• Về đầu trang
Chim Mỏ Rộng
Chim Mỏ Rộng

Trang trại Trung Quốc nuôi một tỷ con gián mỗi ngày ăn 50 tấn rác, huấn luyện cá để bảo vệ gián cưng

Tin tức

Một nhà kho đặt riêng để nuôi gián và được bảo vệ bởi những con cá đã được huấn luyện nghe có vẻ giống như phim nhưng thực ra đây lại là một mô hình rất thường thấy tại các vùng của Trung Quốc.

Nếu sợ gián thì chào mừng bạn đến với một trong những trang trại nuôi gián lớn nhất Trung Quốc ở Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, nơi có hàng tỷ con gián đáng sợ được cho ăn và khuyến khích sinh sản số lượng lớn. Chắc chắn nuôi gián là một ý tưởng kỳ lạ nhưng người Trung Quốc giải thích rằng họ nuôi gián vì lý do sinh thái đằng sau sáng kiến này.

Trang trại nằm trong bóng tối, những chủ trang trang trại này sẽ bơm chất thải thực phẩm từ các nhà hàng địa phương vào các buồng chứa khoảng 20 triệu con gián mỗi phòng. Điều kiện nuôi gián lý tưởng là tối, ẩm ướt và bốc mùi.

Quản lý trang trại Yin Diansong trả lời phỏng vấn với ABC Australia:

Chúng tôi có 60 phòng nhỏ và có 20 triệu con gián trong mỗi phòng. Tổng cộng có 1 tỷ con gián. Mỗi ngày chúng có thể ăn 50 tấn rác từ nhà bếp.

Hơn nữa, có một cái hào xung quanh quần thể gián này là bể nước nuôi đầy cá. Những con gián sẽ không thể trốn thoát ra ngoài vì lũ cá sẽ xơi sống chúng. Những con cá trong hào sẽ được huấn luyện để đi tuần tra xung quanh khu trang trại.

Gián có thể được sử dụng trong một số loại thuốc Trung Quốc và cả trong mỹ phẩm để làm chất độn. Theo nhà sáng lập Li Yanrong, việc nuôi gián mang lại lợi ích rất lớn. Nếu con người nuôi gián trên quy mô lớn, chúng ta có thể cung cấp protein có lợi cho toàn bộ chu trình sinh thái, cụ thể là thay đổi thức ăn chăn nuôi chứa đầy kháng sinh như hiện nay, thay vào đó là cung cấp thức ăn hữu cơ tốt cho động vật và đất.

\

Hơn nữa, gà, cá, vịt và lợn trong trang trại này cũng được cho ăn protein gián, một chất thay thế thực phẩm chăn nuôi rất hữu hiệu, đặc biệt là sau tình trạng thiếu ngũ cốc gần đây của Trung Quốc.

Li cũng tuyên bố rằng sự thay thế này là bền vững hơn và họ "hy vọng sẽ thúc đẩy hình thức canh tác này trên toàn thế giới".

Theo: UNILAD
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.