• Về đầu trang
Quang Niên 光年
Quang Niên 光年

Phụ huynh Trung Quốc bỏ 50 triệu cho con học một khóa 'chịu khổ' ở trường đào tạo đàn ông đích thực

Cuộc sống

Ở một ngọn đồi tại phía tây của Bắc Kinh, Tang Haiyan mở một lớp học với sứ mệnh rõ ràng: huấn luyện những cậu bé thành những người đàn ông đích thực. Có rất nhiều cách để trở thành một người đàn ông, nhưng ông Tang cho biết một người đàn ông là phải giỏi chơi thể thao và chinh phục được những thử thách.

“Chúng tôi sẽ dạy bọn trẻ chơi golf, chèo thuyền và bóng bầu dục. Chúng tôi sẽ không nhận huấn luyện những kẻ yếu đuối,” thầy giáo 39 tuổi chia sẻ. Tang cũng mở câu lạc bộ Real Boys, một tổ chức đi đầu trong việc định nghĩa như thế nào là một người đàn ông thật sự.

Câu lạc bộ được thành lập trong bối cảnh xã hội Trung Quốc tranh cãi về sự nam tính, lo ngại về tính hiệu quả của quân đội, sự suy thoái văn hóa và vai trò của người đàn ông trong xã hội, kết quả học tập giảm sút của nam sinh cũng như bóng ma hậu quả của chính sách một con trong quá khứ.

7 giờ 40 phút sáng mỗi Chủ Nhật, các cậu bé đến trường huấn luyện thể chất bằng xe buýt. Ở ngôi trường lớn nép mình tại một ngọn đồi phía tây Bắc Kinh, những nam sinh nhỏ tuổi được chơi những trò thể thao nam tính gồm cả bóng bầu dục – môn thể thao quốc dân của người Mỹ nhưng còn quá xa lạ với dân Trung Quốc. Quan điểm của môi trường giáo dục này, là đào tạo ra một thế hệ các cậu bé thoát khỏi nền văn hóa đại chúng đang đuổi theo những thần tượng âm nhạc với vẻ ngoài lưỡng tính, sự nuông chiều quá mức từ cha mẹ và tránh xa cách dạy học của giáo viên nữ khi chỉ biết để các bé trai khóc lóc thay vì phải đối mặt với vấn đề. Ảnh: Gilles Sabrié/The New York Times.

7 giờ 40 phút sáng mỗi Chủ nhật, các cậu bé đến trường huấn luyện thể chất bằng xe buýt. Ở ngôi trường lớn nép mình tại một ngọn đồi phía tây Bắc Kinh, những nam sinh nhỏ tuổi được chơi những trò thể thao nam tính gồm cả bóng bầu dục – môn thể thao quốc dân của người Mỹ nhưng còn quá xa lạ với dân Trung Quốc.

Quan điểm của môi trường giáo dục này là đào tạo ra một thế hệ các cậu bé thoát khỏi nền văn hóa đại chúng đang đuổi theo những thần tượng âm nhạc với vẻ ngoài lưỡng tính, sự nuông chiều quá mức từ cha mẹ và tránh xa cách dạy học của giáo viên nữ khi chỉ biết để các bé trai khóc lóc thay vì phải đối mặt với vấn đề.

Khoác lên người chiếc áo khoác đỏ, ông Tang hô to những khẩu hiệu và các cậu bé đồng thanh đáp lại lớn tiếng. “Chúng ta là ai?” “Chúng ta là những người tài giỏi nhất!” “Chúng ta là ai?” “Chúng ta là những người khỏe mạnh nhất!” “Chúng ta là ai?” “Là những người đàn ông thực thụ!” Trước khi trở về nhà, các bé trai phải hô vang những câu nói hùng hồn, hứa sẽ học tập và lao động chăm chỉ vì “một Trung Quốc lớn mạnh”, và vì “Chúng tôi là những người đàn ông thực thụ.” Ảnh: Gilles Sabrié/The New York Times.

Khoác lên người chiếc áo khoác đỏ, ông Tang hô to những khẩu hiệu và các cậu bé đồng thanh đáp lại lớn tiếng. “Chúng ta là ai?” “Chúng ta là những người tài giỏi nhất!” “Chúng ta là ai?” “Chúng ta là những người khỏe mạnh nhất!” “Chúng ta là ai?” “Là những người đàn ông thực thụ!”.

Trước khi trở về nhà, các bé trai phải hô vang những câu nói hùng hồn, hứa sẽ học tập và lao động chăm chỉ vì “một Trung Quốc lớn mạnh”, và vì “Chúng tôi là những người đàn ông thực thụ.”

Ông Tang, một cựu huấn luyện viên bóng đá và là một giáo viên, cho biết ý tưởng về lớp học này được xuất phát sau khi ông nói chuyện với phụ huynh và nhận thấy nỗi lo ngại của họ về kết quả học tập giảm sút của con trai mình. Theo một khảo sát năm 2014 được thực hiện trên 20.000 phụ huynh học sinh Trung Quốc, gần 2/3 các bé trai có kết quả học tập kém trong khi tỷ lệ này ở các bé gái chỉ là 1/3. Ảnh: Gilles Sabrié/The New York Times.

Ông Tang, một cựu huấn luyện viên bóng đá và là một giáo viên, cho biết ý tưởng về lớp học này được xuất phát sau khi ông nói chuyện với phụ huynh và nhận thấy nỗi lo ngại của họ về kết quả học tập giảm sút của con trai mình.

Theo một khảo sát năm 2014 được thực hiện trên 20.000 phụ huynh học sinh Trung Quốc, gần 2/3 các bé trai có kết quả học tập kém trong khi tỷ lệ này ở các bé gái chỉ là 1/3.

Mối lo ngại của thầy giáo Tang cũng là mối bận tâm của chính quốc gia tỷ dân này. Truyền thông Trung Quốc cho biết việc đắm chìm trong trò chơi điện tử và lười nhác vận động cơ thể đã khiến nam giới nước này ngày càng thiếu tiêu chuẩn để nhập ngũ. “Việc xóa nhòa những đặc điểm của một người đàn ông không ngại khó khăn và không sợ cái chết, khác nào dẫn đất nước đó đi vào đường chết,” giáo sư sinh học Peng Xiaohui, hiện đang công tác tại Đại học Sư phạm Hoa Trung, chia sẻ sự quan ngại. Ảnh: Gilles Sabrié/The New York Times.

Mối lo ngại của thầy giáo Tang cũng là mối bận tâm của chính quốc gia tỷ dân này. Truyền thông Trung Quốc cho biết việc đắm chìm trong trò chơi điện tử và lười nhác vận động cơ thể đã khiến nam giới nước này ngày càng thiếu tiêu chuẩn để nhập ngũ.

“Việc xóa nhòa những đặc điểm của một người đàn ông không ngại khó khăn và không sợ cái chết, khác nào dẫn đất nước đó đi vào đường chết” - giáo sư sinh học Peng Xiaohui, hiện đang công tác tại Đại học Sư phạm Hoa Trung, chia sẻ sự quan ngại.

Lớp học này thay đổi hoàn toàn cách giáo dục theo xu hướng chung ở Trung Quốc hiện nay, là tàn dư khó xóa bỏ của chính sách một con. Suốt thời gian của buổi học là liên tục những khẩu hiệu về một đất nước phát triển và một người đàn ông mạnh mẽ được cất lên. Ông Tang cho biết không bao giờ giáo dục như vậy với đứa con gái của ông hay những nữ sinh khác, vì đây là những đặc điểm chỉ riêng con trai mới có và biến những cậu bé thành những người đàn ông có danh dự. Ảnh: Gilles Sabrié/The New York Times.

Lớp học này thay đổi hoàn toàn cách giáo dục theo xu hướng chung ở Trung Quốc hiện nay, là tàn dư khó xóa bỏ của chính sách một con. Suốt thời gian của buổi học là liên tục những khẩu hiệu về một đất nước phát triển và một người đàn ông mạnh mẽ được cất lên.

Ông Tang cho biết không bao giờ giáo dục như vậy với đứa con gái của ông hay những nữ sinh khác, vì đây là những đặc điểm chỉ riêng con trai mới có và biến những cậu bé thành những người đàn ông có danh dự.

Sau khi được tìm hiểu về luật chơi và cách chơi, các cậu bé mặc đồng phục và bắt đầu một hiệp đấu bóng bầu dục – môn thể thao còn rất xa lạ với người Trung Quốc. Vào những buổi sáng tháng 12 lạnh lẽo, các cậu bé phải cởi áo và chạy bộ mình trần. Ảnh: Gilles Sabrié/The New York Times.

Sau khi được tìm hiểu về luật chơi và cách chơi, các cậu bé mặc đồng phục và bắt đầu một hiệp đấu bóng bầu dục – môn thể thao còn rất xa lạ với người Trung Quốc. Vào những buổi sáng tháng 12 lạnh lẽo, các cậu bé phải cởi áo và chạy bộ mình trần. Ảnh: Gilles Sabrié/The New York Times.

Trong một chuyến công tác ở Oakland, California vào năm 2006, ông Tang đã được truyền cảm hứng khi quan sát cha mẹ Mỹ dạy con trai họ vượt qua thử thách và nguy hiểm bằng việc rèn luyện thể chất. Trong khi đó ở Trung Quốc thì ngược lại, phụ huynh ở đây nuông chiều con mình một cách thái quá, là xu hướng chung được hình thành nên từ chính sách một con.

Ông Tang cho biết, đã có hơn 2.000 nam sinh ghi danh vào lớp học này của ông. Chị Sun Yi đã quyết định đăng ký cho cậu con trai 8 tuổi của mình theo học lớp này. Cậu bé là con trai một của gia đình, người mẹ này phải trả 13.800 tệ (khoảng 46,8 triệu đồng) cho một khóa học.

“Con trai nhà tôi trước đây hay khóc lóc mỗi khi gặp chuyện. Nhưng giờ đây mọi chuyện đã được thay đổi rõ rệt. Tôi thấy cháu nó đã cải thiện được khả năng chịu đựng và biết cách đối phó với các vấn đề thay vì chỉ tuyệt vọng đón chờ rồi thất bại trong sự buồn tủi” - chị Sun Yi cho biết. Khắp phòng học là hình ảnh những vĩ nhân nổi tiếng trên thế giới. Chỉ duy nhất một hình ảnh nữ giới: nhà vật lý Marie Curie người Ba Lan.

Ở lớp học này, các cậu bé phải nỗ lực hết sức để đạt được những thành tích cao được đặt ra trong suốt khóa học. Nếu vì nỗi sợ hãi mà nhụt chí và bị tụt về sau, đứa trẻ đó sẽ được gọi là “trứng thối” cho đến khi nào theo kịp với các bạn trong lớp. Ảnh: SMCP.

Ở lớp học này, các cậu bé phải nỗ lực hết sức để đạt được những thành tích cao được đặt ra trong suốt khóa học. Nếu vì nỗi sợ hãi mà nhụt chí và bị tụt về sau, đứa trẻ đó sẽ được gọi là “trứng thối” cho đến khi nào theo kịp với các bạn trong lớp.

“Em chưa được chơi bóng bầu dục trước đây, nhưng khi đã biết cách chơi và được chơi với các bạn, em rất thích nó,” cậu bé Sun Shujie 10 tuổi cho biết. Cậu bé cũng chia sẻ đã thành công trong việc hạn chế sử dụng điện thoại thông minh và giờ đây chỉ dùng khoảng 20 phút mỗi ngày. Ảnh: SMCP.

"Em chưa được chơi bóng bầu dục trước đây, nhưng khi đã biết cách chơi và được chơi với các bạn, em rất thích nó,” cậu bé Sun Shujie 10 tuổi cho biết. Cậu bé cũng chia sẻ đã thành công trong việc hạn chế sử dụng điện thoại thông minh và giờ đây chỉ dùng khoảng 20 phút mỗi ngày.

Người ta cố đổ lỗi cho những gì đã xảy ra. Trong một gia đình Trung Quốc bất kỳ, người cha ít khi tham gia dạy dỗ con cái mà thường để công việc đó cho các bà mẹ, điều này dẫn đến sự nuông chiều quá mức trong cách giáo dục con cái. Ngoài ra, các thần tượng âm nhạc cũng là nỗi lo ngại của phụ huynh nước này, người lớn phàn nàn về cách ăn mặc và trang điểm của nam ca sĩ hiện đại quá nữ tính. Ảnh: SMCP.

Người ta cố đổ lỗi cho những gì đã xảy ra. Trong một gia đình Trung Quốc bất kỳ, người cha ít khi tham gia dạy dỗ con cái mà thường để công việc đó cho các bà mẹ, điều này dẫn đến sự nuông chiều quá mức trong cách giáo dục con cái. Ngoài ra, các thần tượng âm nhạc cũng là nỗi lo ngại của phụ huynh nước này, người lớn phàn nàn về cách ăn mặc và trang điểm của nam ca sĩ hiện đại quá nữ tính.

Nhưng mạnh mẽ không có nghĩa là bạo lực, nói chuyện lớn tiếng không đồng nghĩa với thô tục. Lớp học này ngoài hướng các cậu bé đến chuẩn mực đàn ông khỏe mạnh, còn giáo dục các bé trai các trở thành đàn ông lịch thiệp và cư xử hòa nhã. Ảnh: SMCP.

Nhưng mạnh mẽ không có nghĩa là bạo lực, nói chuyện lớn tiếng không đồng nghĩa với thô tục. Lớp học này ngoài hướng các cậu bé đến chuẩn mực đàn ông khỏe mạnh, còn giáo dục các bé trai các trở thành đàn ông lịch thiệp và cư xử hòa nhã.

Ở ngày đầu tiên của khóa học, các cậu bé thì thầm nói chuyện với nhau và thường bật khóc sau mỗi tiết học quá sức. “Lúc đó, tôi sẽ không an ủi mà chỉ khuyến khích bọn trẻ phải mạnh mẽ hơn vì chúng là những người đàn ông đích thực,” thầy giáo Tang cho biết. Ảnh: Gilles Sabrié/The New York Times.

Ở ngày đầu tiên của khóa học, các cậu bé thì thầm nói chuyện với nhau và thường bật khóc sau mỗi tiết học quá sức. “Lúc đó, tôi sẽ không an ủi mà chỉ khuyến khích bọn trẻ phải mạnh mẽ hơn vì chúng là những người đàn ông đích thực” - thầy giáo Tang cho biết.

Tuy vậy, vẫn có một số ý kiến trái chiều về hiệu quả của lớp học này. Wang Chenpeng (23 tuổi) là nhân viên tiếp thị ở một công ty mỹ phẩm, kể lại mẹ của anh đã đốt sạch số búp bê và đồ trang điểm của mình, nhưng điều đó không thể thay đổi được sự thật rằng anh là một người đồng tính.

“Ngoài mặt, những đứa trẻ sẽ trở nên mạnh mẽ và đạt được hình mẫu lý tưởng của một người đàn ông thực thụ như cách cha mẹ và xã hội mong muốn. Nhưng đó chỉ là vẻ bề ngoài, bản chất của họ vẫn sẽ không thay đổi” - Wang nói.

Theo: The New York Times
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.