• Về đầu trang
Nheo
Nheo

Loạt Mukbang YouTuber Hàn lao đao vì quảng cáo trá hình, có người phải 'nghỉ hưu' vì sức ép của dư luận

Showbiz

Sau đợt phốt của Davichi Kang Min Kyung và stylist nổi tiếng Han Hye Yeon vì nhận quảng cáo trả phí nhưng không trung thực, lừa dối người xem, mới đây, một loạt Mukbang YouTuber nổi tiếng lại tiếp tục bị "lên thớt".

애주가TV참PD (Cham PD)

Cụ thể, vụ việc được bắt đầu từ kênh YouTube có tên là 애주가TV참PD (Cham PD). Trong một livestream mới đây, nam YouTuber này trong tình trạng quá chén đã cho biết mình sẽ nghỉ ngơi một thời gian vì cảm thấy hoài nghi về thế giới mukbang khi một vài YouTuber nhận quảng cáo trả tiền nhưng im lặng, không trung thực với khán giả lại được công nhận là YouTuber trong sạch. Trong khi đó, Cham PD công khai quảng cáo thì lại bị chỉ trích dữ dội.

Eat With Boki
Tzuyang
Hamzy
Nareum TV

Một số YouTuber Mukbang hàng đầu bị chỉ đích danh đó là Eat With Boki, Tzuyang, Hamzy và Nareum TV. Theo lời giải thích của Mukbang YouTuber kì cựu HONG SOUND thì việc nhận tiền quảng cáo nhưng không công khai thường được các mukbang-er tận dụng để có thể nhận quảng cáo không giới hạn và quan trọng nhất là các nhà tài trợ thường thích hiệu ứng chân thực của quảng cáo trá hình hơn. Khi các YouTuber quảng cáo nhưng không giải thích rõ, họ có thể gây hiểu nhầm cho người xem, khiến người xem tin tưởng và tiếp tục theo dõi vì không biết đó là video đã được tài trợ.

Video xin lỗi của Tzuyang
Video xin lỗi của Nareum TV
Bài viết xin lỗi của Eat With Boki
Bài viết xin lỗi của Hamzy (được dịch ra nhiều ngôn ngữ)

Ngay khi tranh cãi này nổ ra, Knet đã tấn công SNS và kênh YouTuber của các Youtuber nói trên và yêu cầu họ giải thích. Sau đó một vài ngày, các YouTuber này đã đồng loạt lên tiếng xin lỗi. Thậm chí với trường hợp của Tzuyang, nữ YouTuber đã đăng tải video giải thích, xin lỗi và thông báo sẽ nghỉ làm YouTube vì không chịu nổi áp lực từ dư luận.

YouTuber kì cựu HONG SOUND

Dưới đây là một số yêu cầu thường thấy của quảng cáo mukbang mà YouTuber HONG SOUND chỉ ra cho người xem, giúp mọi người có thể nhận biết YouTuber nào đang nhận quảng cáo:

1. Một video chỉ có một nhãn hàng tài trợ. Trong video này, các hãng khác nhất định không được lộ diện

2. Không được so sánh với các hãng khác

3. Có giới hạn thời gian quảng cáo và có một vài câu giới thiệu yêu cầu phải nói ra

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.