• Về đầu trang
Thanh Yên
Thanh Yên

Cuộc đời vĩ đại của cha đẻ Mì ăn liền: Vào tù, phá sản để rồi 60 tuổi làm cả thế giới phải nghiêng mình (P1)

Lịch sử

Thế nhưng bạn có biết trên thế giới có một tổ chức “Hiệp hội mì ăn liền” (WINA) không? Và bạn có biết theo thống kê của tổ chức này vào năm 2015, số lượng mì ăn liền mà toàn thế giới tiêu thụ lên tới hơn 100 tỷ gói. Chỉ riêng khu vực Trung Quốc đã đã tiêu thụ 34 gói/ ngày.

0

Mà người sáng tạo ra thứ thực phẩm kì diệu có thể nói là ảnh hưởng không nhỏ tới thế giới cận đại này. Lại là một người đàn ông, tới lúc gần 50 vẫn chỉ có hai bàn tay trắng. Người đàn ông đó chính là Andō Momofuku.

ong to mi

Tầm ảnh hưởng rộng lớn của mì ăn liền

Sản phẩm sáng tạo này của Andō Momofuku có sức ảnh hưởng khủng khiếp tới mức nào?

Muốn tìm hiểu điều này, bạn có thể ngó sơ qua nhà bảo tàng mì ăn liền được thành lập vào năm 1999 ở Nhật Bản, ở đây bạn sẽ được chim ngưỡng tất cả các loại mì từ khi mới ra đời cho đến nay.

2

Chỉ trong vòng 6 năm sau khi mở cửa, nhà bảo tàng này đã đón tiếp gần 10 triệu lượt tham quan, và trở thành một cảnh điểm du lịch nổi tiếng ở Kinki, Nhật Bản.

Minh chứng rõ ràng nhất chính là khi ngọn núi lửa Usu bùng nổ, có hơn 30 ngàn các loại mì ăn liền được quyên góp để cứu giúp không biết bao nhiêu người dân thoát khỏi cảnh đói khát. Trong trận động đất Kobe 1995 cũng có hơn 16 triệu mì ăn liền các loại được vận chuyển tới khu vực động đất giúp các nạn dân vượt qua thời kì khó khăn.

Trong một cuộc điều tra ở Nhật, mì ăn liền cũng đã đứng song song với máy ảnh kỹ thuật số và Karaoke để được xướng danh là một trong những phát minh vĩ đại nhất thế kỷ 20.

Sự ra đời của mì ăn liền

Có thể nói mì ăn liền là một tuyệt tác siêu việt mọi thứ, nó như một tác phẩm nghệ thuật của một nghệ thuật gia cùng đường, tự đẩy mình vào chỗ chết để được hồi sinh và thăng hoa.

Cha đẻ của nó ông Andō Momofuku, sinh ra ở huyện Gia Nghĩa, Đài Loan vào năm 1910, tên tiếng Trung là Ngô Bách Phúc.

3

Thuở nhỏ cha mẹ mất sớm, ông sống và lớn lên bên ông nội của mình. Từ nhỏ ông đã tỏ ra rất hứng thú với việc buôn bán và kinh doanh tơ lụa của ông nội mình. Momofuku không thích đi chơi với các bạn cùng lứa mà lại thích xem cách ông mình mời chào khách hàng và cò kè mặc cả với họ. Momofuku học từ ông mình cách nói những lời ngon tiếng ngọt mời chào khách mua tơ lụa và làm sao để hiểu được tâm tư của khách từ đó giúp họ có lựa chọn chính xác nhất.

Năm 22 tuổi, Andō Momofuku nhận được một số tiền di sản không nhỏ, khi có được số tiền này ông tỏ ra rất vui mừng vì cuối cùng ông cũng đã có thể mở ra một vùng trời mới cho mình. Ông lập tức mở một công ty và chỉ trong vòng 1 năm ông đã tự thành lập một thương hội ở Osaka.

4

Với ánh mắt và tầm nhìn sắc bén, công ty của ông ban đầu chỉ hoạt động trong ngành dệt kim, nhưng về sau việc làm ăn trải rộng ra từ ngành hàng dệt kim sang tới máy móc quang học và các dụng cụ tinh vi, ngoài ra ông còn là người thành lập khoa kinh tế học ở đại học Ritsumeikan.

Tuy nhiên giang sơn to lớn mà ông vất vả gây dựng chỉ trong một đêm đã bị tan thành mây khói vì một đợt không kích trong Thế chiến thứ II. Văn phòng thành một đống phế tích, nhà xưởng không cách nào khởi công, tuy nhiên đó chưa phải là khó khăn lớn nhất với ông vào thời điểm này. Mà là không lâu sau đó, chính phủ Nhật Bản ra quy định tổng động viên và thống nhất quản lý vật tư, gián tiếp chặt đứt hết mọi con đường làm ăn của các xí nghiệp tư nhân.

005xubycly1fyppy65mvmg309c0bokjm

Trước cú vấp ngã không hề nhẹ nhàng gì này, Andō Momofuku không hề sợ hãi hay chùn bước, ông lập tức tìm kiếm và chấp nối hợp tác làm ăn với người khác và lần này ông quay sang buôn bán linh kiện, động cơ cung cấp cho quân đội.

Công việc làm ăn của Momofuku tưởng chừng đã có khởi sắc thì chẳng bao lâu sau chiến tranh chấm dứt. Tổng hành dinh bộ tư lệnh quân đội Đồng Minh tiếp nhận quyền cai trị Nhật Bản, ông nhanh chóng bị khép tội trốn thuế và bị bắt giữ.

Hai năm sau, Andō Momofuku được trả tự do, vào lúc này thứ mà ông phải đối mặt là một Nhật Bản bần cùng và nền kinh tế thì hoàn toàn sụp đổ.

Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, lượng gạo dự trữ ở Nhật thấp tới con số báo động, phần lớn lương thực viện trợ đến từ Mỹ là bột mì, chính phủ Nhật thậm chí ra pháp lệnh kêu gọi người dân ăn bánh mì, làm người dân Nhật đã quen với cơm gạo gần như rơi vào đường cùng.

5

Tiếc là vào lúc này Andō Momofuku không hề chú ý tới chuyện này bởi vì ông đang bận xoay quanh công việc mới của mình đó là buôn bán muối và hải sản.

1950, một tổ chức hợp tác xã tín dụng ở Osaka mời Andō Momofuku về nhậm chức xã trưởng, thế nhưng sau 7 năm vất vả làm việc và duy trì, thì hợp tác xã đã bị buộc phải đóng cửa, Andō Momofuku lúc này đã 48 tuổi, phải gánh trên lưng một số nợ khổng lồ

Ông phải bán hết toàn bộ của cải để trang trải nợ nần, thậm chí ông còn phải dọn vào một căn nhà nhỏ chỉ có bốn bức tường. Lần thất bại này có thể nói là thổi bay toàn bộ số tài sản ông tích cóp nửa đời trước. Chỉ trong một đêm ông lại quay về hai bàn tay trắng.

Nếu là người khác có lẽ họ sẽ không cách nào gượng dậy lần nữa, nhưng đó lẽ dĩ nhiên không phải cá tính của Andō Momofuku. Chiến tranh, tù tội, phá sản cũng không cách nào làm ông khom lưng chịu thua trước số phận.

Ông từng khẳng định: “Chỉ mới 48 tuổi, vẫn có thể làm lại mọi thứ từ đầu.”

6

Rơi vào những nghịch cảnh thế này, ta càng có thể dễ dàng nhận ra khứu giác thương nghiệp đáng kinh ngạc của ông. Chính vào lúc này ông nhớ lại dự án mình từng lập kế hoạch sơ bộ vào 10 năm trước - mì ăn liền.

Đó là vào một đêm đông, khi mà khói lửa chiến tranh vẫn còn bao trùm khắp Nhật Bản, khi mà Andō Momofuku đang chịu cảnh nghèo khó phải chạy đi khắp nơi để kiếm ăn, cực khổ lắm ông mới tìm được một tiệm mì, nhưng phải xếp hàng hơi hai mươi mét mới được ăn. Trong quá trình xếp hàng, ông bị cơn đói hành hạ và tra tấn vô cùng đau khổ, nó đã để lại một ấn tượng sâu sắc trong đầu ông, từ đó ông nảy ra một ý tưởng:

“Nếu có một loại mì chỉ cần ngâm trong nước là ăn được ngay thì tốt biết bao.”

10

Mùa xuân năm 1958, trong căn nhà nhỏ của mình, Andō Momofuku bắt đầu nghiên cứu chế tạo mì ăn liền. Ông tìm ra một máy làm mì cũ kỹ, mua một cái cái chảo rang to hơn 1m rồi ngày qua ngày chìm vào việc điều phối bột mì và hương liệu.

Trời còn chưa sáng ông đã thức dậy nghiên cứu và làm việc tới tận 1-2 giờ khuya, mỗi ngày ông ngủ không tới 4 tiếng. Trong suy nghĩ của Andō Momofuku lúc này, mì ăn liền phải có được ít nhất 5 điều sau:

1. Mùi vị không chỉ ngon mà còn phải ăn không ngán.

2. Có thể trở thành lương thực dự trữ trong bếp và dễ bảo quản.

3. Dễ dàng ăn, không cần nấu nướng phức tạp.

4. Giá cả rẻ.

5. An toàn vệ sinh.

Trong căn phòng nhỏ dưới ánh đèn vàng, Andō Momofuku đã vắt kiệt trí não của mình, để rồi cuối cùng khi nhìn thấy vợ mình làm món tempura ông đã bất chợt nảy lên ý tưởng về mì ăn liền, đầu tiên ông bỏ mì tươi vào trong chảo chiên lên để rút hết nước, trong quá trình này sẽ ép mì chiên vào trong một cái khuôn đã được định hình sẵn, để có thể dễ dàng đóng gói về sau.

9

Cứ thế vào năm 1958, gói mì ăn liền vị thịt gà đầu tiên trên thế giới đã ra đời.

Bắt đầu với công việc buôn bán hàng dệt kim, nuôi tằm, quản lý kho hàng, bán máy chiếu, làm muối, bán cá, quản lý trường học, nghiên cứu thực phẩm dinh dưỡng, người đàn ông bận rộn cả nửa đời người đến cuối cùng lại bị cướp đoạt sạch sẽ này, đã ở trong căn nhà nhỏ xíu của mình nghênh đón bước ngoặt vĩ đại nhất cả cuộc đời.

Vào lúc này, Nhật Bản vẫn còn đang bận rộn với công việc trùng tu mọi thứ sau chiến tranh, tinh thần người dân vẫn còn đang rất căng thẳng, nền kinh tế gấp gáp thể hiện rõ qua việc hình thành các tập đoàn lợi ích. Mọi người đều tập trung hết sức lực vào công việc trong tay, có thể nói là quên cả ngày cả đêm. Vào lúc này một thứ lương thực nhanh gọn, giản tiện quả thật không khác gì một liều thuốc kích thích với họ.

12

Mì ăn liền vừa được đưa ra thị trường đã được người dân khắp nước Nhật ủng hộ. Từ những người ngồi trong văn phòng cả ngày vùi đầu vào công việc đến các công nhân lao động cắm mặt trong xác xưởng chế tác, thậm chí là nhân viên chính phủ bận rộn khôi phục nền kinh tế đều vô cùng yêu thích món ăn mới này.

Chỉ bằng những gói mì nhỏ, Andō Momofuku đã tạo nên một làn sóng tiêu thụ mới ở Nhật Bản.

Từ độc quyền sản xuất mì ăn liền cho đến chia sẻ công nghệ

Từ một cơ sở nghiên cứu nhỏ, xưởng gia đình chỉ sản xuất được khoảng 400 gói mì/ ngày, cho đến nhà xưởng cỡ trung mỗi ngày sản xuất khoản 6000 thùng, rồi đến nhà xưởng lớn rộng hơn 24 ngàn mét vuông. Công ty Nissin Foods của Andō Momofuku chưa tới 1 năm đã tạo ra một vùng trời riêng cho mình trong ngành công nghiệp thực phẩm.

Thế nhưng chẳng bao lâu sau, các sản phẩm nhái theo mì ăn liền của ông cũng ra đời. Họ dùng thương hiệu mì thịt gà của ông để buôn bán, từ bao bì cho đến hình thức đều bắt chước không khác gì các sản phẩm của Nissin Foods. Càng quá đáng hơn là những sản phẩm bắt chước này có chất lượng vô cùng tệ làm ảnh hưởng trực tiếp tới danh tiếng của công ty ông.

8

Trong cơn tức giận, Nissin Foods kiện 13 công ty làm giả mì ra toà, vào năm 1961, ông chính thức xin đăng ký độc quyền. Chẳng mấy chốc công ty ông đã phát triển lên tới 113 công ty con, lũng đoạn cả thị trường mì ăn liền ở Nhật.

Sau một thời gian suy nghĩ rất lâu, vào năm 1964, Andō Momofuku quyết định phá bỏ tình trạng độc quyền này, ông thành lập tổ chức hiệp hội mì ăn liền Nhật Bản, đồng thời công khai chuyển nhượng độc quyền.

Năm 1965, Andō Momofuku nghe được tin có người trúng độc vì ăn mì ăn liền, hoá ra là trong quá trình chiên mì, nhiệt độ và độ ẩm thấp trong xưởng đã tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở, mà lúc này các loại mì giả không ngừng tràn vào thị trường, lấy giá thấp dụ dỗ người tiêu dùng mua. Chính vì thế, Andō Momofuku đã quyết định đóng ngày chế tạo lên trên vỏ bao mì để cảnh báo mọi người.

16

Trước ông chưa có bất kì cơ sở nào trên thế giới ghi rõ ngày chế tạo thực phẩm lên vỏ bao bì, từ đây việc ghi rõ ngày sản xuất lên vỏ bao bì đã trở thành một trong những quy định an toàn vệ sinh thực phẩm bắt buộc phải tuân thủ và được sử dụng cho tới ngày nay.

Sở dĩ Andō Momofuku có thể trùng sinh từ chỗ chết là bởi vì sự gan dạ, lòng kiên trì bền bỉ và tư duy cũng như suy nghĩ khai sáng không chịu bó buộc với mọi thứ của ông. Đồng thời còn cả nghị lực phi thường để có thể đi xa đi cao hơn bất kì ai cũng như quyết tâm thực hiện đến cùng ý tưởng của mình.

Chính vì thế khi đối diện với tất cả những trắc trở mà Nissin Foods từng gặp phải, ông luôn có thể tự nghĩ ra một cách mới, mở ra một con đường mới mà chưa từng có ai nghĩ ra.

(Còn tiếp...)

Theo: Sohu

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.