• Về đầu trang
Bún riêu
Bún riêu

Tin cực vui giữa mùa dịch: Tầng ozone đang hồi phục dần các 'vết thương' của mình

Thiên nhiên

Các nhà khoa học mới đây đã xác nhận một tin vui rằng: Tầng Ozone của Trái Đất đang tự chữa lành cho chính mình sau nhiều năm bị chính con người làm tổn hại.

Nghị định thư Montréal được kí kết vào năm 1987 là một hiệp ước quốc tế được thiết kế để bảo vệ tầng ozone bằng cách loại bỏ dần việc sản xuất các chất gây hại đến tầng ozone.

Để giải đáp thắc mắc cho những ai thắc mắc tầng ozone là gì, thì đó là khu vực của tầng bình lưu Trái Đất - nơi hấp thụ hầu hết các bức xạ cực tím của Mặt Trời, ngăn không cho bức xạ chiếu trực tiếp vào bề mặt Trái đất.

Ảnh: Pixabay

Các chất gây hại cho tầng ozone thường được tìm thấy trong chất làm lạnh thương mại và gia dụng, dung môi công nghiệp, chất đẩy khí dung và các chất thổi bọt như bình chữa cháy (chủ yếu là các chất cacbon, flo và clo).

Vào năm 2000, từng có bằng chứng cho thấy dấu vết của các hóa chất nguy hại này trong tầng bình lưu đã bắt đầu giảm, giúp tầng ozone có khả năng tự phục hồi "vết thương".

Ảnh: NASA

Tác giả của nhiều nghiên cứu quan trọng về tầng ozone - Antara Banerjee chia sẻ:

"Nghiên cứu này cho ta thấy thêm nhiều bằng chứng về hiệu quả của Nghị định thư Montreal ngày càng tăng. Hiệp ước này không chỉ thúc đẩy quá trình chữa lành tầng ozone mà còn thúc đẩy những thay đổi gần đây trong mô hình lưu thông không khí ở Nam bán cầu.

Thách thức trong quá trình thực hiện nghiên cứu đã chứng minh giả thuyết của chúng tôi rằng sự phục hồi ozone trên thực tế đang thúc đẩy những thay đổi tuần hoàn khí quyển này và nó không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên."

Bên cạnh tin tức tích cực về tầng ozone đang dần được "chữa lành", thì con người càng phải lưu ý hơn nữa về vấn đề chính làm tăng hiệu ứng nhà kính cũng như gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu. Đó chính là CO2 và những khí tương tự. Những khí này không ảnh hưởng trực tiếp đến tầng ozone, nhưng lại chính là nguyên nhân chính đằng sau sự nóng lên toàn cầu.

Ảnh: Pixabay

Đáng tiếc theo các nhà khoa học, đây chỉ là một chuyển biến mang tính tạm thời. Tin vui này có duy trì lâu hay không vẫn là một dấu chấm hỏi. Loài người hơn ai hết có trách nhiệm đẩy nhanh việc chữa lành cho tầng Ozone. Nếu chúng ta không thể di chuyển ra bên ngoài vũ trụ và “vá” lỗ thủng lại thì ít nhất hãy “ngồi yên” để giữ gìn nó.

Những ngày vừa qua đường phố trở nên vắng vẻ, các phương tiện giao thông công cộng, rác thải sinh học đã được giảm bớt, dù nhỏ nhưng hành động đó đã phần nào tạo nên những thay đổi đáng kể cho môi trường.

Theo: Unilad
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.