• Về đầu trang
Thanh Yên
Thanh Yên

Ni cô 96 tuổi uống rượu ăn thịt, quá khứ trăng hoa, nhưng lại là 'thần tượng' của người dân Nhật Bản

Chị em

Nhưng bà cụ mà chúng ta nhắc tới hôm nay tuy là ni cô trụ trì một am nhỏ, nhưng bà sống không hề kiêng kị bất kì thứ gì, sau khi cởi áo cà sa ra, bà vẫn ăn thịt uống rượu như bao người bình thường.

1

Trong quá trình giảng đạo, bà cũng không quên đốc thúc mọi người phải theo đuổi tình yêu một cách nhiệt tình và đầy khát vọng: “Bạn một mình bước vào thế giới này rồi lại cô đơn bước đi. Ý nghĩa của cuộc sống là nằm ở việc yêu một ai đó, vì giành được sự ưu ái của ai đó, có lẽ đó không chỉ một người.”

2

Thậm chí bà không hề e ngại công khai nói về tình yêu nam nữ với các tín đồ của mình: “Sự tuyệt vời của tình yêu nằm ở việc lén lút vụng trộm.”

Vị ni cô kì quái dám nói dám làm này có số lượng người ủng hộ cực kì lớn, mỗi tháng số người mộ danh đến nghe buổi toạ đàm của bà nhiều vô số kể.

3

Nửa đời trước phóng túng không màng, tuổi già trăn trở quy y cửa Phật.

Từ một cô gái sa ngã rồi sau đó quy y cửa Phật, cuộc đời của bà là từ một cực đoan này đi tới một cực đoan khác.

Cuộc đời bà như một bản nhạc với đủ các nốt thăng trầm, và cũng đã trở thành suối nguồn linh cảm cho những sáng tác của bà. Những tác phẩm văn học bà cho ra đời đã làm dấy lên làn sóng trong giới văn học ở Nhật. Vậy cuộc đời của một ni cô sa vào nam sắc này rốt cuộc kì thú tới mức nào?

4

Setouchi sinh ra ở Tokushima, Nhật Bản, cha mẹ cô mở một tiệm bán đồ dùng Phật giáo, cô lớn lên trong những lư hương và tượng Phật, có lẽ khi ấy chính cô cũng chưa bao giờ nghĩ rằng, nửa đời sau của mình sẽ làm bạn dưới ánh đèn cửa Phật.

Khi còn nhỏ cô đã rất thông minh, được cha mẹ đưa đi học từ rất sớm, nhưng đồng thời ngay cô cũng là một cô bé nghịch ngợm, cô không thích học tập, ngày nào đi học về cũng nghĩ tới việc đi chơi, không màng lời khuyên can của cha mẹ.

Tuy không thích học tập, nhưng Setouchi vẫn đạt thành tích rất tốt thi đậu vào hệ Nhật ngữ trường đại học Tonjo. Rời khỏi sự quản thúc của cha mẹ, cuộc sống của cô càng thêm phóng túng tự do, gần như quán triệt nguyên tắc muốn làm thì làm. Trong lúc học đại học, cô rung động với một thầy giáo lớn hơn mình mười mấy tuổi, chủ động theo đuổi thầy, cuối cùng cô quyết định nghỉ học kết hôn. Vào thời điểm này xã hội Nhật Bản không chấp nhận mối tình thầy trò trái đạo đức của hai người, nên tình yêu và cuộc hôn nhân của Setouchi làm dậy sóng ở trường Tonjo một thời.

6

Chính vì khi Setouchi khi gả đi chỉ mới 19 tuổi, nên chồng cô bị dư luận chỉ trích và phê phán. Không thể chịu được lời ra tiếng vào, ông dẫn theo Setouchi lúc đó đã mang thai đi tới Bắc Kinh – Trung Quốc, ông lần lượt dạy học ở trường Sư Phạm Bắc Kinh và đại học Bắc Kinh. Sau khi Nhật Bản thua trận, Setouchi theo chồng về nước. Hai năm sau, không cam lòng với cuộc sống yên bình, cô lại phải lòng một học sinh của chồng mình - Kinoshita Otohiko, và ngoại tình với người này. Sau khi bị phát hiện, cô thẳng thừng chia sẻ với chồng: “Xin lỗi, em đã yêu người khác, chúng ta ly hôn đi.”

Thái độ của cô làm chồng cô vô cùng ngạc nhiên, ông từng nài nỉ cô quay đầu lại, ra sức bù đắp cho cuộc hôn nhân của hai người, nhưng cuối cùng lại trở thành những cuộc cãi vã. Vì thế, Setouchi bỏ lại hết thảy, bỏ trốn với chàng trai Kinoshita Otohiko hơn mình 5 tuổi.

7

Thế nhưng Kinoshita Otohiko còn quá trẻ để có thể bất chấp tất cả vì tình yêu. Đối mặt với sự phản ứng gay gắt của người nhà, không được mấy tháng, chàng trai trẻ đã bỏ lại Setouchi để kết hôn với cô chủ một quán bar. Tình yêu nhanh chóng tan biến làm Setouchi nản lòng thoái chí, cô bắt đầu tự xem xét lại bản thân, và vì mưu sinh cô bắt đầu làm việc cho tạp chí Bungakumono, bước lên con đường vào thế giới văn học của mình.

Nhưng ngay khi công việc ở tạp chí vừa ổn định, cô lại trở thành tình nhân của một văn hào nổi tiếng lúc bấy giờ. Hai người duy trì mối quan hệ không chính đáng này suốt 8 năm, cũng trong 8 năm này, Setouchi trở thành một tiểu thuyết gia nổi tiếng trong giới.

Năm 1956 cô cho ra mắt tác phẩm đầu tay Itai kutsu, cùng năm cô lại cho ra mắt tiểu thuyết chủ đề về đồng tính nữ Joshidaisei Chuiairin và nhận được giải thưởng của tạp chí Shincho Doujinshi, giúp cô khẳng định danh tiếng trong giới tiểu thuyết.

8

Tuy vậy vào thời kì này, giới văn học cực kì bài xích các tác phẩm của nữ tác giả, thêm việc tiểu thuyết của cô miêu tả quá rõ ràng các cảnh tình ái, nên bị gán cho mác khiêu dâm. Nó biến cô trở thành một "dân du cư" trong giới tiểu thuyết, chỉ có thể viết bản thảo cho nhà xuất bản để sống qua ngày.

Có lẽ vận mệnh trêu ngươi, sau khi làm tình nhân của người khác 8 năm, cô gặp lại chàng trai khi xưa của mình - Kinoshita Otohiko, lúc này cậu ta đã ly hôn. Setouchi bỏ qua hết quá khứ quay lại với cậu, khoảng thời gian này cô vừa chung sống với Kinoshita Otohiko vừa tiếp tục sáng tác kiếm tiền nhuận bút. Cũng trong thời gian này cô lần lượt cho ra các tác phẩm như: Miren, Kazui, Tsukiyo, Beauty in Disarray, Joshidaisei Chu Airin… Nhận được sự hoan nghênh nồng nhiệt từ độc giả, giúp danh tiếng của cô lan truyền rộng rãi.

Năm 1962, cô cho ra mắt tự truyện Natsu No Owari, trong tiểu thuyết nữ chính cùng lúc có hai tình nhân, là phiên bản cuộc đời thật của chính cô.

1 1

Nhưng Kinoshita Otohiko trở lại bên cô không phải vì tình yêu, cậu ta dùng tiền của Setouchi, lén lút nuôi tình nhân bên ngoài. Chuyện này kéo dài được một thời gian thì bại lộ. Setouchi tức giận, cắt đứt việc chu cấp cho Kinoshita Otohiko, anh chàng không có năng lực kiếm tiền chỉ có thể quay trở về bên Setouchi.

Nhưng lúc này nhìn người đàn ông bị sương gió tước đi linh hồn, mất đi sự sinh động ngày còn trẻ, Setouchi mệt mỏi, cô chiếm được người đàn ông cô đã mất đi, nhưng trong lòng vẫn vô cùng trống rỗng.

10

Đến tuổi 50, bà dường như đã thấu hiểu hồng trần, hiểu rõ cuộc đời huyền ảo, nên quyết định đi tu, nhận được pháp danh Jakucho có nghĩa là im lặng, cô độc, lắng nghe mọi thứ.

11

Không ít fan không ngừng hỏi bà “tại sao”, bà cảm thấy rất phiền, vi thế giải thích: “Tôi theo đuổi những thứ to lớn hơn… tôi đi tu không phải vì muốn buông bỏ thế giới, cũng không phải vì mệt mỏi đám đàn ông, mà là vì trước khi tôi thành ni cô, dù tôi có công việc, có đàn ông, nhưng vẫn thấy cuộc sống trống rỗng, tôi muốn theo đuổi một thứ khác.”

Sau khi đi tu bà vẫn sáng tác và mở các buổi giảng đạo, đồng thời cũng dịch quyển Truyện kể Genji sang ngôn ngữ hiện đại. Bản dịch của bà có lượng tiêu thụ hơn 2 triệu cuốn, được tôn vinh là cống hiến vĩ đại cho văn hoá Nhật Bản.

1 2

Jyaku-an – cái am nơi bà tu hành, tuy có một chữ “tịch” nhưng có không ít người mộ danh tới thăm viếng, vô cùng náo nhiệt.

Vào chủ nhật thứ 3 mỗi tháng, là ngày Jyaku-an tổ chức pháp hội, mỗi khi đến ngày này, trong am lại đầy ních các tín đồ mộ đạo.

Khoảng thời gian sống ở Jyaku-an, ngoại trừ nghiên cứu kinh văn và Phật học, niềm yêu thích lớn nhất của bà là sáng tác. Năm 1992, bà cho ra mắt tác phẩm Hana Ni Toe giúp bà giành được giải thưởng Tanizaki Prize.

1 3

Từ sau khi đi tu, bà mở ra cuộc hành trình hoàn toàn mới cho đời mình. Bà đánh giá nó như sau: Trước khi đi tu dù sống mà cũng như chết, sau khi xuất gia, dù chết mà như đang sống.

Nữ tác giả xinh đẹp từng vui vầy giữa các đấng nam nhi ngày xưa đã biến mất, thay vào đó là trụ trì Jyaku-an luận kinh giảng đạo, chỉ điểm đường mê cho tín đồ. Tuy nhiên vị ni cô luống tuổi này vẫn giữ những phẩm chất độc đáo của mình.

5

Sau khi xuất gia, bà vẫn sống vô cùng tự do tự tại, đi đứng nhảy nhót, rảnh rỗi thì ca múa, ăn uống hát hò với các đệ tử của mình. Thậm chí bà còn học dùng Instagram và tham gia các tiết mục truyền hình.

12

Dường như bà đã hoàn toàn nhìn thấu mọi lẽ, đã đạt tới một sự cân bằng giữa hưởng thụ và cuộc sống. Bà cũng có thể bình tĩnh nói: “Cho dù ngày mai chết đi cũng được”. Vì thế bà còn cho ra đời một quyển sách, dịch đại ý là “Chuẩn bị cho cái chết”.

13

Năm nay đã 96 tuổi, cả một đời thăng trầm bà gặp phải rất nhiều chỉ trích, nghi ngờ và bình luận, nếm hết mọi ngọt ngào khổ đau, nhưng bà vẫn giữ thái độ sinh hoạt như trước kia. Yêu thẳng thắn, buông tay cũng vô cùng dứt khoát, chúng ta không cách nào đánh giá được tình yêu của bà là đúng hay sai. Nhưng dù là đúng hay sai thì vào những năm cuối đời, người phụ nữ ấy vẫn sống một cách thanh thản, vô tư vô lự, lạc quan đối mặt với mọi chuyện. Triết học cuộc đời bà mới là thứ có lẽ chúng ta nên chú ý.

14

Theo: 精英说Elitestalk

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.