• Về đầu trang
Quang Niên 光年
Quang Niên 光年

Theo chân nhiếp ảnh gia người Anh tìm hiểu văn hóa ăn thịt chuột lắm sự lạ lùng của Việt Nam

Cuộc sống

Nhiếp ảnh gia Ian Teh người Anh đã có thời gian du lịch khắp các quốc gia Châu Á và tìm hiểu về văn hóa, ẩm thực, lối sống của người dân nơi đây. Tại Việt Nam, ông ghé thăm Hải Dương, Quảng Ninh và Châu Đốc để trải nghiệm món thịt chuột lừng danh mà ông đã nghe nói đến từ lâu.

Những chú chuột đã được vặt sạch lông và được đặt nằm trên lớp cỏ khô để làm ráo nước trước khi bán cho các quán ăn ở Cổ Dũng, Hải Dương.

Những chú chuột đã được vặt sạch lông và được đặt nằm trên lớp cỏ khô để làm ráo nước trước khi bán cho các quán ăn ở Cổ Dũng, Hải Dương.

“Đầu bếp treo lủng lẳng xác chết của những chú chuột còn chưa qua xử lý, còn tanh nồng mùi máu tươi như một sự trêu ngươi đối với du khách nước ngoài. Nếu theo lẽ thường, tôi sẽ tránh xa và bỏ đi ngay, nhưng vì đang có mặt ở Việt Nam nên tôi vội suy nghĩ trong vài giây và cho ra quyết định ngay.

Tôi quyết định mình sẽ mạo hiểm một chút để trải nghiệm món ăn mới mẻ này. Tôi biết đây không phải là những chú chuột chạy đầy bên dưới ga tàu điện ngầm nơi tôi ở, nên bằng cách suy nghĩ như vậy, tôi trông chúng có vẻ ngon miệng và an toàn hơn,”

Ian Teh chia sẻ.

Lồng sắt chứa những chú chuột kém may mắn đã bị người dân tóm gọn tại Quảng Ninh.

Lồng sắt chứa những chú chuột kém may mắn đã bị người dân tóm gọn tại Quảng Ninh.

Đây có lẽ là món ăn lạ lẫm đối với người sống ở Châu Âu hay Châu Mỹ, nhưng đối với vùng Châu Á nhiệt đới, đây không còn là thứ quá xa lạ. Thịt chuột là nguồn cấp protein phổ biến cho người dân sống tại vùng này. Tại Việt Nam, món thịt chuột đặc biệt thịnh hành ở các vùng nông thôn ở các miền Bắc lẫn miền Nam.

Không chỉ được đón nhận ở vùng thôn dã, tại các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, món thịt chuột cũng được đưa vào thực đơn của một số hàng quán lớn. Tại miền quê ở Đồng bằng Sông Cửu Long, thịt chuột thậm chí còn có giá cao hơn cả thịt gà.

Chỉ tính riêng miền Tây Nam Bộ, 3.600 tấn thịt chuột được sản xuất mỗi năm và đem về nguồn thu khoảng 2 triệu USD. Có hàng chục loài chuột tại Việt Nam và người ta thường ăn hai loài phổ biến: chuột đồng, có thể nặng đến 300 gram và chuột cống hay chuột đất, có thể nặng đến 1 kg.

Ông Thy đang ‘dạo chơi’ trên cánh đồng của mình và nhanh tay tóm lấy những chú chuột nhỏ xíu chạy vụt qua.

Ông Thy đang ‘dạo chơi’ trên cánh đồng của mình và nhanh tay tóm lấy những chú chuột nhỏ xíu chạy vụt qua.

‘Những thợ săn chuột’ giẫm chân mạnh lên cỏ để dọa chuột chạy về phía ngược lại, nơi đã đặt sẵn những chiếc lồng chắc chắn.

‘Những thợ săn chuột’ giẫm chân mạnh lên cỏ để dọa chuột chạy về phía ngược lại, nơi đã đặt sẵn những chiếc lồng chắc chắn.

Ông Thy cầm trên tay chiến lợi phẩm và cho biết chuột đồng sống rất khỏe và không có quá nhiều ký sinh trùng gây hại.

Ông Thy cầm trên tay chiến lợi phẩm và cho biết chuột đồng sống rất khỏe và không có quá nhiều ký sinh trùng gây hại.

Dừng chân ở Quảng Ninh, Ian Teh tìm gặp ông Thy là một nông dân và là một thợ săn chuột thâm niên. Săn bắt chuột là một nghề tạo nên nguồn thu quan trọng cho một nhóm nông dân ở Việt Nam. Chuột được bắt và bỏ vào lồng tre rồi đưa đến các cơ sở chế biến trong vùng, thịt chuột được sơ chế và đem bán ở chợ hoặc ở các quán ăn.

Ông Thy ngoài bắt chuột và bán cho các lò, ông còn dành một phần nhỏ để làm bữa tối cho cả gia đình. Chuột sau khi bị giết chết bằng cách đập mạnh vào đầu hoặc nhúng vào nước sôi, sẽ được rửa sạch, nấu chín rồi ăn cùng với bia hay rượu nếp.

Tiếp theo đó, thân của con chuột sẽ được đặt trên ngọn lửa để hun khói rồi đưa vào bếp để chiên, nướng, hấp hoặc luộc tùy thích. Chuột hấp là món được những người sành ăn đánh giá cao. “Các người bạn nước ngoài của tôi sau khi ăn thịt chuột sẽ cảm thấy có vị giống thịt gà, nhưng riêng tôi thì cảm nhận nó cứ như thịt thỏ,” ông Teh cho biết.

Tại các cơ sở chế biến thịt chuột, người ta làm chết chuột bằng cách nhúng vào nước sôi rồi cạo sạch lông bằng tay hoặc bằng dao cạo.

Tại các cơ sở chế biến thịt chuột, người ta làm chết chuột bằng cách nhúng vào nước sôi rồi cạo sạch lông bằng tay hoặc bằng dao cạo.

Chuột sau khi được làm sạch sẽ bán cho các chợ hoặc các quán ăn trong vùng. Thịt chuột thường được ăn trên bàn nhậu, nơi có bia và rượu nếp ăn kèm.

Chuột sau khi được làm sạch sẽ bán cho các chợ hoặc các quán ăn trong vùng. Thịt chuột thường được ăn trên bàn nhậu, nơi có bia và rượu nếp ăn kèm.

Mặc dù chuột lấy thịt ở Việt Nam phần lớn là chuột hoang dã chạy đồng, cơ thể khỏe mạnh và ít ký sinh trùng, nhưng người dân vẫn luôn có những mối lo ngại về vấn đề sức khỏe khi ăn thịt chuột không chế biến kỹ.

Các loài gặm nhấm mang 60 chứng bệnh có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến cho người. Ngoài ra, chuột là loài phá hoại cây trồng nên nông dân thường dùng thuốc diệt chuột mà xịt lên cánh đồng. Chuột không lăn ra chết ngay khi bị nhiễm thuốc, mà thuốc làm chúng bị đông máu và mất khoảng 5 ngày mới lăn ra chết.

Người đàn ông dừng xe mua chuột từ một người bán chuột ở ven đường.

Người đàn ông dừng xe mua chuột từ một người bán chuột ở ven đường.

Một bữa ăn gia đình thân mật tại Cổ Dũng với nhiều món ăn khác nhau mà không thể thiếu thịt chuột. Chuột thường được bắt và tiêu thụ trong cùng một ngày.

Một bữa ăn gia đình thân mật tại Cổ Dũng với nhiều món ăn khác nhau mà không thể thiếu thịt chuột. Chuột thường được bắt và tiêu thụ trong cùng một ngày.

Vì những rủi ro trên, người dân thường mua chuột sống ở chợ và tự chế biến ở nhà. Không chỉ làm sạch chuột bằng những phương thức phức tạp, thịt chuột cũng được nấu kỹ để tránh bị nhiễm bệnh. Thịt chuột giàu protein và ít chất béo, là một món ăn rất dinh dưỡng và rất tốt đối với phụ nữ mang thai.

Theo: National Geographic
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.