• Về đầu trang
Jung Bún
Jung Bún

Hé lộ nguyên nhân vì sao nam chính phim Kim Dung đều là cô nhi?

Phim ảnh

Có lẽ nhiều người đã quen thuộc với các bộ phim của Kim Dung đến nỗi có thể kể vanh vách từng bộ chưởng pháp của từng nhân vật. Thế nhưng đã ai từng thắc mắc lý do vì sao những nhân vật chính trong truyện Kim Dung đều rơi vào hoàn cảnh mồ côi cha mẹ từ nhỏ chưa?

kim dung

Có thể kể sơ qua hoàn cảnh của các đại hiệp Kim Dung thế này: "Trần Gia Lạc, Viên Thừa Chí, Hồ Phỉ, Dương Quá, Trương Vô Kỵ, Lệnh Hồ Xung mồ côi cả cha lẫn mẹ. Quách Tĩnh có mẹ không cha, Kiều Phong có cha không mẹ, Đoàn Dự và Hư Trúc còn cha mẹ nhưng không hay biết. Khổ nhất là Thạch Phá Thiên đến cha mẹ là ai cũng không biết. Mông lung nhất là Vi Tiểu Bảo, cha có thể là bất cứ ai trong số người Hán, Mãn, Hồi, Mông, Tây Tạng..."

kim dung 3
Trên thực tế, những điều Kim Dung lột tả trong tiểu thuyết đều xuất phát từ đạo hiếu truyền thống của người Trung Quốc. Trong đạo hiếu của người Hoa thì khi cha mẹ còn sống, con cái không thể đi xa. Nhưng để hành tẩu giang hồ thì cần phải đi ngao du khắp nơi, bởi vậy nên chỉ còn cách để những vị đại hiệp này phải mồ côi cha mẹ.

kim dung 2

Hãy cứ thử tưởng tượng xem, nếu Dương Quá vẫn còn cha mẹ, liệu anh có cơ hội tới phái Cổ Mộ và gặp gỡ Cô cô Tiểu Long Nữ không? Liệu có phải trải qua bao sóng gió như vậy không và liệu có thể trở thành thần điêu đại hiệp hay không? Có lẽ nếu cha mẹ còn sống, Dương Quá sẽ lo cưới vợ sinh con, báo hiếu cha mẹ, trải qua cuộc sống bình yên cũng nên.

kim dung 6

Đại hiệp hành tẩu giang hồ vốn không thể có bất cứ vướng bận gì trong lòng. Nếu còn cha mẹ, thử hỏi ai có thể cứ thế đi mất tăm biền biệt suốt nhiều năm trời? Khi cha mẹ già yếu thì phải về phụng dưỡng, nếu vậy sao có thời gian rảnh mà xưng bá giang hồ?

Hơn nữa làm "nghề" cha mẹ của anh hùng đại hiệp cũng vô cùng nguy hiểm, bởi nguy cơ bị kẻ thù của con mình sát hại bất cứ lúc nào mà chẳng hay biết. Nên dù cha mẹ các thiếu hiệp có còn sống đi chăng nữa cũng khó lòng mà yên ổn qua ngày được.

kim dung 5

Ngoài ra, trong thế giới võ thuật, cha mẹ là trụ cột của mỗi nhân vật chính, là cái bóng để họ nỗ lực vượt qua khó khăn. Thường cha mẹ của các anh hùng đại hiệp đều chịu cái chết oan uổng, tức tưởi. Sau đó, việc báo thù cho cha mẹ trở thành lẽ sống, là động cơ phấn đấu trở thành bá chủ để báo thù rửa hận.

Hoặc một vài đại hiệp sẽ có một người cha là anh hùng trượng nghĩa nổi tiếng khắp giang hồ nhưng không may mất sớm. Họ sẽ dựa vào cái bóng đẹp đẽ ấy của cha mà nỗ lực luyện công, không khiến cha "dưới suối vàng" thất vọng. Có lẽ đây chính là "thuyết động lực" mà Kim Dung tạo ra nhằm thúc đẩy khả năng đột phá giới hạn của các nhân vật chính.

kim dung 1

Nhìn theo quan điểm của thế giới võ thuật thì ân oán mới là điều quan trọng nhất. Oán hận chính là nền tảng, động lực để luyện võ, còn ân là ánh sáng thiện lương trong lòng mỗi đại hiệp. Cái ân đến từ những cao thủ cùng thời, từ tình cảm yêu đương nam nữ, từ ơn cứu mạng của bạn bè... Trong thế giới võ thuật hầu hết tác giả sẽ tập trung nói về ba điểm này, còn tình cha mẹ không thường được chú tâm đến.

kim dung 4

Việc các đại hiệp đều là cô nhi không phải do biến cố Kim Dung từng trải qua thời niên thiếu mà tránh né viết về tình cha mẹ. Kim Dung thường khắc họa tình cha mẹ trong truyện một cách mờ nhạt. Trừ cha mẹ của Bắc Kiều Phong và Nam Mộ Dung còn có chút ấm áp ra thì những nhân vật khác chỉ được nếm trải tình cảm ấy từ thuở nhỏ, khiến họ thường hoài niệm lại trong cuộc sống sau này.

Theo: zhuobufan
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.