• Về đầu trang
Colima
Colima

Nguồn gốc ra đời của chiếc khăn trùm đầu cô dâu trong ngày cưới

Lịch sử

Thời xưa, một lễ cưới không nhất thiết mang ý nghĩa lãng mạn hay liên quan đến tình yêu lứa đôi như đa phần các cuộc hôn nhân ngày nay. Hầu hết lý do cho các cuộc hôn nhân này đều phục vụ mục đích hình thành mối liên kết giữa hai gia đình hay duy trì địa vị xã hội và thực lực kinh tế.

wedding veil mysteries 8

Dù xuất phát từ lý do gì đi chăng nữa, ngày cưới vẫn là một trong những sự kiện trọng đại vào thời Hy Lạp và La Mã cổ đại. Tương tự như ngày nay, trang phục cô dâu cũng luôn rất được chăm chút. Vào thời kỳ này, các cô gái chỉ mặc những chiếc áo cưới duy nhất một lần và không hề tái sử dụng chúng.

wedding veil mysteries 2Một tín đồ Cơ đốc giáo Ai Cập đang đeo khăn trùm đầu. (1918)

Một trong những chi tiết thú vị trong trang phục của các cô dâu thời La Mã cổ đại chính là chiếc khăn trùm đầu. Với tên gọi "flammeum", phụ kiện này đóng vai trò thiết yếu trong bộ lễ phục ngày cưới của các cô gái. Một flammeum đúng chuẩn mực thời bấy giờ cần che phủ phần đầu, để lộ khuôn mặt và đủ lớn để quấn quanh thân người đội.

Có nhiều giả thuyết được đặt ra về màu sắc của những chiếc khăn trùm đầu. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra kết luận chính thức về màu sắc thường được sử dụng cho phụ kiện này vào giai đoạn đó.

wedding veil mysteries 3

Bức tượng một trinh nữ Vestal với tấm khăn trùm đầu.

Vì "flammeum" gần giống với "flamma" (trong tiếng Latin có nghĩa là ngọn lửa), một số người xem đây là gợi ý về màu sắc và tin rằng tấm khăn trùm đầu của các cô dâu thời La Mã cổ đại thường có màu đỏ. Tuy nhiên, không phải ai cũng ủng hộ lý thuyết này. Nhiều sử gia cho rằng tấm khăn có màu vàng đậm.

Tác giả người La Mã Pliny the Elder (23-79 sau CN) so sánh màu của flammeum với lòng đỏ trứng. Ông viết: "Tôi tin rằng vàng là màu sắc đầu tiên được tôn vinh và sử dụng cho tấm khăn trùm đầu cô dâu như một đặc quyền dành riêng cho phụ nữ."

Một số tác phẩm văn học La Mã khác chỉ ra rằng những phụ kiện này được nhuộm bằng luteum (hay luteolin), một loại thuốc nhuộm màu vàng vẫn được sử dụng cho đến ngày nay để nhuộm da và làm nước sơn.

wedding veil mysteries 4

Bảng mô tả hoàng hậu Isabeau xứ Bavaria của Pháp đang đeo một chiếc khăn trùm đầu.

Dù những chiếc khăn thực sự có màu gì đi chăng nữa, người ta đều nhất trí rằng nó làm cho cô dâu xuất hiện như một ánh nến vào ngày cưới. Điều này nhằm mục đích xua đuổi các thế lực tà ma có thể hủy hoại ngày trọng đại. Một trong những giả thuyết được tán thành nhiều nhất về chức năng của chiếc khăn chính là làm bối rối các linh hồn.

wedding veil mysteries 9

Trang phục cưới của nhân vật hoàng hậu Catherine xứ Aragon (Triều đại Tudor) trong loạt phim truyền hình The Spanish Princess.

Chúng ta có thể không bao giờ chắc chắn ý nghĩa biểu tượng của chiếc khăn trùm đầu huyền bí. Tuy nhiên, người ta tin rằng truyền thống với nguồn gốc cổ xưa này đã trở thành phương tiện ngụy trang hiệu quả cho các cô dâu La Mã cổ đại khỏi sự kìm kẹp của cái ác. Theo nhiều nguồn tin, các cư dân Hy Lạp cổ đại cũng có niềm tin tương tự.

wedding veil mysteries 11

Một bộ trang phục mô phỏng lại thời trang cưới những năm 1860 -1870.

Bên cạnh đó, một vài truyền thống khác từ những thời đại này vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Theo tạp chí Glamour, việc các phù dâu mặc trang phục giống nhau và ton-sur-ton với cô dâu có nguồn gốc từ thời kỳ La Mã cổ đại. Sự đồng nhất này giúp mang lại may mắn cho cả cô dâu và chú rể.

wedding veil mysteries 5

Ảnh chụp cận cảnh nữ diễn viên Rosamund Pinchot trong chiếc khăn trùm đầu bằng lưới với ren và cố định bằng vòng hoa cam. (Ảnh của Edward Steichen)

Những chiếc váy tương đồng có tác dụng làm u mê bất kỳ linh hồn nào đến lễ cưới để nguyền rủa cặp đôi mới. Trong đám đông với nhiều cô gái có trang phục giống nhau, các linh hồn sẽ không thể nhận ra ai là cô dâu.

wedding veil mysteries 10

Trang phục cưới của nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị.

Tuy nhiên, tấm khăn trùm đầu to lớn của cô dâu cũng có thể phục vụ nhiều mục đích khác, chẳng hạn như việc ngăn cô ấy chạy trốn trong ngày trọng đại và đảm bảo cô ấy đến nơi để thực hiện lời thề thiêng liêng.

wedding veil mysteries 6

Tượng đồng của một vũ nữ với tấm khăn trùm đầu có nguồn gốc từ Hy Lạp vào khoảng thế kỷ 2 - 3 trước CN. (Ảnh chụp bởi: Claire H.)

Thời cổ đại, bên dưới tấm khăn trùm đầu, cô dâu thường mặc một chiếc váy trắng đơn giản được dệt theo cách truyền thống (hay gọi là tunica ortha). Ngay cả chất vải cũng được lựa chọn cẩn thận. Người ta thường dùng len vì tin rằng đây là loại vải may mắn, có thể xua đuổi tà ác. Ngoài ra, một nút thắt kiểu Hercules khá phức tạp cũng được thêm vào phần eo của áo cưới mà chỉ có chú rể mới được phép tháo gỡ.

wedding veil mysteries 7

Ảnh chụp thái tử Charles và công nương Diana (1961 – 1997) đang vẫy tay trên ban công của cung điện Buckingham Palace tại London sau lễ cưới.

Người xưa tin rằng cần có nhiều biện pháp để bảo vệ cho các cô dâu vì họ đang trong tình trạng nguy cấp. Rời xa gia đình đồng nghĩa với việc các cô gái cũng sẽ bỏ lại những sự bảo vệ từ các vị thần mà gia đình mình tôn thờ. Trước khi buổi lễ hoàn thành và chính thức gia nhập gia đình chú rể, cô dâu ở trong trạng thái lấp lửng và không có các vị thần có thể bảo vệ cô ở thế giới bên ngoài.

wedding veil mysteries 13

Trang phục cưới của nữ hoàng Victoria với khăn trùm đầu bằng ren.

Nhiều truyền thống từ thời La Mã cổ đại vẫn tồn tại cho đến ngày nay trong văn hóa cưới hỏi của các nước phương Tây. Bánh cưới và phong tục rắc vụn bánh mì lên đầu cô dâu đều nhằm cầu chúc cho cặp đôi có nhiều con cái. Mùa cưới tháng 6 có liên quan mật thiết đến nữ thần Juno, người bảo trợ cho hôn nhân và sự sinh nở.

wedding veil mysteries 14

Áo cưới những năm 1920 với tấm khăn trùm đầu khổng lồ.

Theo: The Vintage News
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.