn chung, đây đều là hành vi lặp lại nhiều lần làm tổn thương cá nhân nào đó.

Năm 2016, một báo cáo tiết lộ có khoảng 20.000 cuộc gọi cầu cứu Ban Hòa giải và Phân xử (ACAS, Anh) vì bị ức hiếp tại nơi làm việc. Phần lớn nạn nhân gốc dân tộc thiểu số hay là phụ nữ làm việc trong lĩnh vực nam giới chiếm đa số. Năm 2017, một báo cáo đã ước tính khoảng 60,3 triệu nhân viên Mỹ bị ảnh hưởng bởi vấn nạn trên.

Trên đây là những con số thống kê được, còn con số thực tế vẫn không thể nào biết được vì nạn nhân lo sợ bị cấp trên trả thù, có nguy cơ mất việc hay do những người quá vô tư thậm chí không nhận ra mình đang bị bắt nạt.

the global trend towards better parity between the sexes now seems to have made a u turn especially in workplaces says world economic forum report 1509586781290 3 1

Ảnh: AFP/Toru YAMANAKA

Đối tượng mà những kẻ bắt nạt hướng tới

Đối tượng mà những kẻ bắt nạt hướng tới là người thân cô thế cô, có phần yếu đuối. Điều gây phẫn nộ là sau khi làm tổn thương cấp dưới, địa vị của các ông chủ, quản lý xấu tính này vẫn được bảo toàn, thậm chí họ cảm thấy sảng khoái vì đã hạ bệ người khác. Không cảm thấy ăn năn hối lỗi đã đành, những người bắt nạt còn bao biện rằng "nạn nhân" của họ hoàn toàn xứng đáng bị như thế.

reflection of a business man walking in the rain with an umbrella

Ảnh: Unsplash/Craig Whitehead

6 dấu hiệu "chẩn đoán" một người là kẻ bắt nạt

1. Nhân viên thường phàn nàn về hành vi nào đó của của cấp trên. Đôi khi họ có thể khóc lóc than vãn hay tệ hơn là giận dữ trước trước kẻ được cho là ức hiếp người khác.

2. Người khá vô tâm, không có sự đồng cảm.

3. Người thường vô lý gây hấn, quát mắng, hâm dọa hay làm bẽ mặt nhân viên trước mặt đám đông.

4. Thú vui nơi công sở của họ là trêu chọc ác ý, tính toán phá hỏng công việc của người khác.

5. Thích tung tin đồn, gây thị phi cho nhân viên, từ những chuyện vui mồm ngồi lê đôi mách với nhau mà nó lại gây hiểu lầm, tổn hại danh dự, nhân phẩm người khác.

6. Người lạm quyền, chức vụ để chèn ép cấp dưới như không cho họ tiếp tục dự án mình đang làm nhưng không đưa ra được lý do thuyết phục.

Nạn nhân bị bắt nạt thường gặp phải các vấn đề sức khỏe tinh thần như chán nản, trầm cảm, mệt mỏi vì áp lực, nghỉ phép liên tục.

sick work

Ảnh: Pixabay/caio_triana

Một tín hiệu đáng mừng là nhiều quốc gia như Canada, Úc, Hà Lan, Thụy Điển, Pháp, Đan Mạch đã thành lập cơ quan có nhiệm vụ giải quyết, đối phó với nạn bắt nạt tại nơi làm việc.

Trang bị kiến thức cho mọi người về vấn nạn này cũng là một biện pháp khắc phục. Hy vọng các ông chủ, người quản lý sẽ đối xử với nhân viên của mình với thái độ tôn trọng.

Theo: channelnewsasia
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.