• Về đầu trang
Chymmee
Chymmee

Xếp hạng những bản 'one-hit wonder' tệ nhất mọi thời đại

Âm nhạc

Mỗi năm, có vô vàn những bài hát trở thành hiện tượng toàn cầu, nhưng các nghệ sĩ của những ca khúc này thường không duy trì được phong độ trong những sản phẩm tiếp theo và trở thành những "one-hit wonder."

Nói ngắn gọn, "one-hit wonder" là khái niệm chỉ những nghệ sĩ có duy nhất một bài hát đưa tên tuổi của họ đến với thế giới và những tác phẩm sau đó thường không được đón nhận nồng nhiệt như trước.

Barbie Girl - Aqua chính là một trong những bản one-hit wonder gây ám ảnh nhất. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng ghi nhớ giai điệu của bài hát này chứ nhỉ?

Bên cạnh những bản one-hit wonder thực sự thành công, Barbie Girl của nhóm nhạc Aqua hay Who Let the Dogs Out? huyền thoại của nhóm Baha Men lại được xem là những bài hát tệ nhất trong làng nhạc.

Hãy cùng Lost Bird dạo qua thế giới âm nhạc và tìm hiểu xem những bài hát được "gọi hồn" là gì nhé.

Alex F -Crazy Frog (2005)

Nhân vật hoạt hình Crazy Frog có nguồn gốc từ Thụy Điển, còn được biết tới với biệt danh là "Cái thứ khó chịu" và cái tên này còn đi liền với những bài hát của nó.

Mặc dù Alex F là bài hát có thể khiến người ta khó chịu đến phát điên, ca khúc này lại có thể đạt được sự thành công bằng cách liên tục trụ lại hạng 1 trong rất nhiều các bảng xếp hạng trên thế giới như Úc hay Tây Ban Nha.

Bài hát cũng đã từng tạo nên một làn sóng meme dữ dội sau khi video hai chàng trai hát nhép và nhảy nhót theo bài hát trên YouTube được chia sẻ rộng rãi.

The Bad Touch - Bloodhound Gang (1999)

Đa số những bài hát của Bloodhound Gang có chủ đề nhạy cảm, và ca khúc The Bad Touch cũng phải là ngoại lệ. Mặc dù lời của bài hát đều là những câu chơi chữ hoặc những ẩn dụ xung quanh vấn đề tình dục, bài hát lại khá bắt tai và khiến người nghe bị ám ảnh với giai điệu của nó.

Barbie Girl - Aqua (1997)

Barbie Girl chính là bài hát đã mang tới sự nghiệp đỉnh cao dành cho nhóm nhạc Đan Mạch này. Đây là một ca khúc mang một vẻ đáng yêu và vui nhộn, thế nhưng giai điệu của nó thật không hề dễ chịu chút nào.

Công ty mẹ của Barbie, Mattel, đã kiện hãng thu âm của bài hát vào năm 2000 khi đã cho rằng họ đã vi phạm bản quyền. Sau cùng, một phiên tòa đã được mở ra và kết quả cuối cùng là Barbie Girl vẫn được giữ lại bởi đây chỉ là một bản parody (nhạc chế.)

Friday - Rebecca Black (2011)

Một bài hát chỉ toàn auto-tuned, chất lượng hình ảnh cùng sự chỉnh sửa thiếu chuyên nghiệp là lời phàn nàn của hầu hết khán giả về bài hát này. Éo le thay, ca khúc Friday lại nổi tiếng vì chính những lý do này.

Mặc dù bị chỉ trích gay gắt bởi giới phê bình và khán thính giả khắp nơi, thậm chí là sự khó chịu và ghét bỏ với ca khúc này, bảng xếp hạng Billboard đã ghi nhận sự "hạ cánh" của "Thứ Sáu." Bởi một khi giai điệu của bài hát này đã đi vào tiềm thức, phải rất chật vật người ta mới có thể quên nó đi được.

Who Let the Dogs Out - Baha Men (2000)

Who Let the Dogs Out là một bài hát khác nổi bật với phong cách chỉ lặp lại một câu hát: "Who let the dogs out?" (Ai thả lũ chó ra vậy?) Và tất nhiên, đến giờ cũng chẳng ai biết câu trả lời.

2 thành viên của Baha Men, Dyson Knight và Isaiah Taylor đã chia sẻ với tờ Vice về sự ra đời của bài hát đáng kinh ngạc này, và cho biết rằng thậm chí cả nhóm còn không muốn hát thử.

Sau khi Isaiah nghe bài hát, anh ta còn thốt lên :"Làm gì có chuyện nhóm lại phải thu cái bài hát vớ vẩn này?" - Dyson Knight chia sẻ.

Và đến cuối thì các thành viên vẫn thu bài hát này, và thậm chí đã giành được cả một giải Grammy nhờ nó.

The Fox (What Does the Fox Say?) - Ylvis (2013)

Cặp đôi nghệ sĩ hài Ylvis đã đạt được sự thành công vang dội sau khi cho ra mắt bài hát về tiếng kêu của những loài vật khác nhau, với một câu hỏi lặp đi lặp lại: "What does the fox say?"

Và câu trả lời cho câu hỏi này là một loạt những tiếng kêu của các loài động vật khác nhau. Bài hát tưởng chừng như vô cùng đơn giản này lại làm nên một đợt sóng dữ dội trên các đài phát thành tại Mĩ và dừng chân tại vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng Billboard Hot 100. Sự thành công của bài hát này được xem là một sự tình cờ vô cùng may mắn.

Rude - Magic! (2013)

Nhóm nhạc Magic! đã đạt được những thành công lớn sau bài hát phong cách Raggae mang tên Rude của mình. Nó đã chiếm lĩnh không ít các bảng xếp hạng ở nhiều nước và xếp thứ 9 trong dánh sách những bài hát bán chạy nhất 2014. Nếu vậy thì vấn đề nằm ở đâu?

Nội dung bài hát kể về một gã trai hỏi cưới bạn gái tới bố của cô ta, sau khi nhận được lời từ chối thì cậu ta đã nói rằng "Why you gotta be so rude?" (Tại sao phải thô lỗ với nhau thế cơ chứ?) và "I'm going to marry her anyway." (Tôi sẽ cưới cô ấy mặc cho bác nói gì đi chăng nữa.)

Và thời gian cũng đã chứng minh rằng đây là một trong 10 bài hát tệ nhất của năm.

Gangnam Style - Psy (2012)

Chắc hẳn không còn ai lạ gì cái tên này nữa. Nhưng ắt phải có lí do chính đáng mới khiến hiện tượng toàn cầu đó rơi vào bảng xếp hạng này . Nhờ vào nhịp điệu vô cùng bắt tai và vũ đạo độc đáo, bài hát đã thậm chí trở thành một nỗi "ám ảnh" khi khắp nơi đều văng vẳng âm thanh của ca khúc.

Cũng nhờ đó mà Psy đã mang về cho mình rất nhiều những giải thưởng khác nhau từ bài hát này. Tuy vậy, nhiều người cho rằng bài hát này đã chứng tỏ rằng Psy là một trong những nghệ sĩ với cái danh "phong độ chỉ là nhất thời" mà thôi.

Around the World (La La La La La) - ATC (2000)

Nhóm nhảy ATC bất ngờ nổi như cồn với bài hát Around the World, nhưng nhịp điệu "la la la" trong bài hát lại gây sự khó chịu vô cùng, thay vì tính giải trí mà nó vốn có.

Mickey - Toni Basil (1982)

Bài hát Mickey của ca sĩ kiêm nhà biên đạo Toni Basil đã không thực sự đạt được sự bứt phá ở lần đầu ra mắt. Sau khi tái phát hành gần một năm sau, ca khúc này đã hiên ngang nằm ở vị trí đầu tại rất nhiều các bảng xếp hạng bao gồm cả của nước Mỹ.

Tuy nhịp điệu rất cuốn hút và gây nghiện nhưng ai cũng thừa nhận rằng thực sự không thoải mái khi nghe đi nghe lại một thứ cứ lặp lại liên hồi như vậy.

Superman - Goldfinger (1997)

Nhóm nhạc Goldfinger đã nổi tiếng nhờ bài hát hát Superman, do một đoạn của bài hát này đã được sử dụng trong trò chơi điện tử Tony Hawk's Pro Skater. Bài hát này rất phù hợp dành cho trò chơi đó, nhưng nhìn chung vẫn là một sự thất bại.

The Safety Dance - Men Without Hats (1983)

The Safety Dance là bài hát có tiết tấu vui vẻ và rất thích hợp để nhảy múa. Tuy vậy, những người bình chọn của tạp chí Rolling Stone đã cho rằng đây là 1 trong bài hát tệ nhất của những năm 1980.

Funkytown - Lipps Inc. (1980)

Nhóm nhạc Disco Lipps Inc. đã mang tới cho người nghe ca khúc Funkytown với phong cách rất funky. Bài hát này có nhạc nền theo kiểu disco rất bắt tai, nhưng bài hát lại cũng chỉ là một mớ lộn xộn khó hiểu và chỉ lặp đi lặp lại mà thôi.

I Love College - Asher Roth (2009)

I Love College được ra đời vào thời kì đỉnh cao của mạng xã hội MySpace và nhờ đó mà bài hát đã trở nên rất phổ biến. Bài hát tuy rằng không có giai điệu hay ho, nhưng nội dung lại chủ yếu về việc say xỉn hay hút cần. Có lẽ đấy là lí do mà ca khúc này lại được biết tới nhiều như vậy.

Mmm Mmm Mmm Mmm - Crash Test Dummies (1993)

Nhóm The Crash Test Dummies đã giành được một giải đề cử Grammy với bài hát Mmm Mmm Mmm Mmm, của mình. Nhưng câu hỏi "Làm thế nào?" và "Vì sao?" vẫn được đặt ra thường xuyên. Bài hát được xem như "một bản cover nghiêm túc của một bài nhạc chế (parody)" vậy. Ngay cả tiêu đề đọc lên cũng đã thấy sự tếu táo rồi.

- Bạn đang nghe bài gì thế

- Hmmmmmmmmmm...

Theo: thisisinsider
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.