• Về đầu trang
Thanh Yên
Thanh Yên

Đề thi văn tỉnh Giang Tô 10 năm qua: Một cảnh giới cao siêu đến người Trung Quốc cũng phải đổ lệ

Cuộc sống

Vì đề toàn quốc dành cho cả nước phải chia đều trình độ với các tỉnh vùng sâu vùng xa, nên độ khó thường nằm ở mức trung bình, còn những tỉnh tự cho đề thì sẽ căn cứ vào tình hình giáo dục trong năm của tỉnh để tự phát triển, độ khó cũng tuỳ thuộc vào tình hình thực tế của địa phong.

Tuy nhiên trong số 5 tỉnh có quyền tự đặt đề ấy, có thể nói đề tỉnh Giang Tô luôn là đặc biệt nhất, thế cho nên trong một thời gian dài các trường học đã lưu truyền một mẩu truyện thế này.

2

Đề toàn quốc: Tây Du Ký do ai viết?

Đề Bắc Kinh: Tây Du Ký có yêu tinh không?

Đề Giang Tô: Đám yêu tinh trong Tây Du Ký có tên gì?

Nếu tham khảo đề của Giang Tô từ năm 2008-2018 thì rõ ràng có thể nhận thấy mẩu truyện này hoàn toàn không hề nói quá. Bởi vì trong 10 năm trở lại đây, khi lập bảng sắp xếp mức độ khó của đề thi văn các tỉnh và cả nước thì đề Giang Tô luôn chiếm vị trí đầu tiên.

Tuy nhiên ít ai biết rằng trước năm 2008 đề thi ở Giang Tô lại là đề tổng hợp, nó rất có lợi với các thí sinh có học lực các môn bình quân. Nhưng từ sau năm 2007, bộ giáo dục Giang Tô quyết định cải tiến hình thức thi cử thực hành hình thức 3+2, trong đó lấy 3 môn ngữ văn, toán, ngoại ngữ làm môn chính, thêm 2 môn tự chọn không giới hạn trong hoá, lý, địa, sinh, sử, chính trị.

4

Bắt đầu từ đó việc thi cử ở Giang Tô đã tăng lên một tầm cao mới, nhìn sơ thì như càng cụ thể hơn, chi tiết hơn, nhưng thực tế thì làm tăng thêm áp lực cạnh tranh. Việc giảm tổng điểm xuống làm một điểm hơn kém cũng có thể cách nhau vạn dặm. Vì thế việc tăng độ khó của bài thi trở thành một cách thức hữu hiệu để lọc các thí sinh.

Nếu năm 2007, đề thi văn của Giang Tô còn lấy chủ đề hoài tưởng không trung làm người ta vui vẻ và có đủ không gian sáng tác thì từ sau năm 2008 trở đi, nó chỉ còn khiến các thí sinh vắt hết óc để làm bài.

Đề thi năm 2008: Chủ đề Lòng hiếu kỳ

15

de thi giang to lost bird 1

Đề thi năm 2009: Chủ đề Phong cách thời thượng

14

de thi giang to lost bird 2

Đề thi năm 2010: Chủ đề Cuộc sống màu xanh

13

de thi giang to lost bird 23

Hãy lấy chủ đề “mở rộng phong trào cuộc sống màu xanh” viết bài văn trên 800 chữ, thể văn tự do, ngoại trừ thơ ca.

Đề văn ở Giang Tô từ lòng hiếu kì năm 2008 đến phong cách thời thượng năm 2009, rồi cuộc sống màu xanh năm 2010, có thể dễ dàng nhận ra, mỗi một năm đề Giang Tô lại khó hơn một chút, mỗi một chủ đề đều có thể làm các thí sinh Giang Tô phải câm nín cào phím.

Tuy nhiên đề cập tới thiên tính như lòng hiếu kỳ vẫn có phần nào quen thuộc với các thí sinh 18-19 tuổi, thì phong cách thời thượng đã bay ra khỏi tầm nhìn và thân phận một học sinh, bay khỏi cuộc sống học tập của học sinh làm các thí sinh không biết đâu mà lần. Rồi cuộc sống màu xanh đề cập tới quan điểm sống lại càng thử thách sức tưởng tượng của các thí sinh hơn.

Đề thi năm 2011: Chủ đề Từ chối bình thường

12

de thi giang to lost bird 4

Bài viết trên 800 chữ, trừ thơ ca, các thể loại khác đều được phép dùng.

Đề thi năm 2012: Chủ đề Nhà thám hiểm và đàn bướm

11

de thi giang to lost bird 6

Đề thi năm 2013: Chủ đề Lo lắng và tình yêu

Đọc tài liệu bên dưới, viết bài theo yêu cầu.

de thi giang to lost bird 5

Đề thi năm 2014: Chủ đề Cái gì là bất hủ

9

de thi giang to lost bird 7

Những đề văn này đủ để quật ngã phần đông thí sinh, thế nhưng chắc chắn cũng có không ít bạn cho rằng những đề tài bên trên hãy còn rất dễ, vậy thì hãy thử tham khảo những đề văn các năm khác năm tiếp theo nhé.

Đề thi năm 2015: Trí tuệ

8

de thi giang to lost bird 8

Đến năm 2016 thì quả thật đề văn của Giang Tô có thể làm không ít thí sinh phát điên đấy

Đề thi năm 2016: Chủ đề Nói ngắn nói dài – cá tính và sáng tạo.

de thi giang to lost bird 9

Đúng vậy, bạn không đọc nhầm đâu, vấn đề nhìn không khác gì triết học này thật sự là đề thi năm 2016 của Giang Tô đấy. Đọc đề tỉnh Giang Tô đến năm này ta mới biết hoá ra chuyện không biết làm bài thế nào chưa phải là đáng sợ, đáng sợ nhất là đọc đề mà không hiểu đề nói gì. Không ít thí sinh đọc đề hơn 10 lần vẫn không biết nên viết thế nào, chỉ có thể dùng thời gian thi ít ỏi ngồi cắn bút hoài nghi bản thân.

Sang tới năm 2017, đề văn Giang Tô dường như lại quay về sự gần gũi với cuộc sống, giúp các thí sinh dễ thở hơn với chủ đề xe và sự biến thiên của thời đại.

Đề thi năm 2017: Chủ đề Xe và sự biến thiên của thời đại

6

de thi giang to lost bird 10

Tới năm 2018, đề văn Giang Tô vẫn không làm ta thất vọng khi quay về sự khác biệt độc lập vốn có và lấy chủ đề ngôn ngữ làm đề thi.

Đề thi năm 2018: Chủ đề ngôn ngữ

5

de thi giang to lost bird 11

Phải nói rằng, đọc xong đề năm 2018, quả thật ai cũng phải khom mình bái phục hội đồng ra đề của tỉnh Giang Tô. Bởi vì tuy đề bài là bàn về ngôn ngữ, mỗi người một ý, nhưng đề bài rộng lớn thế này, có thật sự dễ làm không? Ngôn ngữ không phải là một thứ cụ thể, có thể thông qua miêu tả để diễn đạt, nhưng cũng không thật sự là khái niệm mông lung, chỉ có thể tưởng tượng.

Đến năm nay, năm 2019, đề văn Giang Tô càng bước thêm một bước tiến mới, làm thay đổi suy nghĩ của mọi người về độ khó của đề thi văn tỉnh này.

Đề thi năm 2019: Cá tính con người, bản sắc dân tộc

Dựa theo tài liệu bên dưới, chọn góc độ, tự nghĩ đề bài, viết bài văn trên 800 chữ, không hạn chế thể văn (trừ thơ).

Mỗi vật đều có 1 tính, nước thì nhạt, muối thì mặn. Nước thêm nước vẫn là nước, muối thêm muối vẫn là muối. Chua cay ngọt mặn đắng, năm vị điều hoà, cùng tồn tại hoà trộn tạo ra trăm ngàn vị khác. Vật đã thế, sự việc cũng thế, con người càng thế.

Không ít thí sinh đã phải bật thốt rằng đề Giang Tô quả thật chưa bao giờ làm họ thất vọng, mỗi năm lại một khó hơn. Nhưng dù khó thế nào thì cuộc thi cũng đã kết thúc, bước đệm quan trọng nhất trong đời các học sinh cũng đã qua, quan trọng nhất là tự tin vào bản thân mình, bất kể mọi thứ, chỉ cần tin tưởng vào bản thân, có một mục tiêu rõ ràng, và nỗ lực vì mục tiêu ấy thì cuối cùng chúng ta cũng sẽ thu hoạch được thành công thôi.

Theo: Sohu+Zhihu
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.