• Về đầu trang
Chim Mỏ Rộng
Chim Mỏ Rộng

Khoa học khâm phục IQ cao của ong nghệ với cách đặc biệt khiến cây ra hoa sớm

Thiên nhiên

Các nhà khoa học từ Thuỵ Sĩ đã phát hiện một hành vi mới của loài ong nghệ và đánh giá đây là hành động rất thông minh. Bằng cách này, chúng có thể khiến thực vật ra hoa sớm hơn 30 ngày so với bình thường.

Nghiên cứu khẳng định khi thiếu phấn hoa, ong nghệ sẽ gặm lá những cây chưa ra hoa, mặc dù kì lạ nhưng vô cùng hiệu quả.

Các vết cắn trên lá sẽ khiến thực vật ra hoa sớm, cho phép ong nghệ lấy được chất dinh dưỡng cần thiết khi xây dựng tổ trong mùa hè. Trong trường hợp thực vật đã nở hoa, dĩ nhiên ong nghệ sẽ không làm tổn thương cây.

Trong báo cáo nghiên cứu được đăng trên trang Science vào ngày 22/5, tác giả chính Foteini G. Pashalidou và các đồng nghiệp đã trồng cây cà chua và cây mù tạt đen không hoa trong lồng lưới cùng với đàn ong nghệ đang thiếu phấn hoa.

Nhóm nghiên cứu đã lấy cây ra khỏi lồng sau khi ong nghệ thực hiện cắn lá 5 - 10 lần. Những lỗ nhỏ này nhanh chóng khiến cây mù tạt đen ra hoa sớm hơn 2 tuần và cây cà chua ra hoa sớm hơn tận 1 tháng so với dự kiến.

Các nhà nghiên cứu còn thực hiện so sánh bằng cách đặt cả những ong nghệ đã ăn phấn hoa và thiếu phấn hoa trong lồng lưới, nơi có những thực vật chưa ra hoa để quan sát chúng.

Những con ong no say phấn hoa không hề có hành vi cắn lá như những con ong bị thiếu thốn. Từ đó, họ thu thập dữ liệu về hành vi thông minh này.

Nhóm còn nỗ lực để đảm bảo hành vi này không xuất phát từ việc chúng bị nuôi nhốt trong điều kiện phòng thí nghiệm. Họ cho ong sống trên sân thượng ở Zurich từ tháng 3/2018, cùng với các thực vật không có hoa. Những con ong có thể bay đi tìm phấn hoa ở nơi khác nhưng các nhà nghiên cứu vẫn tìm thấy những vết cắn nhỏ trên lá của nhiều loại cây.

Những con ong chỉ tạo vết thủng trên lá, chúng không làm ảnh hưởng đến thực vật và cũng không sử dụng lá để xây tổ.

Đồng tác giả - Tiến sĩ Mark Mescher chia sẻ với BBC News:

Tôi nghĩ rằng tất cả những điều mà nghiên cứu tìm được đều phù hợp với suy nghĩ rằng ong nghệ làm hỏng cây để thúc đẩy cây ra hoa sớm hơn, mang lại lợi ích cho ong.

Điều thú vị hơn, khi chúng tôi cố gắng sao chép các vết cắn như ong gây ra thì thực vật lại không nở hoa.

Trong tương lai, các nhà khoa học hy vọng những phát hiện này sẽ hữu ích cho việc tìm hiểu về khả năng phục hồi của ong nghệ - loài côn trùng đang phải đối mặt với vấn đề môi trường, bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự sống còn.

Theo: UNILAD
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.