• Về đầu trang
Phương Anh
Phương Anh

Từ Fast Food đến Fast Fashion: các doanh nghiệp đang đẩy mạnh việc “móc túi” người tiêu dùng như thế nào?

Thời trang

Hẳn bạn cũng biết rõ cách mà các cửa hàng đồ ăn nhanh thay đổi thói quen tiêu dùng của bạn, vậy những doanh nghiệp Fast Fashion - Thời trang nhanh (F2) thì sao?

H&M, Zara, Mango, Stradivarius, Bershka, Topshop…Hay Shein? Những cái tên khá quen thuộc đúng không nào?

BST từng năm lên tới 50 BST khác nhau?
Những thương hiệu F2 vận hành như các thương hiệu fast food. Mua sắm quần áo mới mỗi tuần dường như trở thành một điều rất bình thường.

Những thương hiệu này, tạo ra “nhu cầu mua sắm” khi cho ra mắt hàng loạt các BST - liên tục và cực kỳ nhanh chóng. Có những hãng còn gây choáng khi có tới hơn 50 gam sản phẩm trong một năm - điều đó có nghĩa là ít nhất mỗi tuần họ đều ra mắt một BST mới.

Từ khâu lên ý tưởng, thiết kế, sản xuất và truyền thông tiếp thị sản phẩm! Quả là một khối lượng công việc khổng lồ nhưng lại mang về những nguồn doanh thu không tưởng.

Nguồn ảnh: Zara

Khi sản xuất với số lượng nhiều, lẽ dĩ nhiên, giá thành sẽ được giảm xuống tối đa. Chúng ta càng mua nhiều, giá càng rẻ. 

Hãy tự hỏi mình: “Liệu bạn đã từng mua những món đồ đơn giản vì chúng rẻ, hơn là vì chúng thực sự cần thiết với bạn vào thời điểm đó?”

Tôi nghĩ rằng có hơn 90% trong số các bạn sẽ gật đầu, đặc biệt là phái nữ!

Hệ quả tất yếu và cách trở thành người tiêu dùng có trách nhiệm
Bạn từng đọc cách đây không lâu, bài báo về sự bóc lột người lao động trong những xưởng quần áo F2?

Nguồn ảnh: Euronews

Điều đó là hoàn toàn bình thường! Bình thường ở đây không phải là trong việc bóc lột người lao động mà là việc giá thành rẻ mà các thương hiệu đang đua nhau làm ra để thu hút người dùng.

Vì vậy, khi các bạn mua càng nhiều, hay quan tâm nhiều đến thương hiệu nào đó, hãy đặt câu hỏi về những giá trị mà công ty này mang lại trong hệ sinh thái của họ, hãy là một người tiêu dùng thông thái và có trách nhiệm.

Ở một tầm nhìn xa hơn, liệu rằng các thương hiệu đã có những biện pháp đầu tư hợp lý để giảm thiểu và xử lý những chất thải trong quá trình sản xuất ra môi trường với khối lượng sản xuất khổng lồ hàng năm của họ hay chưa?

Theo một số nghiên cứu trên thế giới thì ngành công nghiệp thời trang là một trong những ngành công nghiệp gây ô nhiễm nhất trên thế giới, chiếm tới 10% lượng khí thải carbon toàn cầu.

Bạn nghĩ sao về bài viết này?

Theo: Maybe Original
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.