• Về đầu trang
Thanh Yên
Thanh Yên

Động vật có cảm nhận được mùi vị không và khác gì so với con người?

Thiên nhiên

Nhưng một khi đọc kỹ thành phần nguyên liệu, chế biến bạn sẽ dễ dàng biết được lý do. Động vật thuộc họ mèo, kỳ thật là động vật hoàn toàn ăn thịt, chúng kì thị tất cả những món khác thịt. Mà chó lại là loài ăn tạp, chúng sống khá tuỳ tính, cho gì ăn nấy, không hề kén chọn.

Cũng vì thế mà thành phần chế biến thức ăn cho mèo thường đắt hơn so với chó.

Tuy nhiên trong thế giới động vật, giới hạn giữa các loài ăn cỏ, ăn tạp và ăn thịt không quá rõ ràng. Trong vài tình huống đặc biệt, loài ăn cỏ ngẫu nhiên cũng sẽ ăn thịt, loài ăn thịt vẫn sẽ giữ được khả năng ăn cỏ của mình.

Nhưng mèo là loài đặc biệt, nguyên nhân chính khiến chúng hoàn toàn ăn thịt là vì chúng không có khả năng nếm được vị ngọt, đương nhiên không cảm nhận được vị ngọt ngon lành trong các loài thực vật.

Vậy những loài động vật khác thì sao? Vị giác của chúng thế nào, khác với con người ra sao?

Hầu hết các loài động vật có vú đều có 5 vị giác: ngọt, chua, đắng, mặn, ngon (umani).

Khi duỗi lưỡi ra, ta có thể dễ dàng nhìn thấy 4 loại nhú trên bề mặt lưỡi, lần lượt là: Nhú dạng vòng (Circumvallate Papillae), nhú dạng lá (foliate papillae), nhú dạng nấm (fungiform papillae) và nhú dạng chỉ (filiform papillae).

Ngoại trừ nhú dạng chỉ thì ba loại nhú khác đều có chứa một cơ quan phân biệt mùi vị, đây cũng là cơ quan giúp chúng ta nếm ra được các mùi vị khác nhau.

Số lượng đầu nhũ trên lưỡi người cực kì lớn khoảng 8000-10000 cái, phạm vi phân bố cũng rất rộng, gần như trải khắp đầu lưỡi, thập chí lan xuống tận phần cổ họng.

Trên mỗi đầu nhũ này chứa ước chừng từ 50-150 tế bào thụ thể, mùi vị của thức ăn được tạo ra nhờ những tế bào thụ thể này. Những tế bào thụ thể truyền những tín hiệu khác nhau về hệ thần kinh hình thành những cảm thụ vị giác khác nhau.

Vị giác của động vật là một quá trình tiến hoá để thích ứng, một mùi vị có thể bị động vật thích, có nghĩa là thức ăn mà mùi vị ấy đại diện có ích cho toàn bộ giống loài.

Tỷ như vị ngọt, ngon, mặn lần lượt đại diện cho chất carbohydrate, protei và muối vô cơ, đây đều là những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh tồn của loài người. Đặc biệt là vị ngọt và ngon đại diện cho nhiệt lượng cao càng làm chúng ta yêu thích không thôi.

Ngoài ra vị đắng, chua đại diện cho những chất có độc và những vi khuẩn có tính ăn mòn, đương nhiên sẽ làm cho chúng ta tránh thật xa.

Con người trong trạng thái bình thường, khi nếm vị ngọt và khi nếm vị đắng

Những cá thể không cảm nhận được vị đắng và chua rất có thể sẽ bị tự nhiên đào thải. Mà những cá thể không có húng thú với vị ngọt, mặn, ngon có thể sẽ vì không đủ chất dinh dưỡng dẫn đến cơ thể bị suy dinh dưỡng đẩy bản thân vào tình cảnh bất lợi hơn các cá thể khác.

Có thể nói mỗi một mùi vị mà động vật và con người cảm nhận được đều là quá trình của chọn lọc tự nhiên liên quan đến việc sống còn của giống loài.

Nhưng tất cả những động vật họ mèo, bao gồm cả sư tử, hổ và các loài mèo nhà, đều không cảm nhận được vị ngọt. Nguyên nhân là trong quá trình tiến hoá, chúng đã bị mất gen mã hoá vị ngọt.

Nhưng trong tự nhiên động vật họ mèo đã leo lên đỉnh của tháp thức ăn, chúng có thân thể mạnh khoẻ, nanh vuốt sắc nhọn đủ để đảm bảo cho chúng có nguồn thịt đủ để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Vì thế chúng không còn cần đến vị ngọt của đường hay chính xác là chất carbohydrate nữa.

Ngoài ra, hệ tiêu hoá của chúng cũng không có khả năng tiêu hoá các chất ngọt, trong gan của chúng không hề có các men Gluco, giúp chúng chuyển hoá phân giải các chất đường thành năng lượng.

Giống như các loài động vật họ mèo, những động vật có vú sinh sống ở biển về cơ bản cũng không có vị giác cảm nhận vị ngọt, không những thế những vị giác chúng sở hữu cũng cực kì hữu hạn. Có thể nói chúng mất hẳn 4 trong 5 vị giác cơ bản, chỉ chừa lại vị mặn.

Mùi vì bình thường sau khi trải qua quá trình nhấm nuốt mới có thể cảm nhận được. Nhưng những loài có vú dưới biển thường sẽ nuốt trọn con mồi, nên không quá để ý mùi vị của chúng. Còn lý do chúng giữ lại vị mặn rất có thể là để tránh uống vào quá nhiều nước biển làm mất cân bằng chất trong cơ thể.

Mất đi hầu hết các vị giác làm các loại động vật có vú gặp phải các nguy hiểm như đi vào khu vực dầu thô, hoặc những khu vực bị ô nhiễm khác.

Đặc biệt là trong thời điểm mà ô nhiểm biển ngày một nặng, rác thải có thể tìm thấy khắp nơi, vì không có vị giác và thói quen nuốt trọng, chúng thường xuyên nuốt phải những rác thải này.

Thông thường một loài có thói quen ăn duy nhất một loại thức ăn thì số lượng đầu nhũ cũng sẽ giảm xuống tương ứng. Bởi vì so với những loài động chỉ ăn một loại thức ăn, đặc tính của loài ăn tạp sẽ làm chúng gặp nhiều loại thức ăn có độc, nên chúng cần nhiều vị giác để cảm nhận và phân tích xem loại thức ăn nào ăn được và loại nào không ăn được.

Đồng nghĩa với việc số lượng đầu nhũ của động vật ăn tạp sẽ nhiều hơn những động vật ăn thịt. Như mèo ngoại trừ việc không nếm được vị ngọt, chúng cũng chỉ có khoảng 500 đầu nhũ.

So với loài mèo chỉ ăn thịt, loài chó lại nếm được đủ 5 vị như còn người. Nhưng số lượng đầu nhủ của chúng cũng chỉ từ 1000-2000 cái, ít hơn rất nhiều so với con người. Và cũng vì thuộc tính ăn tạp, nên chó mới có thể chung sống hoà hợp với con người như giờ.

Ngược lại, do đặc tính chỉ ăn thịt của mình, loài mèo thường rơi vào trạng thái nuôi thả, ngoại trừ ăn thức ăn con người cung cấp, chúng sẽ tự đi săn mồi, như chuột hay các loài chim để bổ sung thêm lượng thịt.

Trong tự nhiên, mùi vị của thực vật cũng rất phòng phú, từ ngọt đến chua, từ ngon đến mặn đều mặc các loài động vật lựa chọn. Nhưng vị đắng là một trong những hệ thống phòng ngự quan trọng nhất trong quá trình tiến hoá của thực vật.

Ở những bộ phần thực vật không muốn bị động vào như quá chưa chín, rễ cây, lá cây và mầm nôn đều mang vị đắng và có độc. Trẻ con không thích ăn rau đa phần là vì chúng có vị đắng, đây cũng xem như phản ứng tự nhiên.

Vì thế để phân biệt loài thực vật nào có độc, những loài động vật ăn có sẽ có số lượng đầu nhủ phân biệt vị đắng phát triển hơn hẳn.

Như vị giác của trâu bò cũng rất phát triển, chúng có khoảng 25000 đầu nhũ. Điều này giúp chúng dễ dàng phân biệt vị đắng và tránh được những thực vật có độc.

Một ví dụ điển hình khác cho sự tiến hoá chọn lọc vị giác của động vật chính là gấu trúc. Mấy trăm ngàn năm trước, gấu trúc vốn là động vật ăn thịt, nhưng do sự thay đổi của môi trường và hoàn cảnh sống chúng dần dần chuyển sang ăn chay và hầu như chỉ ăn trúc.

Lý do gì khiến một loài động vật ăn thịt chịu được vị nhạt nhẹo của cỏ cây? Đó là vì chúng đã mất vị ngon, cũng từ lúc này những đầu nhũ cảm nhận vị đắng của chúng phát triển một cách cực kì mạnh mẽ.

Loài người xem như loài khá may mắn trong giới động vật. Từ lịch sử tiến hoá có thể thấy, tổ tiên chúng ta từng ăn cỏ, cũng từng lấy trái cây, hoa quả làm món chính, rồi dần dần chúng ta mới học được cách săn bắn và trở thành động vật ăn tạp, cuối cùng bước vào nền văn minh mới. Vì thế cả năm vị giác cơ bản của chúng ta đều phát triển một cách đồng đều.

 Ngoại vị giác, các loài động vật cũng sẽ dùng khứu giác để phân biệt thức ăn. Ở mức độ nhất định, loài người chúng ta cũng cần kết hợp cả khứu giác và vị giác để tăng cảm giác thèm ăn. Đó cũng là một trong những lý do khi bị nghẹt mũi chúng ta thường cảm thấy thức ăn nhạt nhẽo.

Khứu giác của mèo và chó mạnh hơn loài người nhiều, bình thường khi muốn phân biệt một thứ có thể ăn được không, chúng đều dùng khứu giác, nên các loại thức ăn cho chó mèo, thường tập trung nhiều vào mùi vị.

Loài có khứu giác phát triển nhất là loài rắn, các loài rắn hầu như không có vị giác, chúng phân biệt mùi vị hoàn toàn dựa vào khứu giác. Chúng ta thường thấy rắn le lưỡi và phát ra những tiếng khè đáng sợ, đó là vì chúng muốn cảm nhận các phân tử mùi trong không khí.

Ở loài chim, khứu giác của chúng không phát triển mấy, thậm chí cả vị giác cũng thế. Số lượng đầu nhũ của chim ít hơn hẳn các loài động vật có xương sống khác, chúng cũng không cảm nhận được mùi vị nhiều. Vì không có răng để cắn thức ăn, chúng cũng như loài rắn chỉ nuốt trọn thực vật.

Các kết quả phân tích gen cho thấy, rất nhiều loài chim thiếu mất gen mã hoá vị ngọt, các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến điều này là vì tổ tiên của loài chim tiến hoá từ loài khủng long ăn thịt, do là động vật ăn thịt, nên khủng long đã mất đi cảm nhận vị ngọt dẫn đến sau khi tiến hoá loài chim cũng không cảm nhận được vị ngọt

Tuy nhiên trong quá trình tiến hoá lâu dài, trong loài chim cũng xuất hiện kẻ phản bội, như những loài chim ăn mật lấy đường làm thức ăn chính.

Cho dù không có nhũ đầu cảm nhận vị ngọt, nhưng nhũ đầu cảm nhận vị ngon của chúng đã thay đổi, từ việc cảm nhận vị ngon chúng hưởng ứng luôn cả với vị ngọt. Chuyển biến gập ghềnh này làm các loài chim ăn mật không thích ăn bất kì thứ gì không có vị ngọt.

Loài phát triển ngược hẳn với tổ tiên của mình nhất phải kể đến loài cá. Đầu nhũ của chúng không chỉ phân bố trong miệng mà trải rộng khắp toàn thân. Rất nhiều loài cá có một lớp đầu nhủ trên da, điều này giúp chúng có thể cảm nhận được mùi vị trong làn nước tối đen, để dễ dàng cảm nhận được mùi vị, tìm kiếm và định vị được vị trí của thức ăn.

Vị giác của cá nheo có thể nói là thuộc hàng bật nhất trong giới động vật. Loài người có khoảng 10 000 đầu nhũ đã phải làm rất nhiều loài động vật hâm mộ, ấy vậy mà loài cá nheo lại có được hơn 100 000 đầu nhũ, một vài loài cá nheo lớn thậm chí lên đến 175 000 cái.

Điều này giúp chúng trở thành loài có vị giác phát triển nhất trong thế giới động vật, mặc cho hầu hết đầu nhũ của chúng đều tập trung ở phần râu, nhưng trên người chúng cũng có vô số đầu nhũ dùng để dò xét mùi vị. Chính vì thế các nhà khoa học thường đùa rằng nheo là một cái lưỡi biết bơi dưới đại dương.

Cuối cùng, chắc hẳn không ít người sẽ thắc mắc vị cay nằm ở đâu, tại sao cả bài không hề nhắc gì đến? Đừng lo, bởi vì “cúc hoa” của bạn sẽ trả lời cho bạn biết vị cay kì thật là một cảm giác đau.

Đọc thêm các bài viết thú vị về động vật ở đây.

Theo: QQ
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.