• Về đầu trang
Một Sừng
Một Sừng

Thuyết âm mưu: Thế giới chúng ta đang sống chỉ là trò chơi thực tế ảo do hậu thế tạo ra?

Độc lạ

Giả thuyết Simulation là một giả thuyết cho rằng chúng ta đang sống trong một thế giới giả lập từ máy tính mà ra. Chính vì thế, chúng ta cũng chỉ là những giả lập có nhận thức mà thôi.

Lần đầu được ra mắt vào năm 2003, giả thuyết Simulation này được rất nhiều nhà khoa học tin và đi tìm những bằng chứng cụ thể về nó. Hãy cùng Lost Bird tìm hiểu thêm về giả thuyết "động trời" này nhé!

Những giả thuyết

Nhà triết học Nick Bostrom đã đưa ra một giả định cho rằng các thế hệ sau của chúng ta có thể sẽ muốn biết về cách tổ tiên của mình đã sống như thế nào. Với trình độ khoa học kĩ thuật của thời đại mấy trăm nghìn năm sau, họ có thể chạy một giả lập chi tiết về tổ tiên của mình. Bởi các máy tính ở thời điểm đó vô cùng mạnh, nên họ có thể chạy một số lượng lớn các giả lập như thế.

Chúng ta có thể đã sống qua khoảng thời gian này rồi nên bây giờ ta chỉ là những kí ức mà máy tính đang giả lập lại để cho con cháu sau này có thể chiêm ngưỡng về quá khứ. Nghe có chút buồn đúng không nào?

giphy 21

Chúng ta có thể chỉ là những cỗ máy giả lập?

Nhà phát minh, doanh nhân người Nam Phi nổi tiếng Elon Musk tin vào giả thuyết này. Ông giải thích một cách dễ hiểu như sau:

40 năm trước chúng ta có trò chơi Pong – 2 hình chữ nhật là 1 hình tròn. 40 năm sau, chúng ta có mô phỏng 3D vô cùng thực tế, hàng triệu người sử dụng thực tế ảo và chúng đang tiến bộ lên từng ngày.

Nếu các mô phỏng này cứ phát triển lên ở bất cứ tốc độ nào, đến một lúc nào đó ta sẽ không thể phân biệt giữa đời thật và trò chơi thực tế ảo.

basereality

Elon còn cho rằng khả năng chúng ta đang sống trong hiện thực là 1/tỷ.

Bằng chứng

1. Thực tế ảo

giphy 20

Trong hiện tại đã xuất hiện những trò chơi mang tính chân thật đến từng chi tiết. Vậy thì 1000 năm nữa, những “thực tế ảo” của họ sẽ “thật” đến cỡ nào đi nữa?

Hãy thử nhìn vào đồ hoạ của trò chơi Grand Theft Auto, bạn có thấy độ tinh xảo của nó đã đạt đến mức độ nào chưa?

simulation 4

Đồ hoạ vô cùng tinh xảo.

Nếu như con người có thể tạo ra một hệ thống có các xử lý tính toán và cấu trúc hợp lý, ta hoàn toàn có thể tạo ra sự tự nhận thức.

Chỉ trong năm 2018 này, chúng ta đã chứng mình con người đang từng bước đạt được điều này. Bằng chứng là Sophia - người máy đầu tiên đã chính thức trở thành một công dân thật sự vì "khả năng suy nghĩ như con người" của cô.

realistichilariousbluefish max 1mb

Trí khôn nhân tạo trong hiện tại đang phát triển rất nhanh chóng.

2. Hiện tượng Déjà vu

simulation 1

Déjà vu là một hiện tượng mà con người gặp phải rất nhiều lần trong cuộc sống. Đó là một hiện tượng mà ta trải qua một cảm giác chắc chắn rằng mình từng chứng kiến hay sống qua một hoàn cảnh đã xảy ra trước đây và giờ nó lại lặp lại như vậy.

Có nhiều giả thuyết cho rằng Déjà vu chính là một “trục trặc” mà máy tính gặp phải. Khi chúng ta là những giả lập sống một cuộc đời lặp đi lặp đi, và Déjà vu chính là một lỗi kĩ thuật xảy ra làm ta nhớ ra mình đã làm điều này rất nhiều lần rồi.

giphy 19

Déjà vu có thể là một lỗi trong hệ thống?

3. Lỗi kĩ thuật

simulation 2

Khi giả thuyết giả lập này được đưa ra, nhiều người đã phản bác ý kiến bằng việc cho rằng nếu chúng ta thật sự ở trong một mô phỏng của máy tính thì thế giới phải xuất hiện những lỗi kĩ thuật. Như khi chơi một trò chơi điện tử, đôi khi ta sẽ gặp phải hiện tượng lag máy, giật màn hình,...

Và đây là một số bằng chứng cho việc “lỗi kĩ thuật” này.

https://www.youtube.com/watch?v=sq1VSrzm2TM

Tại sao chú chim này lại không di chuyển mặc dù cánh vẫn đang vỗ liên tục như thế? Những con chim khác vẫn đang di chuyển bình thường kia mà?

Đây hoàn toàn có thể là một sự trùng hợp khi tất cả các cầu thủ đều xoay mình cùng một lúc. Nhưng nếu như nó có một sự giải thích khác thì sao?

4. Kiếp trước

simulation 3

Tại sao kiếp trước có thể là một bằng chứng cho việc chúng ta đang sống trong một giả lập được nhỉ? Hãy nghĩ như thế này: mỗi lần chơi thua một trò chơi, bạn sẽ bắt đầu lại từ đầu, một trang hoàn toàn mới đúng không? Vậy nếu như linh hồn của chúng ta được coi như là một "tài khoản" của người chơi, mỗi khi mô phỏng này chết đi, linh hồn sẽ được chuyển sang một mô phỏng con người khác.

giphy 18

Điều này có thể phần nào lí giải được việc có những đứa trẻ cho rằng mình nhớ về kiếp trước của bản thân, nhưng càng lớn lên, kí ức về "kiếp trước" của chúng ấy dần mờ nhạt đi và biến mất hoàn toàn. Có thể nào là do máy chủ chưa kịp xoá thông tin về lần chơi trước nên họ vẫn còn kí ức về tiền kiếp?

5. Quên một việc trong tích tắc

Bạn đã bao giờ bước vào một căn phòng và quên mất điều mình tính làm chưa? Có người cho rằng đó là do người đang “chơi” bạn vừa mới huỷ hành động của bạn giống như trong The Sims vậy!

giphy 17

Ủa định làm gì quên rồi?

Mặc dù đây không hẳn là một bằng chứng, nhưng nó khá thú vị để nghĩ tới mà, đúng không?

Vậy làm cách nào để điều này không xảy ra?

Câu trả lời rất đơn giản: Tận thế. Đúng vậy, đó có lẽ là khả năng duy nhất để ngăn chặn sự phát triển mạnh mẽ của “thực tế ảo” mà con người đang dần hoàn thiện nó mỗi ngày.

simulation

Cách duy nhất để ngăn chặn điều này chính là... sự diệt vong?

Việc nhân loại sẽ bị diệt vong trong tương lai không phải là một giả thuyết xa lạ. Các nhà khoa học cho rằng thế giới đã trải qua 5 lần diệt vong, nên lần thứ 6 thật sự chỉ còn là vấn đề về thời gian.

tenor 6

Thôi thà làm một giả lập cũng được.

Bạn cảm thấy giả thuyết này "điên rồ" hay có những luận điểm hợp lí? Cho Lost Bird biết nhé!

Theo: Tổng hợp
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.