• Về đầu trang
Một ngày đẹp trời
Một ngày đẹp trời

Tin vui cho cộng đồng 'cầu vồng': Ấn Độ đã chính thức hợp pháp hóa quan hệ đồng giới

Cầu vồng

Từ thời Victoria khi Ấn Độ còn bị Đế quốc Anh cai trị, Hiến pháp Ấn Độ có quy định quan hệ đồng giới bị cho là "đi ngược lại quy luật của tự nhiên" và là hành vi phạm pháp, có thể phải chịu hình phạt lên tới 10 năm tù. Chính điều này đã dẫn tới việc phân biệt đối xử cũng như vấn nạn quấy rối người đồng tính diễn ra tại Ấn Độ suốt nhiều năm qua.

Sau hơn 20 năm đấu tranh, những nhà hoạt động vì quyền lợi của cộng đồng LGBT+ vẫn luôn chống lại đạo luật này nhằm đòi lại công bằng cho người đồng tính. Và cuối cùng, tòa án tối cao tại Ấn Độ đã chính thức tuyên bố: quan hệ đồng giới được hợp pháp hóa tại quốc gia này.

india gay sex court ruling s098277355

Về Đạo luật được sửa đổi, Chánh án Ấn Độ Dipak Misra cho biết việc kết tội hành vi quan hệ đồng giới suốt bấy lâu nay tại đất nước này là hành động "phi lý, độc đoán và không thể dung túng". Ngoài ra, theo ông thì bất cứ hành vi quan hệ tình dục đồng giới hay khác giới xảy ra hoàn toàn tự nguyện giữa hai người trưởng thành đều không thể bị cho là làm trái pháp luật.

Ấn Độ là một trong những quốc gia từng là thuộc địa Anh, vẫn sử dụng những điều luật cực đoan từ thời thuộc địa để phán xét và trừng phạt người đồng giới. Sự thay đổi này chắc chắn sẽ đi vào lịch sử và mở đường cho những cuộc cách mạng chống lại bất công đối với cộng đồng LGBT+ trên toàn thế giới.

skynews india india gay rights 4412292

Anjali Gopalan, người sáng lập tổ chức từ thiện Naz và cũng là một trong những người đấu tranh chống lại đạo luật 377 cho biết: "Tòa án Ấn Độ đã phần nào mở rộng cánh cửa cho việc thảo luận về quyền lợi của người đồng tính. Họ đã đưa ra lời xin lỗi và thông báo sẽ chuyển văn bản về sự sửa đổi này tới mọi trụ sở cảnh sát. Đây chính là công lý mà chúng tôi vẫn luôn mong đợi".

Bismaya, một nhà hoạt động xã hội của Impulse tại chi nhánh Dehli cũng đã chia sẻ:

"Tôi rất hạnh phúc và đã khóc khi nghe được tin tức này. Trước kia tôi từng nói rằng dù là người đồng tính nhưng bản thân thực sự không hề sợ điều luật đó. Nhưng đây là lần đầu tiên tôi chính thức có được sự ủng hộ hợp pháp, cuối cùng thì luật pháp cũng bảo vệ tôi.

Một tin tức không chỉ tuyệt vời đối với cá nhân tôi mà còn đối với toàn thể người dân Ấn Độ. Sẽ mất một khoảng thời gian để được xã hội chấp nhận, mọi thứ sẽ không dễ dàng thay đổi chỉ sau một đêm nhưng chúng tôi đã đấu tranh cho điều này suốt hai thập kỷ qua rồi và sẽ thật tuyệt vời nếu trong vài năm tới chúng tôi hoàn toàn nhận được sự ủng hộ từ xã hội".

gettyimages 629154538 dc8a9bc1e22867ba608c9b10835b8b7f070bb53e s900 c85

Tuy Chính phủ Ấn Độ đã đưa ra quyết định cho Tòa án Tối cao, rằng họ sẽ không phản bác nhưng cũng không trực tiếp ủng hộ năm người đứng đầu đã đưa ra yêu cầu sửa đổi Đạo luật 377; những chuyên gia về pháp lý cho rằng điều này giống như một động thái ủng hộ ngầm cho sự thay đổi từ phía chính phủ. Bởi mọi việc bắt đầu nhen nhóm từ phiên tòa năm 2001 với sự thách thức của Bà Gopalan (tới từ tổ chức Naz) đối với tòa án cấp cao Delhi.

Năm 2009, tòa án cấp cao đã công nhận rằng việc cấm quan hệ đồng tính là trái với Hiến pháp. Tuy nhiên điều đó gặp phải ý kiến bác bỏ của một hội đồng nhỏ từ Toà án tối cao khi họ cho rằng việc sửa đổi hay bãi bỏ một điều luật nào đó cần có sự can thiệp từ Quốc hội.

5b90c97e190000930a5037dd

Ảnh: ARUN SANKAR

Phía Chính phủ Ấn Độ đã yêu cầu Tòa án tối cao cần chú trọng xem xét về vấn đề phân biệt đối xử nhằm tránh tạo nên những tranh cãi mới về vấn đề bình đẳng hôn nhân - hiện vẫn còn tồn tại trong một xã hội cực kỳ bảo thủ. Nhưng từ phía những nhà hoạt động xã hội và những người đưa ra yêu cầu sửa đổi, họ muốn nhiều hơn thế. Akhilesh Godi, một trong những người yêu cầu sửa đổi đạo luật chia sẻ: "Vấn đề không chỉ dừng lại ở chuyện bị phân biệt đối xử mà chúng tôi còn cần được công nhận những quyền cơ bản dành cho người đồng tính".

Sau đó, phía tòa án tối cao đã công bố việc xem xét sửa đổi đạo luật. Họ không chỉ nhắc tới vấn đề phân biệt đối xử mà còn đưa ra lời xin lỗi tới cộng đồng LGBT+, đồng thời đề xuất những khuyến nghị về việc thay đổi nhận thức của cộng đồng về vấn đề này bằng cách mở các hội thảo tại các trường học và trụ sở cảnh sát trên toàn quốc.

Bhuvan, một trong những nhà hoạt động vì nhân quyền của người đồng giới luôn cố gắng để cải thiện quyền cho người tại nơi làm việc, đã nói rằng phán quyết này thực sự rất "tuyệt" và cho biết thêm: "vẫn còn một hành trình dài phía trước để có được sự đồng thuận của cả xã hội" cho những người đồng tính tại Ấn Độ.

Bhuvan cũng nói thêm rằng: "Chúng ta hiện đang sống ở các siêu đô thị, người dân ở những thành phố nhỏ và cả người ở tầng lớp thấp hơn có lẽ còn chưa nghe về điều này. Tin tức cần được lan truyền sâu rộng hơn và tôi nghĩ rằng tất cả những nhà hoạt động xã hội đều rất hào hứng với việc đó".

61e883307c2b47d8a04cf4560ede0c8f 18

Khi chính thức công khai giới tính vào năm 2012, Bhuvan không nghĩ rằng Ấn Độ là một quốc gia lý tưởng để "sống thật với con người mình". Nhưng hiện tại ông đã tự tin khẳng định rằng:

"Giờ thì ngày ấy đã đến, ngày 6 tháng 9 năm 2018, cuối cùng thì chúng tôi cũng có thể được hít thở bầu không khí tự do. Chúng tôi giờ cũng như bao công dân khác trên đất nước, không còn 'bất hợp pháp' trong mắt luật pháp nữa. Thà trễ còn hơn là không bao giờ".

Paul Dillance, giám đốc của tổ chức quốc tế vì quyền lợi của cộng đồng LGBT+ The Kaleidoscope Trust tuyên bố rằng phán quyết này sẽ trở thành "hiệu ứng toàn cầu" dành cho hơn 70 quốc gia khác trên thế giới nơi mà luật pháp vẫn rất khắt khe đối với cộng đồng LGBT+. Các chuyên gia nhận định rằng, Ấn Độ sẽ trở thành tấm gương cho việc đấu tranh chống lại những bất công đối với người đồng tính mà các nhà hoạt động xã hội trên khắp thế giới nhìn vào.

131212124510 defining moments india homosexuality horizontal large gallery

Mặc dù vẫn không ủng hộ quan hệ đồng giới và cho rằng đây là một hành vi "trái với tự nhiên", việc chính phủ Ấn Độ hợp pháp hóa quan hệ đồng giới đã là động thái cởi mở. Điều này giúp cho những nhà hoạt động xã hội và cộng đồng LGBT+ ở Ấn Độ và trên khắp thế giới, đặc biệt là ở những quốc gia vẫn còn hà khắc với người đồng tính, có cái nhìn tích cực hơn về một tương lai bình đẳng cho người đồng tính.

Theo: Independent
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.