• Về đầu trang
NNQ
NNQ

5 dấu hiệu cho thấy bạn đang làm việc trong một môi trường "độc hại"

Tâm lý

Theo nghiên cứu được công bố trên MIT Sloan Management Review, văn hóa làm việc độc hại là lý do lớn nhất khiến mọi người bỏ việc. Thậm chí môi trường làm việc còn ảnh hưởng đến quyết định của nhân viên gấp 10 lần vấn đề về lương. Vậy một môi trường làm việc độc hại thực sự như thế nào?

Một trang web của Mỹ có tên là Glassdoor cho phép các nhân viên có thể đánh giá ẩn danh các công ty của mình. Từ đó các nhà nghiên cứu đã phân tích 1,4 triệu bài đánh giá từ gần 600 công ty lớn của Hoa Kỳ và nhận thấy các nhân viên mô tả nơi làm việc độc hại theo 5 tiêu chí: không hòa nhập, thiếu tôn trọng, phi đạo đức, áp lực và lạm dụng.

Charlie Sull, một nhà nghiên cứu về phân tích cho biết: “Nhân viên có thể nêu hàng trăm lời chỉ trích khác nhau về công ty của họ trên Glassdoor. Dù điều này không có tác động mạnh mẽ đến cảm xúc nhưng chúng tôi đang xem xét một khía cạnh khác có thể ảnh hưởng lớn đến xếp hạng trên Glassdoor của công ty.”

Các nhà nghiên cứu đã tập trung vào các chủ đề được được đề cập nhiều trong các bài đánh giá của nhân viên. Đồng thời xem xét sự tương quan giữa điểm tiêu cực về điểm văn hóa của công ty và tỷ lệ nhân viên nghỉ việc từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2021.

Các dấu hiệu của một môi trường làm việc độc hại và một số lời khuyên cho  bạn

Sull nói: “Đây không đơn thuần là sự hài lòng của nhân viên mà nó còn có thể gây ra những cảm xúc tiêu cực khiến họ lo ngại khi bắt đầu công việc.”

Dựa trên các đánh giá ẩn danh có thể thấy các tiêu chí mà nhân viên thường xem đó là môi trường độc hại gồm có:

Đầu tiên là không hòa nhập, điều này thường xảy ra khi trong đó các thành viên thuộc giới tính, chủng tộc hay xu hướng tình dục khác nhau. Thậm chí những khiếm khuyết trên cơ thể và tuổi tác cũng khiến cho họ cảm thấy không được hoan nghênh, không được đối xử công bằng trong môi trường làm việc kể cả khi góp mặt vào các quyết định quan trọng. Các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng mặc dù các vấn đề liên quan đến thông tin cá nhân thường không được đề cập nhưng chúng có tác động lớn đối với họ.

Thứ hai là không tôn trọng hoặc thiếu cân nhắc, lịch sự đối với người khác. Các nghiên cứu trước đây của các nhà nghiên cứu cho thấy sự tôn trọng là yếu tố đầu tiên mà hầu hết tất cả các nhân viên đánh giá văn hóa doanh nghiệp.

Ví dụ: “sự tôn trọng” được đề cập thường xuyên hơn 30 lần trong các bài đánh giá của nhân viên so với sự bình đẳng của LGBTQ, tuy nhiên cả hai chủ đề này đều có tác động tiêu cực đến quan điểm của nhân viên về văn hóa của công ty khi đọc một bài đánh giá tiêu cực.

Tiếp đến là hành vi phi đạo đức, bao gồm các hành vi không trung thực hoặc thiếu tuân thủ quy định của một công ty, tổ chức. Điều này được thể hiện theo các tiêu chuẩn của Cơ quan Quản lý Sức khỏe và An toàn Lao động nhằm bảo vệ sự an toàn của người lao động. Bên cạnh đó còn có đạo luật về trách nhiệm giải trình và cung cấp bảo hiểm y tế, bảo vệ thông tin nhạy cảm của nhân viên.

Thói quen xấu nơi công sở cần thay đổi ngay

Thứ tư là hành vi có tính chất bóc lột hay cạnh tranh không lành mạnh. Gần 10% đánh giá của nhân viên cho thấy không có sự hợp tác lành mạnh tại công ty của họ. Dù điều này không có tác động lớn đến doanh thu nhưng thể hiện văn hóa thấp kém của môi trường làm việc.

Cuối cùng là quản lý lạm dụng bao gồm việc bắt nạt, quấy rối và thù địch lẫn nhau. Gần một phần ba các bài đánh giá Glassdoor thảo luận về quản lý nói chung có 0,8% mô tả người quản lý của họ là người có xu hướng lạm dụng.

Môi trường làm việc độc hại có thể dẫn tới một vấn đề hàng tỷ đô bởi khi nhân viên nghỉ việc chi phí nhân lực đó cũng được xem là tương đương với chi phí kinh doanh. Có thể thấy rằng nhân viên làm việc trong môi trường độc hại có mức độ căng thẳng cao hơn dẫn đến sức khỏe kiệt sức thậm chí gây nên các vấn đề về tâm lí.

Hiệp hội Quản lý Nguồn nhân lực ước tính rằng 1/5 nhân viên đã rời bỏ công việc tại một thời điểm nào đó trong sự nghiệp vì lí do môi trường làm việc 'toxic'. Điều này khiến các doanh nghiệp thiệt hại hơn 44 tỷ USD mỗi năm.

Người thông minh sẽ xử lý ra sao khi phát hiện đồng nghiệp nói xấu sau

Ngoài ra theo Gallup, việc nhân viên bị sa thải và tìm kiếm công việc khác đồng nghĩa với việc năng suất làm việc sẽ thấp hơn và việc thay thế một nhân viên có thể tốn gấp đôi mức lương hàng năm của nhân viên.

Với việc kinh doanh đang tập trung vào việc giữ chân nhân viên và tuyển dụng ngày nay, các nhà nghiên cứu về phân tích của MIT cho rằng các tổ chức phải thiết lập và mô hình hóa một nền văn hóa hỗ trợ, hòa nhập sau quãng thời gian thay đổi môi trường làm việc do đại dịch.

Họ cũng khuyến nghị các nhà lãnh đạo phân tích cách mọi người đánh giá văn hóa công ty, chẳng hạn như theo khu vực địa lý, bộ phận, chức năng hoặc mức độ thâm niên để tìm ra "vi văn hóa" nơi nhân viên không cảm thấy an toàn về mặt tâm lý và được hỗ trợ kịp thời.

Theo: CNN
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.