• Về đầu trang
H.Khanh
H.Khanh

Những sai lầm tai hại nhất mà con người từng mắc phải trong dòng chảy lịch sử

Cuộc sống

Lịch sử và khoa học cũng như quá trình tiến hóa của loài người luôn đầy rẫy những điều kì diệu, những phát minh cũng như những ý tưởng mang tính đột phát. Tuy nhiên, chúng ta không hoàn hảo, bên cạnh sự kì diệu của loài người là một ngôi mộ khổng lồ của những ý tưởng sai lầm đã bị quên lãng.

1. Phát âm

2131735 635336669843845000 1

Như bạn đã biết, giáo dục ngày nay, và từ rất lâu rồi, đã luôn dạy rằng âm “k” trong những chữ như “knight, knock, knuckle, knife, knee” là âm câm, và luôn được bỏ qua khi phát âm. Nhưng đó là một sai lầm.

Phiên bản gốc của những từ này không hề có âm câm và những chữ trên phải được phát âm đầy đủ. Nhưng vì việc đọc viết không phổ biến lắm hàng trăm năm về trước, nên người ta chỉ phát âm theo cách mà người ta thích. Lâu dần, lỗi sai này trở thành phiên bản chính thức của những từ có âm “k” đằng trước.

2. Archimedes và những điều chưa nói

home book photo

Đây là một quyển văn bản hơn 700 tuổi được viết bởi một nhà sư. Vì điều kiện không dư giả mấy nên ông đã lấy một cuốn sách cũ, cạo hết mực, cắt giấy, và lật ngược cuốn sách đó lại để viết. Nghe không giống như một lỗi lầm lắm nhỉ?

Có thể, có thể không. Khi các nhà khoa học nghiên cứu cuốn sách sử dụng phương pháp chụp ảnh đa chiều, họ nhận thấy rằng đây là một tác phẩm chưa từng được xuất bản, và tác giả của cuốn sách này? Archimedes (Ác-si-mét), nhà toán học nổi tiếng. Tên của cuốn sách là The Method, với nội dung là trọng tâm và những điều cơ bản của những phép toán như tích phân, vi phân, được nghiên cứu và hoàn thiện ngay cả trước khi những nhà toán học hiện đại tiếp cận chúng.

Nếu nhà sư kia không vô tình sử dụng cuốn sách này, loài người ngày nay có tiến bộ hơn về toán học, công nghệ...không?

3. Những nhiệm vụ khám phá sao Hỏa

800px mars climate orbiter 2

The Mars Climate Orbiter là một vệ tinh khí quyển được dựng lên với mục đích thăm dò và tìm hiểu về khí quyển ở sao Hỏa, toàn bộ dự án này đã tiêu tốn hơn 120 triệu USD với hi vọng sẽ mang về cho loài người nhiều kiến thức và thông tin hơn về hành tinh đỏ.

Không may thay, khi tiến vào bầu khí quyển của sao Hỏa, chiếc vệ tinh đã bị cháy do nhiệt lượng quá lớn. Tại sao ư? Khi nói về những dự án mang tầm cỡ quốc gia thế này, chắc hẳn ai sẽ cũng sẽ nghĩ rằng việc tính toán phải đồng nhất và chính xác đến từng dấu phẩy, nhưng không.

Khi đang tính toán những phương thức bay, NASA đã sử dụng hệ thống đo lường chuẩn với đơn vị là mét (mm, cm, dm, m,…), trong khi kĩ sư Lockheed Martin sử dụng hệ thống đo lường imperial system (feet, miles, yards,…).

mars climate orbiter spacecraft diagram

4. One small step for man, a giant leap for mankind...

https://www.youtube.com/watch?v=RMINSD7MmT4

Lại là NASA và những lỗi lầm ngớ ngẩn. Khi bạn có thể làm ra những phi thuyền đưa người lên vũ trụ và đáp xuống Mặt Trăng thì một chiếc máy quay xịn để ghi lại những khoảnh khắc lịch sử ấy đâu phải là vấn đề đâu nhỉ?

Có thể chúng ta nghĩ là không, nhưng đối với NASA thì lại là có. Khi Neil Armstrong bước những bước đầu tiên lên Mặt Trăng, đưa con người và việc khám phá vũ trụ lên một tầm cao mới, những hình ảnh cùng câu nói huyền thoại “That’s one small step for man, a giant leap for mankind” (Một bước đi nhỏ của một con người, nhưng là một cú nhảy vọt cho nhân loại) có thể nói là đã được ghi lại với chất lượng cũng như âm thanh gần như hoàn hảo, nhưng nó đâu rồi?

Video với chất lượng tệ hại mà chúng ta có thể tìm kiếm ngày nay thật ra là video chất lượng tốt nhất mà NASA có. Không còn bản nào có chất lượng tốt hơn sao? Có chứ, nhưng nó đã bị ghi đè lên bởi những nhiệm vụ khác.

5. Sergio Martinez

cedar1 t800

Khoảng hơn 10 năm trước, Sergio Martinez bị lạc trong một khu rừng khi đang đi săn ở San Diego. Với hi vọng thu hút sự chú ý của những đội cứu hộ, ông châm một ngọn lửa nhỏ và chờ đợi. Nhưng ngọn lửa đã bùng lên một cách khó kiểm soát và tạo nên một đám cháy rừng. Tổng thiệt hại mà đám cháy rừng (Cedar fire) đã gây ra là hơn 120 ha đất, 2322 ngôi nhà bị cháy rụi, và 15 người bị thiệt mạng.

6. Hitler và màn thoát chết thần kì

980x

Henry Tandey (anh lính trẻ đang cõng một người trên lưng ở phía bên phải của bức tranh) là một người lính của quân đội hoàng gia Anh thời Thế Chiến thứ nhất.

Trong cuộc chiến, Tandey thấy một người lính Đức đang bị thương, nhưng thay vì giết, Tandey đã tha mạng cho người lính Đức đó. Người lính Đức mà Tandey đã để cho chạy thoát, sau này cũng khác đi đôi chút về ngoại hình, nhưng vẫn giữ cái tên cũ: Adolf Hitler.

Vào năm 1918, có phải Tandey đã để lỡ mất cơ hội ngăn chặn hàng loạt những vụ thảm sát mà sau này sẽ được thực hiện dưới trướng của Hitler?

Không ai biết chắc chắn được, nhưng khi nghiên cứu kĩ, những nhà sử học đã chỉ ra rằng ngày mà đơn vị của Tandey cũng như Hitler gặp nhau không giống với những gì đã được ghi lại. Câu chuyện này, có thể là một sự nhầm lẫn. Tuy nhiên, điều đã được xác nhận là Hitler sở hữu một bức tranh có mặt Tandey, và vào năm 1938, khi gặp mặt Neville Chamberlain, Hitler đã chỉ vào bức tranh đó và nói rằng:

Người đàn ông này (chỉ vào Tandey trong bức tranh) đã suýt giết được tôi, nhưng anh ta đã tha mạng cho tôi. Nếu không vì anh ta, có thể tôi sẽ không bao giờ được thấy lại đất mẹ thân yêu.

61bfc64d4af9aefcea0b029b783a265e

Theo: Tổng Hợp
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.