• Về đầu trang
Hạ Vũ Hà
Hạ Vũ Hà

Phong trào phục hưng Hán phục đang được lan rộng

Cuộc sống

Trung Quốc đang chứng kiến sự hồi sinh Hán phục một lần nữa khi mà *phong trào Phục hưng Hán phục ngày càng trở nên phổ biến rộng rãi.

*Phong trào Phục hưng Hán phục (tiếng Trung: 漢服運動; Hán-Việt: Hán phục vận động) là biệt ngữ trào phúng của báo chí Hoa ngữ mô tả một hiện tượng tự phát xảy ra tại Trung Quốc đại lục và Đài Loan trong khoảng thập niên 2000. Tiêu chí ban đầu của trào lưu này là xã hội hóa việc ăn mặc các loại phục sức cổ điển được cho là thuộc về nền văn minh Trung Hoa, sau biến tướng thành hình thức cosplay các dòng phim cổ trang thời thượng. Ban đầu xu hướng này nhận được sự hưởng ứng nhiệt thành của một số đông giới trẻ khối Hoa ngữ nhưng cũng vấp phải không ít sự châm biếm của học giới do bản chất kệch cỡm của nó. (Wikipedia)

Phong trào này bắt nguồn vào năm 2003, khi Vương Lạc Thiên đến từ Trịnh Châu, Trung Quốc bỗng chốc được truyền thông chú ý vì mạnh dạn mặc một chiếc áo được cho là phỏng theo thứ quần áo phổ dụng thời Hán ở nơi công cộng. Hành động này của anh ta được nhiều tờ báo đồng loạt nêu gương và cộng đồng mạng ra sức tán thưởng, sau đấy đã tự phát dấy lên một phong trào bắt chước Vương. Từ những nhóm lẻ tẻ, trào lưu này được phát huy và trở thành hiện tượng xã hội đáng lưu tâm nhất tại Trung Quốc đại lục suốt thập niên 2000.

Trong vòng một năm trở lại đây, hiện tượng này lại một lần nữa "bùng phát" trở lại ở giới trẻ Trung Quốc, theo báo cáo của Reuters.

hanfu1

Theo khảo sát của Hanfu Zixun, một nhóm Hán phục trên Wechat, con số thành viên của hội đã tăng gấp đôi từ một triệu trong năm 2017 lên hai triệu vào năm 2018.

Li Doudou, thẩm định viên tài sản 26 tuổi đến từ tỉnh Hà Bắc, là một trong những thành viên đáng tự hào của phong trào. Sau lần mặc thử bộ Hán phục đầu tiên vào tháng ba, cô đã quyết định sưu tầm nhiều bộ khác đến nỗi bây giờ không thể đếm xuể.

Ngoài niềm đam mê với Hán phục, Li còn tham gia vào các lớp học về nghi lễ truyền thống và nhạc cụ dân tộc.

-"Hán phục giúp tôi tự tin hơn. Khi mặc chúng tôi cảm thấy mình chính là người đẹp nhất thế gian này!"

Một người gây ảnh hưởng (influencer) Hán phục mang tên Nanzhi999, sở hữu 1,1 triệu người theo dõi trên mạng xã hội Douyin (Tiktok) chính là người tạo động lực cho Li thay đổi bản thân.

hanfu2 1

hanfu3

Phong cách từ các triều đại nhà Minh, nhà Tống và nhà Đường đã trở thành xu hướng "bắt buộc" phải có của những người đam mê Hán phục. Mặc cho bạn có theo đuổi phong trào này với bất kì lý do gì thì đây cũng là một nét văn hóa lâu đời của nền văn minh có bề dày lịch sử nhất phương Đông nói riêng và thế giới nói chung.

-"Đây là một cách để truyền bá văn hóa Trung Hoa," một bạn trẻ nói.

-"'The Great Han' của tác giả Kevin Carrior, một người đã nghiên cứu Hán phục có thâm niên nói rằng loại trang phục này là một sự kết hợp của lịch sử và khả năng tưởng tượng trong *nhóm văn hóa".

Tiểu văn hóa hay nhóm văn hóa là một khái niệm trong các lĩnh vực hàn lâm của xã hội học và các ngành nghiên cứu văn hóa, là một nhóm người trong một văn hóa có sự phân biệt tự thân với nền văn hóa mẹ mà nó thuộc về, thường lưu giữ những nguyên tắc khởi điểm của nó. (theo Wikipedia)

-"Nó đã tham gia rất nhiều vào khái niệm hiện đại và có phép chiếu vào quá khứ," ông nói.

hanfu2

hanfu5

Theo: Next Shark
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.