• Về đầu trang
Spock
Spock

33 món kẹo đặc sản của từng quốc gia và hành trình chinh phục thế giới 'ngọt sâu răng' (Kỳ 1)

Ẩm thực

Akuafo (Ghana)

Theo thống kê, có đến 70% hạt ca cao trên toàn thế giới đến từ châu Phi và Ghana cũng là quốc gia xuất khẩu cacao lớn thứ hai trên thế giới. Mặc dù vậy, Ghana hay nhiều quốc gia châu Phi khác lại chỉ tiêu thụ 4% sản lượng hạt cacao của toàn cầu, khi số lượng nhà máy sản xuất chế phẩm từ cacao cho người bản địa là rất khiêm tốn.

biribiaa img 3362 1412021

Công ty chế biến ca cao ở Tema là một trong số đó. Hàng năm, họ xử lý 65.000 tấn hạt ca cao, và có một mặt hàng chính làm từ cacao mang tên Akuafo Bar. Akuafo trong tiếng địa phương nghĩa là nông dân với thông điệp "sự trân trọng đến những người nông dân đã cần cù vất vả để xây dựng nền kinh tế Ghana".

Kẹo sầu riêng (Malaysia)

loke kee big big durian candy combo elifeshop 1704 18 elifeshop9

Có rất nhiều quan điểm trái chiều về hương vị mà món kẹo này mang lại. Theo nhà văn Richard Sterling, đó là "sự hòa trộn của nhựa thông, hành tây với cái mùi mồ hôi của tất ướt" hay nói như nhà tự nhiên Alfred Russel Wallace "nhiều lúc, nó giống như cream cheese, cũng có thể là súp hành tây hay rượu anh đào". Dù vậy, cả trái sầu riêng và kẹo sầu riêng đều được người dân Malaysia yêu thích và khách du lịch khi đến thăm quốc gia xinh đẹp này cũng cố gắng mua vài gói về làm quà.

Allens Fantales (Australia)

Những viên kẹo caramel có lớp phủ sôcôla ngọt ngào này được sản xuất lần đầu tiên vào những năm 1930 để tận dụng sự nổi tiếng của những ngôi sao trong làng điện ảnh, khi các bộ phim có tiếng xâm nhập vào Australia.

allens fantales loose 59891 1281000020 1280 1280

Tuy nhiên điều làm nên sự đặc biệt của sản phẩm này đó là những câu hỏi hài hước được đội ngũ sản xuất viết lên trên vỏ giấy kẹo, ví dụ như "Sinh ra ở New South Wales năm 1939, anh ấy đã làm thợ sơn cho Cầu Cảng Sydney trước khi nổi tiếng vào đầu những năm 1970 với bài phỏng vấn hài hước về 'A Current Affair'. Sau đó anh đã trở thành một ngôi sao toàn thế giới với màn thể hiện trong 'Crocodile Dundee' (1986) mà anh ấy đồng sáng tác. Vậy anh là ai?" Câu trả lời: Paul Hogan.

Bạch thố (Trung Quốc)

Kẹo Bạch thố (White Rabbit) nổi tiếng của Trung Quốc chính là món quà của Thủ tướng Chu Ân Lai dành cho Tổng thống Mỹ Richard Nixon một trong chuyến thăm lịch sử của mình vào năm 1972. Thế nhưng trong suốt lịch sử phát triển 75 năm của loại kẹo sữa nổi tiếng này, con vật trên giấy gói kẹo đã thay đổi từ chuột Mickey vào năm 1943 và rồi là thỏ trắng vào thập niên 50.

free shipping white rabbit creamy candy 500g bulk delicious chinese snacks sweet and candy

Vào năm 2008, khi sự cố sữa nhiễm melamine khiến cả Trung Quốc chấn động, việc sản xuất kẹo đã phải tạm ngừng trong vài tháng để đảm bảo kẹo an toàn, mặc dù ở Singapore, người tiêu dùng được khuyến cáo là chỉ khi ăn đến 47 viên kẹo thì mới thấy tác động của chất độc. Mười năm sau, công ty chỉ sản xuất kẹo chỉ với sữa bột nhập khẩu từ New Zealand.

Brigadeiro (Brazil)

b4b9118d fd3e 407f ad3b 09b3cbfff7b8

Kẹo brigadeiro thực chất là tên gọi của những viên chocolate truffle của Brazil và là món tráng miệng không thể thiếu cho mọi bữa tiệc ở đây. Tướng Eduardo Gomes, một ứng cử viên trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1945 chính là người đặt tên cho món kẹo này. Dù không thắng trong cuộc bầu cử năm ấy, di sản ông vẫn sống mãi trong những viên kẹo ngọt ngào. Để làm ra những viên kẹo này, bạn chỉ cần trộn bột cacao ngọt với sữa đặc, bơ rồi lăn qua đường xay, hạt phủ hay quả hồ trăn, matcha, tùy theo khẩu vị.

Chupa Chups (Tây Ban Nha)

Logo kẹo mút Chupa Chups có thể rất quen thuộc với nhiều người, và người đứng sau thương hiệu này cũng nổi tiếng không kém. Năm 1969, Enric Bernat, người sáng lập ra hãng kẹo này đã nhờ bạn mình là họa sĩ Salvador Dalí thiết kế logo cho nó. Mặc dù từ đó đến nay, logo đã trải qua nhiều lần chỉnh sửa nhưng chủ yếu vẫn là hình ảnh cách điệu của hoa cúc trên giấy bọc.

chupa chups

Tên gọi Chupa Chups cũng được đọc lái từ chữ ''sucky suck". Ngày nay, nó đã có trên 177 quốc gia và thậm chí còn được ra ngoài vũ trụ vào năm 1994, khi các phi hành gia Nga mang những cây kẹo này đến trạm không gian Mir. Những hương vị bán chạy nhất luôn là dâu tây và cola, cùng với mùi bạc hà, chanh và cam.

Bacio (Ý)

triple chocolate mousse cake5 600x400

Năm 1922, một nhà sản xuất kẹo có tên Luisa Spagnoli phải đau đầu suy nghĩ với việc giải quyết số hạt phỉ còn thừa ở nhà máy sô cô la của mình. Bà quyết định thử bằng việc trộn một ít hạt phỉ giã nhỏ với sữa chocolate đánh bông cứng rồi bọc trong chocolate đen. Ban đầu, bà đặt tên cho sản phẩm mới là cazzotto do hình dáng bên ngoài của nó nhìn giống một quả đấm. Nhưng người yêu bà nói rằng, cái tên đó nó không hề lãng mạn chút nào cả và khuyên bà đổi tên thành bacio, với ý nghĩa là nụ hôn. Từ những năm 1930, mỗi viên kẹo đều được gói trong các giấy bọc in lời bài hát, hay những câu danh ngôn từ nhà thơ, nhà triết học và được coi như lời đồng ý không lời của hai con người khi trao tình cảm cho nhau.

Lokum (Thổ Nhĩ Kỳ)

akturk lokum sade kg

Ở nhiều nước phương Tây, người ta gọi món kẹo này là “kẹo Thổ” dù tên thực chất của nó xuất phát từ cụm từ là "sự ngọt ngào cho cổ họng". Cha đẻ phiên bản hiện đại của món ăn được cho là Bekir Effendi, chủ cửa hàng đồ ngọt có tên là Haci Bekir, gần chợ gia vị ở Istanbul vào cuối những năm 1700. Tên gọi “kẹo Thổ” của Lokum có khi người ta bắt đầu biết đến nó vào giữa thế kỷ 19 và xuất hiện trong cuốn truyện Sư tử, Phù thủy và Tủ quần áo thuộc tập Biên niên sử Narnia của C. S. Lewis. Theo truyền thống, món này được làm từ đường và mật mía, hay mật ong tùy địa phương, với một số thành phần khác như hồ trăn và quả lựu.

Pass Pass Pulse (Ấn Độ)

47821 1 home big

Điều khiến người ta thích thú với những viên kẹo vị xoài ngọt ngào này chính là phần nhân có tên “quả bom hương vị masala” được làm từ nhiều bột gia vị khác nhau (do người Ấn Độ thường ăn xoài sống với gia vị). Đa phần người ta đều rất thích hương vị ngọt của xoài của phần kẹo cứng, phần nhân bên trong có mùi hơi giống trứng thối lại không được nhiều khách hàng Mỹ hay châu Âu yêu thích.

Red Vine (Hoa Kỳ)

lic

Là sản phẩm của một nhà máy cam thảo ở San Francisco vào những năm 1950, những dải kẹo dai ngọt này đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa đại chúng Mỹ suốt nửa thế kỷ nay. Các khán giả Mỹ khó lòng mà bỏ qua sự xuất hiện một cách “vô tình” của nó trong nhiều phim truyền hình như True Blood, The Big Bang Theory hay Gilmore Girls. Nếu bạn đang xem một bộ phim nào mà thấy các nhân vật đang nhai một dải kẹo dài đỏ, xoắn từ đầu xuống cuối này, thì chắc chắn tên gọi của nó chỉ có thể là Red Vine.

Coffee Crisp (Canada)

Cũng như KitKat ở Nhật Bản, một sản phẩm kẹo khác của Nestlé là Coffee Crisp cũng được đông đảo người Canada yêu thích. Thế nhưng, sản phẩm này chỉ được phân phối nội địa và những fan hâm mộ quốc tế của nó, đặc biệt là người Mỹ, thì không khỏi cảm thấy đau khổ về điều này. Vào năm 2006, Nestlé đã phải chấp thuận yêu cầu từ một bản kiến nghị được trình 6 năm trước đó về việc đưa sản phẩm này lên các kệ hàng của Mỹ.

2976263588 e4a3a8efd8

Phiên bản Mỹ của Coffee Crisp hầu như không khác gì bản Canada, ngoại trừ vỏ giấy kẹo thì không còn dòng chữ “món vặt ngon miệng”. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại thì công ty đã từ bỏ chính sách này, và lần nữa, khách hàng quốc tế không còn cách nào khác là phải đến tận Canada để ăn một chiếc kẹo.

Cri Cri (Venezuela)

file

Savoy, công ty đầu tiên sản xuất Cri Cri được thành lập bởi bốn người nhập cư trong một garage ở thành phố Caracas vào năm 1941. Một trong số họ, John Miller, đã dùng máy làm chocolate mà ông mang theo từ Scotland để làm ra một thanh Savoy. Gần 30 năm sau, công ty cho trình làng một mẫu khác có cơm cháy bên trong. Năm 1980, thanh chocolate này lại được đặt tên là Cri Cri, với lí do là nó dễ đọc với những khách hàng là trẻ em. Ngày nay, Savoy chính là nhà máy kẹo hàng đầu của quốc gia Nam Mỹ và các sản phẩm của hãng luôn bán cực chạy trong dịp lễ Amigo Secreto, một phiên bản Noel của Venezuela.

Bon o Bon (Argentina)

bon o bon

Bon o Bon thực chất là tên gọi của một loại bánh quế chocolate có nhân phủ kem nhiều vị bên trong ở Argentina. Mỗi ngày, các nhà máy ở Argentina, Mexico và Brazil cho ra lò đến 3.000 sản phẩm mỗi phút và 70% sản lượng được xuất khẩu đi trên khắp thế giới. Năm 1989, thương hiệu này đã tung ra một chiến dịch quảng cáo đặc biệt mang tên Tuần lễ Ngọt ngào, nhằm khuyến khích những người yêu kẹo trao đổi sản phẩm để lấy nụ hôn của người kia. Chiến dịch đã giúp doanh số bán kẹo ở Argentina tăng lên 20 phần trăm một tuần mỗi tháng Bảy và khiến slogan của hãng "Ở đâu có cảm xúc, ở đó có Bon o Bon" trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.

Pastillas de Leche (Philippines)

10897749 331756143693793 7162802185105475727 n1 e1420160126491

Pastillas là kẹo sữa rất phổ biến ở đảo quốc này, xuất phát từ thành phố San Miguel. Theo công thức truyền thống, kẹo được làm từ sữa của carabao, tên gọi của loài trâu nước biểu tượng ở đây với sữa bột và đường. Kẹo sau đó được các khúc nhỏ, rồi bọc trong giấy. ở những đám cưới và tiệc sinh nhật của người Philippines thật khó để mà không bắt gặp loại kẹo này.

TomTom (Nigeria)

tom tom candy 2

Khi nhắc đến tên kẹo TomTom, người ta sẽ nghĩ đến giấy bọc sọc vằn ngựa trước khi nói về viên kẹo cứng có mùi bạc hà thơm mát ở bên trong. Các hương vị hiện tại của TomTom bao gồm truyền thống, mật ong chanh và hương dâu. Đứa con cưng của ông trùm bánh kẹo Cadbury này hiện nay cũng la kẹo chính thức của đội tuyển bóng đá quốc gia Nigeria.

Gaz (Iran)

5 1 600x600

Để làm loại kẹo cứng nổi tiếng của Iran này theo công thức truyền thống, người ta phải phải lấy chất bài tiết của một loại bọ có tên tamarisk manna scale trên một giống liễu mọc ở miền trung Iran và nhào với các loại hạt. Tuy nhiên hiện nay, các nghệ nhân làm kẹo ở Isfahan lại trộn chất bài tiết nói trên với bột, lòng trắng trứng, đường đun nóng rồi trộn với quả hồ trăn thái lát mỏng. Kẹo thành phẩm bề ngoài là các khúc tròn và được cắt ra từng lát để thưởng thức. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn đang e ngại trước việc ăn chất thải của động vật thì đừng lo, đa phần gaz ngày nay đều được làm từ những chất ngọt thay thế khác.

(còn tiếp)

Theo: The New York Times
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.