• Về đầu trang
Phương Anh
Phương Anh

Thai kỳ và những lợi ích từ những suy nghĩ tích cực

Hôn nhân gia đình

Từ một người phụ nữ độc thân đến khi kết hôn và làm mẹ là một chuỗi những thay đổi lớn trong cuộc đời của một người phụ nữ!

Làm mẹ có dễ dàng không? Thực sự không, nhưng bạn sẽ cảm nhận được những giây phút hạnh phúc mà trước đây bạn chưa từng có!

Một đứa bé ra đời sẽ dạy bạn cách yêu và được yêu thương đúng nghĩa! 

Mang trong mình một sinh linh nhỏ bé, chắc chắn bạn sẽ tự đặt cho mình nhiều câu hỏi: nằm thế nào đúng cách, được ăn gì và không được ăn gì, ăn thế nào để đủ chất, liệu mình ăn quá ít, hay quá nhiều? Hàng vạn câu hỏi, vì chắc chắn bạn biết rằng, sức khỏe thể chất của em bé gắn liền với bạn, nhưng liệu bạn có biết trên thực tế, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Developmental Review cho thấy rằng cách một người mẹ nghĩ về thai nhi trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến cách mà cô ấy tương tác với đứa trẻ sau khi chúng được sinh ra.

Cũng tức là những suy nghĩ trong thai kỳ của bạn có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến con bạn sau này!

Mối liên hệ giữa suy nghĩ tích cực và quá trình mang thai
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Cambridge quan tâm đến việc tìm hiểu rõ ràng liệu có mối liên hệ nào giữa cách mà các ông bố bà mẹ nghĩ về con cái của họ khi mang thai và cách họ đối xử với chúng sau khi chúng được sinh ra hay không. 

Nói cách khác, có khả năng những phản ứng điện hóa này trong não của chúng ta thực sự có những tác động rõ rệt đến sự phát triển của thai nhi không?

Nghiên cứu
Các tác giả đã tiến hành nghiên cứu dựa trên dữ liệu từ 1.862 ông bố và bà mẹ thông qua phỏng vấn và bảng câu hỏi

Nghiên cứu này đã xem xét những suy nghĩ và cảm xúc của cha mẹ về con họ trong thời kỳ mang thai, sau đó quan sát sự tương tác giữa cha mẹ và con cái sau khi sinh. 

Việc bạn hay tâm sự với con trước khi ra đời, cách bạn suy nghĩ và mường tượng tích cực về tương lai gia đình với sự xuất hiện của em bé dù là tích cực hay tiêu cực, sẽ ảnh hưởng thế nào đến cách mà bạn đối xử với chúng khi ra đời.

Kết quả
Sau khi kết hợp các kết quả từ tất cả 14 nghiên cứu, các tác giả đã tìm thấy "mối liên hệ khiêm tốn nhưng có ý nghĩa" giữa những suy nghĩ và cảm xúc tích cực khi mang thai của người mẹ về con và những tương tác sau này của cô ấy với con mình. 

Nghĩa là đứa bé sẽ thường có mối quan hệ gắn bó mật thiệt với con cái hơn, đó là một sự kết nối vô hình. Dường như đứa bé có thiên hướng gần gũi với mẹ, hoặc đơn thuần, trở nên thật sự tĩnh lặng và an tâm, khi nghe thấy giọng của người mẹ, giọng nói vốn quen thuộc với chúng trong suốt thai kỳ.

Nhưng ở trường hợp của những người mẹ thường xuyên có những suy nghĩ tiêu cực, ít trò chuyện với thai nhi thì dường như khi ra đời, sẽ khá khó khăn trong việc cô ấy có thể “hiểu” được đứa bé, về cả mặt thể chất lẫn tinh thần. Bé có xu hướng cáu gắt, không chịu hợp tác với mẹ,...

Điều này khiến các bà mẹ có thể trở nên bế tắc hơn trong việc hiểu được điều em bé thực sự cần, dẫn đến nhiều khó khăn trong quá trình chăm con.

Điều tương tự thì không được tìm thấy với các ông bố, điều này đưa đến kết luận rằng các ông bố mất nhiều thời gian hơn một chút để gắn bó với con cái của họ, có thể là do sự thiếu kết nối thể chất trước khi sinh.

Nghiên cứu tuy mang tính khá trừu tượng nhưng cũng phần nào có thể nói lên tầm quan trọng của những suy nghĩ tích cực hay những hành động gắn kết giữa thai nhi và những người mẹ!

Theo: Maybe Original
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.